Chương 85: Phượng Hoàng

Tây Sơn Hoàng Triều

Chương 85: Phượng Hoàng

Chương 85: Phượng Hoàng

Kế sách đưa hài cốt Lê Chiêu Thống về quê và tổ chức chôn cất rầm rộ, đồng thời làm giả chiếu chỉ truyền ngôi của Lê Chiêu Thống để lấy chính danh cho nhà Tây Sơn là một cú đánh bất ngờ khiến cho Nguyễn Ánh trở tay không kịp. Võ Tánh sau phút giây bình tĩnh lại, vội vàng bước ra khỏi hàng, quỳ rạp xuống đất khóc lóc xin tha, y không tiếc lời lẽ chửi bới Tây Sơn để chứng minh lòng son của mình với Nguyễn Ánh.

Nguyễn Ánh khẽ liếc về phía Đặng Đức Siêu, ở trong khoảng thời gian qua, phải chống đỡ sự suy yếu của quân Nguyễn cùng với sự bất mãn của dân chúng khắp nới khiến cho Nguyễn Ánh đã vô cùng mệt mỏi, lúc này đây đứng trước kế sách chia rẻ hiểm độc của Cảnh Thịnh, hắn cũng tạ thời thúc thủ vô sách. Nguyễn Ánh trông cậy vào trí tuệ của Trung quân tham mưu Đặng Đức Siêu, mong muốn ở trong lúc khó khăn như thế này, Đặng Đức Siêu có thể nghĩ ra một lương sách nào đó đối ứng tình thế.

Đặng Đức Siêu nhìn thấy Nguyễn Ánh trông sang phía mình với ánh mắt mong đợi, trong lòng không khỏi thở dài một tiếng. Nguyễn Ánh đã quá kỳ vọng vào y, Đặng Đức Siêu tuy là một người có trí tuệ nhưng cũng không phải không gì không làm được, nhà Tây Sơn sử dụng mưu kế là dựa trên đại thế, liên tiếp sử ra dương mưu, nhiều lần khiến cho ngay cả Đặng Đức Siêu cũng cảm thấy bất lực sâu sắc.

Toàn bộ người trong thiên hạ, ai thông minh một chút cũng có thể nhận ra Chiếu nhường ngôi này của Lê Chiêu Thống là giả, nhưng cho dù có là giả, ở dưới sự thừa nhận của nhà họ Lê, Bắc cung hoàng thái hậu Lê Ngọc Hân, Chính cung hoàng hậu của Lê Chiêu Thống thì giả cũng thành sự thật mà thôi, đây là lần đầu tiên chiến thuật thao túng dư luận được áp dụng.

Tạm thời chưa có lương sách ứng đối nhưng Đặng Đức Siêu vẫn tiến lên mở lời, làm dịu bầu không khí trong đại điện, đồng thời đưa cho Nguyễn Ánh một bậc thang:

-Bẩm vương gia! Lòng trung trinh của các tướng sĩ phe ta là không thể nghi ngờ, có trời cao chứng giám, chỉ trách Cảnh Thịnh kia quá gian xảo, không những to gan làm giả Chiếu nhường ngôi của Lê Chiêu Thống mà còn cố tình dùng gian kế với mục đích tạo sự nghi ngờ gây chia rẽ trong quân ta. Thần thiết nghĩ, chúng ta cũng không được yếu thế, cần phải tuyên bố cho người trong thiên hạ rõ ràng sự gian dối đại nghịch bất đạo của Cảnh Thịnh và giặc Tây Sơn.

Nguyễn Ánh gật đầu, đồng ý với Đặng Đức Siêu:

-Đúng! Khanh nói có lý, chuyện này giao cho Cơ Mật Viện đi làm, cần phải nhanh chóng tuyên truyền phản bác lại Chiếu nhường ngôi này của Cảnh Thịnh.

Đặng Trần Thường từ phía bên trong hàng bước ra cung kính:

-Thần lãnh chỉ!

Lúc này, Nguyễn Ánh mới nhìn về phía Võ Tánh vẫn đang quỳ mọp nơi đó, nhẹ giọng nói ra:

-Võ tướng quân đứng lên đi!

Võ Tánh nghe xong, trong lòng mừng rỡ, vội vàng bái lạy rồi trở lại trong hàng, tích cực điệu thấp.

Nghị sự đến đây kết thúc, các quan lại của nhà Nguyễn ta triều trong một bầu không khí nặng nề, mọi người ai cũng có tâm sự trong lòng nhưng đều thống nhất giữ im lặng, chỉ có ánh mắt giao lưu là hiện lên sự cổ quái cùng bất đắc dĩ. Đặng Trần Thường một mình bước qua cửa lớn, ở trong triều đình y là một cô thần cho nên không có đồng liêu nào muốn kết bạn, mà trước đây sự kiêu ngạo ở trong lòng Đặng Trần Thường cũng rất cao chỉ muốn ganh đua với những người cực kỳ tài giỏi như Ngô Thì Nhậm, Đặng Đức Siêu cho nên trong lòng y cũng khinh thường làm bạn với những kẻ tầm thường, thêm vào đó sự đặc thù của Cơ Mật Viện cũng khiến người ta tránh xa như tránh rắn rết.

Đặng Trần Thường một người cô đơn đã quen, y cũng lấy làm vui lòng vì điều này nhưng đó là trước kia, khi Đặng Trần Thường còn có được sự xem trọng của Nguyễn Ánh. Sau chiến dịch thất bại của quân Nguyễn tại Phú Xuân, Đặng Trần Thường dần dần bị Nguyễn Ánh lạnh nhạt, lại thêm Nguyễn Ánh ngày càng coi trọng Đặng Đức Siêu mà Đặng Đức Siêu và Đặng Trần Thường từ trước đến giờ đều là ghét bỏ lẫn nhau.

