Chương 362: Đội Quân Hùng Mạnh

Vạn Biến Hư Ảo

Chương 362: Đội Quân Hùng Mạnh

Chương 362: Đội Quân Hùng Mạnh

Quân số đảm bảo, tất nhiên vũ khí, trang thiết bị cùng các loại máy móc chiến đấu đương nhiên Việt Nam nay đã khác xưa.

Thời toàn dân kháng chiến chống giặc, thống nhất đất nước, vũ khí còn thô sơ, mọi mặt đều thua thiệt quá nhiều so với quân địch. Nhưng thời nay đã khác, với sự phát triển về quân sự, Thịnh Thế đã đem lại rất nhiều lợi ích trực tiếp cho quân đội đất nước.

Tàu chiến hiện đại của Việt Nam tham chiến lần này được chia làm 2 nhóm chính:

Nhóm tàu chiến nổi và nhóm tàu ngầm.

Nhóm tàu chiến nổi các đơn vị: Khu trục hạm, tàu đổ bộ và tàu sân bay.

Trong đó gồm có:

58 tàu Khu trục hạm Sóng Thần, được chia hai phân lớp.

Phân lớp Es (Escort) - 01 có 22 chiếc, mục tiêu: hộ tống các tàu chiến lớn hơn trong hạm đội, hỏa lực chủ yếu dùng để phòng thủ các loại ngư lôi từ tàu ngầm, tên lửa không kích của máy bay và đạn pháo từ chiến hạm đối phương.

Phân lớp CI (Combat Independence), gồm CI - 01 và CI - 02: mỗi loại 18 chiếc có vai trò độc lập tác chiến, với ưu thế tốc độ di chuyển nhanh và độ cơ động cao, loại tàu này sẵn sàng tiêu diệt mọi loại tàu chiến của đối phương. CI -02 hơn CI -01 ở chỗ, nó sử dụng động cơ hydro- điện nên tốc độ nhanh hơn, khả năng bám biển lâu dài hơn, và cũng được lắp đặt hệ thống tên lửa hành trình mới nhất Vinarocket - 05 có khả năng phá nhiễu sóng, phá giáp mạnh mẽ gấp 2 so với Vinarocket- 04 của CI-01.

Vì chiến đấu trên đảo là có thể xảy ra, 62 tàu đổ bộ tham chiến được chia thành các đội khác nhau, sẵn sàng mang theo quân đội xâm nhập giành lại chính quyền trên những đảo bị chiếm đóng bất hợp pháp. Ngoài ra các tàu này cũng mang theo các loại nhu yếu phẩm cùng nhiên liệu để phục vụ quá trình chiến đấu lâu dài của các tàu khác trong hạm đội.

Cuối cùng, không thể nhắc tới sự thành công vượt bậc trong công nghệ đóng tàu của Việt Nam trong những năm gần đây. Song song cùng 1 lúc làm việc, 2 hệ thống đóng tàu đều trước sau chỉ 2 tháng đã cho ra đời 2 tàu sân bay Lạc Hồng mang số hiệu Lạc Hồng - LH01 và Lạc Hồng - LH02, tiêu tốn trước sau lên tới 35 tỷ đồng, tương đương 52,5 tỷ đô la mỹ, đắt gấp đôi so với siêu tàu sân bay USS Gerald R. Ford (CVN-78) của Hoa Kỳ, thứ vẫn luôn được họ tung hô là "siêu hàng không mẫu hạm mạnh mẽ nhất thế giới". Tiếc rằng lần này, Mỹ lấy lý do tàu USS Gerald R. Ford mới sản xuất xong năm 2024 nên chưa thế vận hành trơn tru, do đó trong trận chiến lần này Mỹ sẽ không đem siêu tàu sân bay này ra trận. Nếu không, thế giới sẽ có dịp nhìn rõ xem đâu mới là siêu hàng không mẫu hạm mạnh nhất thế giới rồi.

Lạc Hồng - 01 và Lạc Hồng - 02 về cơ bản có hình dạng tương tự nhau vì đều xuất phát từ một bản thiết kế. Khác với cách đánh ký hiệu truyền thống, đơn vị 01 và 02 của Lạc Hồng không phải là một phiên bản cải tiến so với phiên bản khác, mà nó đơn thuần chỉ đánh số thứ tự ra đời trước sau của chúng.

