Chương 360: Cấp Tốc Tiến Quân: Lực Lượng Chiến Đấu phe Mỹ - Trung

Vạn Biến Hư Ảo

Chương 360: Cấp Tốc Tiến Quân: Lực Lượng Chiến Đấu phe Mỹ - Trung

Chương 360: Cấp Tốc Tiến Quân: Lực Lượng Chiến Đấu phe Mỹ - Trung

Là phe chủ động xuất kích, Trung Quốc và Mỹ đã từ sớm chuẩn bị đầy đủ.

Ngoài để lại một số lượng tối thiểu binh lực đóng giữ tại các vị trí then chốt, Trung Quốc chia lực lượng Hải Quân, Không Quân còn lại thành hai phần, trong đó 1 phần duy trì phòng thủ gần vùng tranh chấp với Nhật Bản ở vùng biển Hoa Đông, phần còn lại có số lượng nhiều gấp 5 lần sẽ được đổ dồn về Biển Đông.

Việc chia quân thành hai phần chính là bởi Trung Quốc không mong muốn dồn toàn bộ lực chiến về Biển Đông, để rồi bị Nhật Bản, thành viên trong khối liên minh APA với Việt Nam nhân cơ hội đánh móc một đòn.

Mặc dù vậy, số lượng quân tham chiến ở vùng Biển Đông vẫn rất mạnh mẽ.

Những năm gần đây, Trung Quốc không ngừng đẩy nhanh tiến độ đóng tàu chiến và có mật độ biên chế chiến hạm mới khá dày đặc. Trận chiến Biển Đông lần này, khoảng ba phần tư tàu chiến được huy động, tương ứng khoảng trên dưới 300 tàu chiến các loại.

Trong đó, đặc biệt phải chú ý đến sự có mặt của 3 chiếc tàu sân bay: Liêu Ninh, Sơn Đông và Giang Nam.

Liêu Ninh, tàu sân bay đầu tiên của Trung Quốc vốn thường đóng giữ tại chiến khu Bắc bộ cũng được điều động trong lần chiến đấu này. Liêu Ninh được được phát triển từ một lớp tàu Kuznetsov chưa hoàn chỉnh của Liên Xô, là một chiếc tàu sân bay khá lâu đời, được tân trang lại vào năm 2012 và 2020, tuy vậy trên nền tảng cơ sở lạc hậu, chiếc tàu này không mang theo được bao nhiêu sức mạnh tân tiến.

Nổi bật nhất có lẽ là ba hệ thống vũ khí Type 1030 CIWS, tên lửa FL-3000N và dàn phòng hỏa tiễn chống ngầm ASW.

Type 1030 CIWS là hệ thống lá chắn phòng thủ trong cùng, bao gồm 10 nòng súng 30 mm. Liêu Ninh năm 2012 được trang bị 3 ụ súng, sau đó năm 2020 được nâng cấp thêm 1 ụ súng như thế này được bố trí 2 ở phía trước và 2 ở phía sau.

FL-3000N Flying Leopard, còn gọi với cái tên Phi Báo. Đây là hệ thống tên lửa đối không 18 ống được bố trí tại mạn tàu. Hàng không mẫu hạm Liêu Ninh có tổng cộng 4 hệ thống như thế này, 2 phía trước, 2 phía sau.

Hai dàn phóng hỏa tiễn chống tàu ngầm (ASW), mỗi dàn 12 nòng được gắn trên phần cuối boong tàu.

Ngoài ra, chỉ huy tàu Liêu Ninh là phần tháp điều khiển, nằm ở trung tâm, chứa tháp radar tìm kiếm trên không 3D Sea Eagle Type 382, có tác dụng điều phối mọi hoạt động của tàu.

Liêu Ninh tham chiến lần này được huy động sức chứa tối đa.

26 chiến đấu cơ J-15, 18 trực thăng ASW/SAR Helo (Ka-27) và 4 trực thăng AEW Helo (Z-8, Ka-31).

Tàu sân bay thứ 2 của Trung Quốc mang tên Sơn Đông, hạ thủy thành công vào tháng 4 năm 2017, và cần thêm 3 năm để chính thức đi vào hoạt động năm 2020.