Cơ Mật Viện giám sát bách quan, thay Nguyễn Ánh làm những việc bẩn thỉu ở trong bóng tối, Đặng Trần Thường đã sớm đắc tội vô số người mà nay y lại còn thất sủng, nếu không phải vì y còn nắm trong tay Cơ Mật Viện khiến cho bách quan phải e dè thì y đã sớm bị đám người này hùa nhau xé xác phân thây cho hả giận.

Đặng Trần Thường là một người thông minh, tính cách thâm trầm, y đã sớm ý thức được chuyện này, nếu không phải vì Nguyễn Ánh bị Tây Sơn làm cho rối trí vẫn chưa tìm được người thích hợp để thay thế Đặng Trần Thường quản lý Cơ Mật Viện thì y đã bị loại khỏi vị trí nắm giữ Cơ Mật Viện từ lâu.

Đặng Trần Thường hận, ban đầu là hận quân Tây Sơn gian xảo thiết kế hại y về sau bị Nguyễn Ánh hắt hủi, y chuyển sang hận Nguyễn Ánh. Tính cách của Đặng Trần Thường âm u nên y dễ nhìn một sự việc theo hướng xấu nhất. Trong chiến dịch ở Phú Xuân, Đặng Trần Thường rõ ràng đã phấn đấu hết mình kéo được chân đại quân của Cảnh Thịnh, chỉ là Nguyễn Ánh cùng Đặng Đức Siêu quá vô dụng, tiến quân lỗ mãng khiến cho quân Nguyễn thua trận, bây giờ hai người bọn họ lại đỗ hết trách nhiệm lên đầu y.

Đặng Trần Thường ra khỏi Cấm Cung Gia Định, leo lên một chiếc xe ngựa đợi sẵn, vốn định trở về phủ Cơ Mật Viện để nghĩ cách thực hiện kế hoạch phản kích lại kế sách ly gián của Tây Sơn mà Nguyễn Ánh giao phó. Xe ngựa chở Đặng Trần Thường vừa đi đến một góc phố vắng thì chợt có người cản chiếc xe lại, là một người đàn ông trung niên, y đưa lên bái thiếp cho Đặng Trần Thường nói là phía trước có quý nhân đang đợi.

Đặng Trần Thường rất là ngạc nhiên, nhưng sau khi xem bái thiếp, sắc mặt y thoáng biến đổi, ánh mắt lấp lánh suy nghĩ, thái độ hơi do dự nhưng lát sau dường như đã hạ quyết tâm, Đặng Trần Thường liền cắn răn đi gặp người nọ một lần.

Xe ngựa chuyển hướng theo sự chỉ dẫn của người đàn ông trung niên, đi đến một căn nhà ở nơi hẻo lánh phía trước. Bên ngoài căn nhà có rất nhiều trạm gác ngầm, Đặng Trần Thường lệnh cho đám thuộc hạ thân tín đi theo an tâm ở bên ngoài chờ đợi, y một mình bước vào trong căn nhà.

Đi tới chính sảnh của căn nhà, Đặng Trần Thường nhìn thấy một người phụ nữ ung dung cao quý, người này ngồi trên chiếc ghế lớn, tay phải tựa vào thành ghế chống cằm, mắt phượng lim dim, phía bên cạnh có người nữ hầu tỉ mỉ vì nàng đấm vai.

Đặng Trần Thường trông thấy người phụ nữ này, đáy lòng ổn định, vội vàng tiến lên quỳ xuống dập đầu:

-Vi thần tham kiến Tả Cung Tần! Tả Cung Tần vạn an!

Người phụ nữ này không ai khác chính là người vợ thứ hai của Nguyễn Ánh, Trần Thị Đang, nàng là mẹ ruột của hoàng tử Đảm. Khoảng cách hoàng tử Đảm được Vương hậu Tống Thị Lan nhận làm con nuôi thừa tự đã qua một năm, đáng lẽ ra lúc này Trần Thị Đang đang xuất cung đến chùa Thiên Quốc để cầu nguyện thắp nhang mong bình an cho Vương phủ nhưng không biết bằng cách nào nàng lại có thể xuất hiện ở nơi đây.

Tả Cung Tần Trần Thị Đang mở mắt, đôi mắt nàng sáng rực như sao trời, tẫn hiển vẻ thông minh trí tuệ, ở trên thân thể nàng có một cỗ khí thế không nói thành lời, khí thế khiến cho người đối diện phải cúi đầu khuất phục, cốt cách cao quý tựa như phượng hoàng bay lượn ở trên bầu trời.

Những người phụ nữ có khí thế như nàng ở trong lịch sử chỉ có vài người có thể gặp, Thái Hậu Dương Văn Nga, Võ Tắc Thiên, Hai Bà Trưng...

Những người phụ nữ như thế thường rất tài giỏi và có một niềm đam mê vô bờ bến với quyền lực, trí tuệ của bọn họ không thua cho đấng mày râu, chỉ có thời đại mới có thể hạn chế tài năng của bọn họ, mà thời đại này chính là xã hội mà người phụ nữ có rất ít tiếng nói.

Tả Cung Tần Trần Thị Đang nhẹ giọng nói:

-Tiên sinh, mau bình thân!

Đặng Trần Thường tạ ơn, đứng thẳng người lên, mặc dù trong lòng y đã đoán được đến bảy tám phần việc Tả Cung Tần Trần Thị Đang muốn gặp hắn là để bàn chuyện gì, nhưng Đặng Trần Thường vẫn lựa chọn thức thời giữ im lặng, chờ đợi Tả Cung Tần Trần Thị Đang lên tiếng trước.