Chương 363: Nhân Số Áp Đảo

Vạn Biến Hư Ảo

Chương 363: Nhân Số Áp Đảo

Chương 363: Nhân Số Áp Đảo

Nhận thấy căng thẳng tại khu vực Biển Đông càng ngày càng leo thang, các quốc gia trong khối APA cũng nhanh chóng đưa ra quyết định của mình.

Toàn bộ năm thành viên còn lại của liên minh đều bày tỏ sự phản đối mạnh mẽ đối với hành động của Mỹ - Trung, đồng thời tỏ ý sẽ hỗ trợ hết sức với đồng minh Việt Nam.

Đông Timor, Cuba, Lào, Nepal, Nhật Bản kể từ khi gia nhập APA năm 2022, đã có những bước phát triển thực sự đáng sợ.

Dưới sự hỗ trợ vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) từ phía Việt Nam, hàng loạt các dự án mới tại các nước thuộc khối liên minh đã được thành lập và đưa vào hoạt động.

Hầu hết các dự án đều do tập đoàn Thịnh Thế trực tiếp tham dự, giúp các quốc gia lột xác về rất nhiều mặt như kinh tế, văn hóa, quân sự... đặc biệt, tất cả sự lột xác này đều được dựa trên một nền tảng khoa học - kỹ thuật - công nghệ tân tiến nhất.

Mà được lợi nhiều nhất kể từ khi gia nhập liên minh chính là Nhật Bản.

Với nền tảng ban đầu là một trong những cường quốc hàng đầu, trình độ con người tại đây đương nhiên rất cao, nên khi đón nhận những công nghệ mới, họ rất nhanh thì nắm vững được, dẫn tới sự nhảy vọt về kinh tế lên vị trí thứ 4, đưa GDP tiếp cận với Trung Quốc.

Sự khác biệt rõ ràng nhất giữa Nhật Bản với các nước khác trong nhóm cường quốc có lẽ là tự chủ quân sự.

Sau thất bại chiến tranh thế giới thứ hai, Nhật Bản ngoài việc phải đối mặt với hậu quả nặng nề về thảm họa hạt nhân do hai quả bom nguyên tử mà Mỹ ném xuống hai thành phố Hiroshima và Nagasaki, Nhật Bản còn bị chiếm đóng bởi lực lượng quân Đồng Minh, đứng đầu là Mỹ và khối thịnh vượng chung Anh.

Sau một thời gian dài dưới sự chiếm đóng của Mỹ (1945-1952), Nhật Bản giành lại độc lập. Tuy nhiên, theo Điều chín của Hiến pháp, Nhật Bản bị cấm xây dựng quân đội thường trực hoặc tiến hành chiến tranh với bất cứ mục đích gì. Họ chỉ có thể thành lập một lực lượng mang tên "Tự vệ đội", hay "Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản".

Tự vệ đội là một lực lượng vũ trang được trang bị công nghệ tiên tiến nhất nhưng lại không được phép tham chiến quân sự bên ngoài lãnh thổ quốc gia này.

Tuy vậy, khi bước sang thế kỷ 21, Nhật Bản đã muốn được tự đứng trên đôi chân của mình. Đặc biệt là trong thời điểm Trung Quốc thể hiện tham vọng bành trướng lãnh thổ của mình về mọi hướng, tuyên bố quần đảo Senkaku của Nhật vốn thuộc về họ và đặt cho nó một cái tên "Điếu Ngư", Nhật Bản đương nhiên không chịu ngồi yên.

Ngay sau đó, nhận được lời mời gia nhập liên minh APA của Việt Nam, người Nhật đã lập tức đồng ý. Họ muốn thông qua con đường này, hợp thức hóa lực lượng quân sự của mình trên trường quốc tế.

Và sau 3 năm gia nhập, Nhật Bản ngoài ý muốn nhận thêm được rất nhiều sự giúp đỡ của Việt Nam, dẫn tới không chỉ kinh tế tăng vọt, quân sự vũ trang cũng được đẩy mạnh hơn rất nhiều.