Con tàu này vẫn phát triển dựa trên tàu lớp Kuznetsov của Liên Xô giống tàu Liêu Ninh, được cải tiến và nâng cấp hơn nhưng sự nâng cấp là không nhiều. Đáng kể có lẽ là sự cải tiến radar, tháp chỉ huy nhỏ gọn hơn và tăng khả năng lưu trữ nhiên liệu đạn dược giúp nó mang theo nhiều máy bay hơn so với Liêu Ninh, khoảng 40 máy bay phản lực và trực thăng.

Đây là loại tàu vẫn giữ thiết kế mũi dạng nhảy cầu, nên mũi tàu được làm dốc lên 12 độ để làm đà phóng cho máy bay chiến đấu, vì thế, nó không có khả năng cung cấp bệ phóng cho các loại máy bay chiến đấu to và nặng hơn, thứ không thể thiếu của máy bay chiến đấu tân tiến những năm gần đây.

Tàu sân bay thứ ba, Giang Nam cũng được Trung Quốc điều động xuống Biển Đông. Điểm cải tiến đáng kể nhất so với hai lớp tàu sân bay trước đây chính là việc thành công trang bị hệ thống máy phóng điện từ EMALS, giúp phóng thành công các máy bay hạng nặng. Nhưng vì mới sản xuất thành công vào năm ngoái, năm 2014, cho nên nó còn chưa từng tham gia cuộc diễn tập thử nghiệm nào.

Thế mới nói, trước đây Mỹ luôn lên tiếng cười nhạo Trung Quốc về tàu sân bay của Trung Quốc cũng không phải không có lý.

Hai tàu sân bay của Trung Quốc đều phát triển từ một thế hệ tàu chưa hoàn thiện của Liên Xô, sau đó cũng không nhận được bao nhiêu cập nhật về công nghệ vũ khí cũng như công nghệ nhiên liệu. Cho nên, các loại động cơ dầu, diesel của tàu sân bay Trung Quốc còn kém, hiệu suất chưa cao, hao tốn nhiên liệu cực kỳ lớn.

Hết thì bổ sung nhiên liệu? Nghe thì dễ dàng, nhưng trong các trận chiến ác liệt diễn ra với cường độ cao, làm sao có thời gian để tàu sân bay đổ xăng đổ dầu?

Hơn thế nữa, các hàm không mẫu hạm này chỉ có 1 loại hệ thống ụ súng phòng thủ, khó mà chống lại được nhiều loại tên lửa tối tân.

Chưa hết, 2 trong số 3 tàu của họ chỉ có công nghệ phóng máy bay theo kiểu nhảy cầu, khiến họ chỉ có thể mang theo tối đa 1 phần 3 các loại máy bay chiến đấu hiện đại hạng nặng, 2 phần 3 còn lại sẽ chỉ thích hợp cho các chiến đấu cơ J-15 ra mắt từ năm 2013.

Nhưng Hải quân Trung Quốc vẫn có chỗ độc đáo riêng của nó.

8 tàu ngầm hạt nhân, 36 tàu ngầm diesel- điện, 1 tàu tuần dương, 26 tàu khu trục, 44 tàu hộ tống, 40 khinh hạm, 48 tàu đổ bộ các loại, 71 tàu tuần tra tên lửa đã được điều động xuất chiến.

Mặc dù không thể mang theo nhiều máy bay chiến đấu, nhưng 106 chiếc J-15, 12 chiếc J-20 và 8 chiếc J-31 được vận chuyển trên 3 tàu sân bay vẫn là những lực lượng đáng sợ. Chưa kể đến, 58 chiếc khác cũng đã chờ sẵn ở các hòn đảo mà trước đó Trung Quốc đã âm thầm xây trộm trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.

Không dừng lại ở đó, 502 chiếc khác cũng đã được tập trung lại ở các cứ điểm quân sự gần các cảng biển, chờ các hàng không mẫu hạm quay về vận chuyển, sẵn sàng tham gia chiến đấu.