Lạc Hồng có chiều dài 345m, chiều cao 77m, sườn ngang 82m, lượng giãn nước đầy tải 150000 tấn, trung bình vận chuyển 85 chiếc máy bay các loại, tối đa mỗi tàu có thể vận chuyển lên tới 120 chiếc.

Động cơ sử dụng động cơ hydro- điện là thế hệ 6, mới nhất do Thịnh Thế sản xuất, với 8 turbine hơi nước, công suất tối đa 340000 mã lực, vận tốc cực đại 72 Km/h, tầm hoạt động 5000 Km, có khả năng liên tục bám trụ 1 năm 10 tháng trên biển mà không cần nạp nhiên liệu, nếu hoạt động với công suất tối đa, thời gian bám biển sẽ rơi vào khoảng 1 năm 2 tháng. Mặc dù thời gian tái nạp nhiên liệu thua kém xa siêu tàu sân bay sử dụng năng lượng hạt nhân USS Gerald R. Ford của Mỹ (25 năm), nhưng việc tái nạp nhiên liệu của tàu Lạc Hồng chỉ cần tối đa 15 phút, so với ít nhất 3 tháng của tàu USS Gerald R. Ford. Chưa kể, các thông số còn lại đều hơn nhiều so với tàu Mỹ, điển hình là USS Gerald R. Ford chỉ có thể mang theo tối đa 90 phi cơ các loại, công suất 260000 mã lực, vận tốc 56 km/h. Phải biết, trong chiến đấu, một tàu công suất lớn sẽ cùng lúc đảm đương được nhiều chức năng đa dạng, tốc độ cao giúp di chuyển nhanh, dễ thoát khỏi truy kích của kẻ địch.

Hạm đội tàu ngầm Việt Nam đã sớm nổi danh từ gần 10 năm trở lại đây, trong đó đặc sắc nhất chính là hai nhóm tàu: Tàu ngầm lớn lớp TT và tàu ngầm nhỏ siêu thanh lớp SSonic.

Trong trận chiến lần này, danh sách tàu ngầm lớp lớn TT sẽ xuất chiến bao gồm:

10 tàu ngầm TT-01 diesel- điện, 18 tàu ngầm TT-02 và 12 tàu ngầm TT-03 hydro - điện. Giống như các phân lớp của CI, các loại tàu ngầm với số hiệu lớn sẽ là phiên bản mang theo nhiều chức năng cải tiến mạnh mẽ, đặc biệt là hệ thống ngư lôi và tên lửa hành trình hoạt động cực xa, phạm vi tấn công tối đa lên tới 2500 Km.

Hạm đội tàu ngầm lớn lớp TT đã được các nhà quân sự nổi tiếng thế giới nhận xét là "hạm đội tàu ngầm có hỏa lực mạnh mẽ bậc nhất", nhưng thứ khiến hải quân các nước luôn cảm thấy e ngại khi phải đối mặt lại không phải là chúng, mà là những tàu ngầm nhỏ siêu thanh lớp SSonic của Việt Nam.

SSonic, tên đây đủ là Super Sonic-Invisible, là lớp tàu ngầm có kích thước nhỏ, nhưng lại có các ưu thế vượt trội với các loại tầm ngầm nói chung bởi hai tính năng. Tính năng thứ nhất là tốc độ đạt tới gấp 5 lần tốc độ âm thanh (khoảng 1715 m/s) nên được gọi là Super Sonic (siêu thanh).

Và tính năng thứ hai chính là công nghệ tàng hình vượt trội, I là viết tắt của Invisible (tàng hình).

Chính vì kích thước nhỏ, tốc độ siêu thanh và khả năng tàng hình mạnh mẽ, cả ba yếu tố này kết hợp với nhau khiến quân sự trên các tàu chiến hiện tại đều rất khó phát hiện ra nó. Và ngay cả khi phát hiện được, với tốc độ cực nhanh trong nước, nhanh hơn hầu hết tốc độ các ngư lôi trên thế giới hiện tại, Sonic gần như trở thành những con quái vật rất khó để tiêu diệt.

Mà chưa hết, một điểm rất đáng lưu ý khác của hạm đội "cá đuối" này ở chỗ, số lượng của chúng còn rất kinh người.

Việt Nam cũng đang cho thấy điều đó, họ cùng lúc huy động tới 300 trên tổng số 400 tàu ngầm lớp Sonic toàn quốc tham gia xuất chiến, trong đó có 80 chiếc SSonic- I01, 90 chiếc SSonic- I02, 100 chiếc SSonic- I03 và 30 chiếc SSonic - I04 mới nhất.