Vì vậy, trong sự kiện Mỹ - Trung và các nước đồng minh dồn lực tấn công Việt Nam lần này, Nhật Bản đương nhiên không thể đứng ngoài nhìn, cũng càng không thể bỏ lỡ cơ hội thể hiện sức mạnh của mình. Từ sớm, bọn họ đã nhanh chóng điều động lực lượng của mình tới trợ giúp.

Tuy vậy, sau khi điện đàm trực tiếp với Việt Nam, Nhật Bản lại thay đổi phương án quân sự, thay vì toàn lực trợ giúp Việt Nam, họ quyết định dồn quân mạnh mẽ chiếm lại quần đảo tranh chấp Senkaku.

Về điểm này, phía Việt Nam biết rõ, mà phải nói là chính các lãnh đạo đã đưa ra lời khuyên cho Nhật Bản về nước đi này. Đồng thời càng thể hiện rõ sự tự tin về sức mạnh của quân sự Việt Nam ở thời điểm hiện tại.

Đối với các quốc gia khác trong khối APA, Việt Nam cũng chủ động tỏ ý bọn họ hỗ trợ về mặt truyền thông ngoại giao, đồng thời tiếp tục tập trung thực hiện các dự định sẵn có.

Làm ra các quyết định có phần tự tin thái quá như vậy, nhưng phía Việt Nam hiểu rằng, đây là cơ hội để bọn họ có thể tự mình đánh sập sức ảnh hưởng của Trung Quốc và Hoa Kỳ đối với thế giới trong suốt nhiều thập kỷ qua. Đương nhiên, ẩn đằng sau đó có phải là một lần nhân cơ hội trả lại tất cả những món nợ máu, mà hai cường quốc này đã từng nhiều lần xâm lược và giết hại hàng trăm triệu con dân nước Việt hay không thì cũng không cần thiết phải nói toạc ra.

Trận đánh này phải đánh cho Mỹ kiêng dè, đánh cho Trung Quốc phải co đầu rụt cổ mới thôi....

Mặc dù là hai nước chủ động tiến công, nhưng cả Mỹ và Trung Quốc đều không có ý định là người mở màn.

Cả hai đều đang chờ đợi đồng minh đi trước dò đường. Chính vì thế, khi NATO chậm rãi kéo quân tới nơi đã là 56 tiếng sau tuyên bố nhằm vào Việt Nam của Mỹ và Trung Quốc nhưng cuộc chiến còn chưa chính thức bắt đầu. Điều này lập tức khiến các tướng lĩnh bên phía NATO cực kỳ bất mãn, nhưng lại không thể rút quân trở về.

Sau khi nhận được những lời thổi phồng đầy giả tạo từ phía hai cường quốc, các tướng NATO bất đắc dĩ phải xung phong mở màn cuộc chiến. Nhưng thật ra thứ khiến họ thực sự chấp nhận trở thành kẻ đi đầu là vì nhận được sự hứa hẹn chia thêm lợi ích sau khi thắng trận. Không thể không nói, Việt Nam trong mắt người dân quốc tế giờ chẳng khác nào là một mỏ vàng mà ai nhìn vào cũng cảm thấy đỏ mắt.

Đòi công bằng cho các nước khác trước các Hiệp ước hà khắc mà Việt Nam đưa ra bàn đàm phán quốc tế ư? Đây chỉ là cái cớ để bọn họ vin vào mà thôi. Việt Nam trong thập kỷ qua thực sự đã lột xác hoàn hảo khiến người khác phải ngước mắt mà nhìn lên. Từ một quốc gia nền kinh tế chỉ vừa vượt qua nghèo đói bước vào tầm lớp trung đẳng, đột nhiên thần tốc chiếm đoạt lấy vị thế số 1, chắc chắn phải ẩn giấu trong đó nhiều hơn so với những gì mà bọn họ thể hiện ra.

Bí mật này tất cả đều đã thèm khát rất lâu.

Bọn họ rất tin tưởng một khi nắm được những công nghệ này vào tay, bất cứ một quốc gia nào cũng có thể viết lên một giai thoại hoành tráng như Việt Nam. Mà nếu như rơi vào tay họ, những cường quốc top đầu, thì nhất định sẽ có được những thành tựu khủng khiếp hơn rất rất nhiều. Mà thứ này lại không nằm trong tay họ, vì thế bằng mọi cách, nhất định phải chiếm đoạt bằng được.