Mặt khác, Trung Quốc còn sử hữu hơn 130 tên lửa đạn đạo liên lục địa, hiện tại phần lớn đều ngắm vào các thành phố chủ chốt của Việt Nam. Lực lượng tên lửa mặt đất này, được trang bị nhiều loại tên lửa đạn đạo tầm ngắn (DF-15 có tầm bắn khoảng 800 km, DF-11 có tầm bắn khoảng 600 km), tầm trung (DF-16 có tầm bắn khoảng 1.500 km và DF-26 có tầm bắn khoảng 4.000 km), được lắp đặt trên các loại xe chuyên dụng hoặc bệ phóng cố định.

Trung Quốc lần này đã thực sự muốn chơi lớn.

Để phối hợp với Trung, Hoa Kỳ cũng đưa tới Biển Đông 2 tàu hàm không mẫu hạm mang tên USS Makin Island và USS Theodore Roosevelt.

Đây đều là hai loại tàu sân bay có khả năng phóng các máy bay chiến đấu hạng nặng, tân tiến nhất. Tức là, khác với khả năng cần lấy đà phóng của máy bay Trung Quốc, các máy bay của Mỹ có khả năng cất và hạ cánh theo phương thẳng đứng, thích hợp cho các hoạt động bay đa dạng.

USS Theodore Roosevelt, thuộc phân lớp Nimitz, trang bị rất nhiều công nghệ hiện đại.

Thứ nhất là 5 hệ thống radar có nhiệm vụ tầm soát và cảnh giới, bám bắt mục tiêu, kiểm soát không lưu, điều khiển hỏa lực.

Thứ hai là ba hệ thống phòng không tầm gần bao gồm hệ thống RIM-7, hệ thống pháo tự động bắn nhanh MK-15 Phalanx và hệ thống sử dụng hệ thống dẫn đường hồng ngoại và sóng vô tuyến phức tạp RIM-116. Như vậy, chỉ riêng hệ thống phòng thủ, tàu sân bay USS Theodore Roosevelt của Mỹ đã có tới ba hệ thống riêng biệt, đảm bảo năng lực phòng thủ mạnh mẽ đối với các tên lửa hành trình cũng như tên lửa diệt hạm.

Sức mạnh đáng sợ nhất của tàu sân bay Hoa Kỳ không phải đến từ bản thân nó, mà đến từ các loại máy bay mà nó mang theo.

USS Theodore Roosevelt tham chiến với 6 tiêm kích tấn công điện tử EA-18G, 44 tiêm kích đa nhiệm F/A- 18 E/F, 19 trực thăng MH-60 S/R, 2 máy bay vận tải C-2E, 4 máy bay cảnh báo sớm E-2C.

Trong đó, tiêm kích tấn công điện tử EA-18G được sử dụng để hộ tống các phi đội tấn công, nhằm xóa bỏ nhiễu tín hiệu, cho phép truyền thông tin bằng một kênh nội bộ, trong khi vẫn gây nhiễu được hệ thống thông tin của đối phương.

Tiêm kích đa nhiệm F/A-18 E/F thực hiện nhiệm vụ chống lại máy bay và không kích của các mục tiêu trên đất liền của địch.

Trực thăng MH-60 S/R định vị, tiêu diệt tàu ngầm, tìm kiếm và cứu hộ cứu nạn trên biển.

Máy bay vận tải C-2E hỗ trợ hậu cần.

Máy bay cảnh báo sớm chủ lực của Mỹ E-2C có khả năng phát hiện máy bay ném bom tầm cao từ 741 km, tàu chiến từ khoảng cách 360 km, tên lửa hành trình từ 269 km và máy bay chiến đầu từ 408 km.

Ngoài ra, không thể thiếu các nhóm tàu cùng tác chiến với 2 chiếc hàng không mẫu hạm, chúng bao gồm 2 tàu ngầm hạt nhân, 15 tàu ngầm diesel- điện, 3 tàu tuần dương, 12 tàu khu trục, 20 tàu hộ tống, 34 tàu đổ bộ các loại, toàn bộ đang cấp tốc tiến vào vùng tranh chấp trên Biển Đông phối hợp với Trung Quốc tạo thế gọng kìm, sẵn sàng bao vây công kích lực lượng hải quân Việt Nam.