Đương nhiên, các bên đều không nắm được số lượng quân lực của nhau, nhưng khác với các đơn vị tàu chiến dạng nổi sẽ bị vệ tinh phán đoán đại khái quy mô, các đơn vị tàu ngầm là rất khó phán đoán vì nó bị đại dương che giấu. Do đó, các cuộc chiến trên biển, tàu sân bay là lực lượng thu hút hết mọi ánh mắt, được nhiều người thi nhau ca tụng, nhưng sát thủ đáng sợ nhất lại không phải những chiếc hàng không mẫu hạm này mà phải là những "bóng đen" ẩn sâu dưới lòng đại dương.

Hiểu rõ được đạo lý này, số lượng chiến hạm nổi của Việt Nam nhìn quy mô thực sự không thể so với Mỹ - Trung và các đồng minh, nhưng so sánh về số lượng tàu ngầm người Việt Nam chưa bao giờ tỏ ra kinh sợ.

Lực lượng Hải quân đem lại niềm tin vững chắc cho quân dân đất Việt, nhưng cũng không thể không nhắc tới lực lượng tiêm kích đã phát triển thần tốc trong những năm gần đây.

Trong quân lan truyền một câu: "Dưới nước có SSonic, trên trời có Mắt Bão".

Đây đều là những chiến đấu cơ có tốc độ siêu thanh đầy tự hào của người Việt. Có thể nói, với công nghệ siêu thanh, Việt Nam đã không cảm thấy e sợ bất cứ đội quân nào khác.

Và quả thực vậy, sau các thế hệ làn lượt được ra mắt, những chiến đấu cơ của người Việt đã giúp họ tự tin làm chủ bầu trời và đại dương.

Cả SSonic và Mắt Bão đều không chỉ sở hữu dàn vũ khí cực kỳ tối tân, chúng còn sở hữu khả năng di chuyển cực kỳ linh hoạt.

Động cơ phản lực cỡ lớn trên chiến đấu cơ hiện nay chỉ có thể giúp tăng tốc độ phóng về phía trước theo một hướng cụ thể, muốn đổi hướng, người chỉ huy phải điều khiển thông qua các hệ thống các cánh theo nhiều phương ở đầu, thân hoặc đuôi máy bay. Đây đều là những hệ thống cổ điển, dù đã được nhiều lần cải tiến nhưng vẫn không thể che lấp các điểm hạn chế của nó.

Điển hình là việc máy bay chiến đấu nhìn từ bên ngoài giống như có thể dễ dàng bay lượn như chim, nhưng thật ra, rất nhiều những hướng di chuyển chúng đều không thể làm được. Vì dụ, máy bay muốn di chuyển tới một vị trí cách nó khoảng 10m chếch lên trên hoặc xuống dưới một góc 60 độ, hầu hết chúng đều phải qua một khoảng cách đủ lớn rồi mới lượn vòng trở lại để tiếp cận đúng vị trí yêu cầu, thậm chí những máy bay được sản xuất với công nghệ các đây vài chục năm, để tới đúng được địa chỉ, chúng nhiều khả năng phải bay qua bay lại nhiều lần.

Chếch một góc ở một phạm vi hẹp đã như vậy, nếu yêu cầu chúng bay lùi là chuyện chắc chắn không thể làm được.

Nhưng SSonic và Mắt Bão lại thực sự làm được điều vốn được coi là không tưởng này.

Nguyên nhân là do những chiến đấu cơ này được trang bị hệ thống phản lực cực kỳ tân tiến.

Khác với động cơ phản lực cỡ lớn ở trên, bản chất của công nghệ phản lực trên những chiếc SSonic và Mắt Bão chính là hệ thống phản lực mini, gồm hàng trăm triệu ống phản lực siêu nhỏ trải khắp trên bề mặt tiêm kích. Mỗi ống này có thể thay đổi hướng 360 độ cực kỳ linh hoạt, dưới sự điều khiển của người lái, chúng có thể dễ dàng di chuyển theo bất cứ hướng nào, thậm chí có thể bay lùi. Và để thích ứng với mọi hướng bay, ngoại hình của cả SSonic và Mắt Bão đều có xu hướng "tròn hóa" giống một chiếc đĩa bay UFO.