Cuộc chiến hiện tại, sợ rằng mới chỉ là sự bắt đầu cho hàng loạt cuộc xung đột sẽ diễn ra sau này.

Trở lại với cuộc chiến, từ khi có sự gia nhập của NATO, tổng số quân đội của phe xâm lược lần này đã lên tới con số 150000 người. Trong đó Trung Quốc có số quân đông đảo nhất, 70000 quân, chiếm 47%, Mỹ có 50000 quân, chiếm 33%, NATO có 30000 quân, chiếm 20%.

So với 20000 quân bên phía Việt Nam, rõ ràng áp đảo hoàn toàn, vì thế, phía NATO sau nhiều phen cân nhắc thiệt hơn, cuối cùng mới đồng ý đi trước.

Nhưng bọn họ không hề biết rằng, con số 20000 quân kia không phải là con số thực.

Đúng vậy, trong cuộc chiến này, chính phủ Việt Nam chính thức chấp nhận sự tham chiến của lực lượng robot quân sự do phía Thịnh Thế nghiên cứu chế tạo trong nhiều năm qua.

Theo đó, gia nhập trận này sẽ có 40.000 robot. Cụ thể sức chiến đấu thế nào thì cần địch nhân tự mình kiểm chứng mới được.

Xuất phát tử cảng quân sự Cam Ranh, Khánh Hòa, các tàu chiến và tiêm kích của Việt Nam sử dụng tốc độ nhanh nhất tiếp cận đảo Tri Tôn, nơi đã bị Trung Quốc chiếm giữ trái phép nhiều năm qua.

Đảo Tri Tôn là một cồn cát thuộc nhóm đảo Lưỡi Liềm, của quần đảo Hoàng Sa. Đảo nằm ở cực tây và có diện tích khoảng 1,5 km2 khi thủy triều xuống và 0,85km khi thủy triều lên, đứng thứ ba trong số các đảo của Hoàng Sa.

Về mặt vị trí địa lý, Tri Tôn là đảo gần với Việt Nam nhất trong số các đảo thuộc quần đảo Hoàng Sa. Đảo nằm cách mũi Ba Làng An thuộc đất liền Việt Nam 249,3 km và cách đảo Lý Sơn 224,3 km. So với Trung Quốc, đảo Tri Tôn cách nơi gần nhất là đảo Hải Nam lên tới 311,9 km.

Sau Hải chiến Hoàng Sa năm 1974 với Việt Nam Cộng hòa, Trung Quốc đã chiếm quyền kiểm soát và cử Hạm đội Nam Hải mang người ra đảo Tri Tôn xây dựng doanh trại và trồng cây cối. Qua 50 năm, trên đảo đã có 120 dân cư, 15 tòa nhà, 3.000 cây thông đuôi ngựa, trên 1.000 cây Carrierea calycina, 200 cây dừa và 2.000 m2 được dây leo bao phủ.

Theo trang điện tử của Đài Truyền hình Phượng Hoàng (Hồng Kông), không lâu sau Chiến tranh biên giới Việt-Trung 1979, ngày 10 tháng 4 cùng năm, Việt Nam cử ba tàu đến vị trí chỉ cách đảo Tri Tôn 500m để trinh sát nhưng bị tàu tuần tra Trung Quốc bắt giữ.

Đầu năm 2014, Trung Quốc đưa giàn khoan dầu HD-981 đến hạ đặt tại một vị trí cách đảo Tri Tôn 31,5km về phía nam, sự kiện đã từng gây ra cuộc tranh chấp Trung Quốc - Việt Nam.

Lần này Việt Nam chọn đảo Tri Tôn làm địa điểm chiến đấu, một phần là vì lịch sử, một phần quan trọng hơn là vì vị trí này đặc biệt thích hợp cho dàn tên lửa mặt đất ở vùng cảng Cam Ranh phối hợp tác chiến.