Chương 81: Đi sứ Thanh Triều 4

Tây Sơn Hoàng Triều

Chương 81: Đi sứ Thanh Triều 4

Chương 81: Đi sứ Thanh Triều 4

Phan Huy Ích cùng bàn bạc với Niếp Nhân Kiệt thêm một số chi tiết, hắn đưa cho gã một bảng danh sách chi tiết các loại vũ khí mà Đại Việt chuẩn bị bán ra, trong đó có nêu rõ giá cả, Đại Việt chỉ lấy hoàng kim chứ không lấy bạc hoặc là có thể đổi bằng quặng sắt. Nhìn số lượng vũ khí chủ yếu là súng hỏa mai nhiều đến cả mấy vạn khẩu, thậm chí súng thần công cũng có vài trăm khẩu, Niếp Nhân Kiệt không khỏi lấy làm mừng thầm trong lòng. Bạch Liên Giáo có được số vũ khí này là đã có sức chống lại quân đội Thanh Triều, nhiều thêm một phần thắng.

Phan Huy Ích trông vào sắc mặt vui mừng của Niếp Nhân Kiệt, biết chuyện này chín phần đã thành, số lượng vũ khí này nhìn tuy nhiều nhưng chủ yếu là loại súng hỏa mai và súng thần công lạc hậu mà Tây Sơn có được từ thời Trịnh - Nguyễn, hiệu quả không cao. Quân đội Tây Sơn hiện tại đã chuyển sang sử dụng súng hỏa mai loại mới còn gọi là súng kíp, loại súng phổ biến hiện tại trong quân đội các nước Châu Âu, tốc độ nạp đạn nhanh, độ chính xác cao, các loại pháo cối gắn trên bánh xe cơ động và canon thay thế cho súng thần công thế hệ cũ.

Phan Huy Ích nhớ đến lời Cảnh Thịnh, không có gì khiến cho đất nước giàu nhanh bằng bán vũ khí. Bạch Liên Giáo tuy có được một lượng lớn súng ống và đạn dược kèm theo nhưng họ chắc chắn không tính được rằng số đạn dược này cũng đủ để đánh được vài trận lớn, một khi chiến tranh xảy ra thì nó sẽ là cái máy nuốt tiền không đáy.

Bạch Liên Giáo muốn tiếp tục đánh nhau với Thanh Quốc thì càng phải dựa vào Đại Việt, bọn họ không có nguồn lực để sản xuất vũ khí thì bắt buộc phải tiếp tục xuất huyết mua đạn dược của Đại Việt, khi đó cho dù Bạch Liên Giáo có thành công hay thất bại thì Đại Việt vẫn là người được lợi nhất, đây cũng là cái hố lớn mà Cảnh Thịnh chuẩn bị cho Bạch Liên Giáo, một khi Bạch Liên Giáo chấp nhận mua số lượng vũ khí này thì bọn họ đã bước trên con đường uống thuốc độc giả khát không có lối về.

Phan Huy Ích cùng Niếp Nhân Kiệt trao đổi mất vài canh giờ rồi cũng đến lúc từ biệt, trước khi đi Niếp Nhân Kiệt có nhờ Phan Huy Ích sau khi đi sứ xong, lúc trở về Đại Việt thì giúp gã thuận tay đưa vợ chồng Nguyễn Huy đi theo đến Đại Việt định cư để tránh né việc binh đao sắp đến. Phan Huy Ích rất vui lòng vỗ ngực cam đoan sẽ đưa vợ chồng Nguyễn Huy đến nơi an toàn đồng thời sẽ hết sức mình chiếu cố bọn họ.

Niếp Nhân Kiệt nghe vậy lấy làm cảm kích, gã nói sẽ cố hết sức mình để thuyết phục cao tầng của Bạch Liên Giáo đồng ý vụ làm ăn mua bán vũ khí này với Đại Việt. Phan Huy Ích cười thầm trong lòng nhưng ngoài mặt vẫn điềm nhiên như không, đối với khởi nghĩa của Bạch Liên Giáo, hắn không mấy tin tưởng bọn họ sẽ thành công bởi vì những người này chẳng qua là một nắm cát rời cố gắng kết dính lại với nhau, tuy rằng cũng có một số người tài ba nhưng cũng không thể nào thành công được.

Một đám người dân nghèo, không tri thức, không có trợ lực cùng nhau tụ nghĩa thì làm sao có thể chống lại được Thanh Triều vốn vẫn còn nội tại khá mạnh mẽ.

Lần đến Giang Tây này đã thành công kết nối được với Bạch Liên Giáo, Phan Huy Ích coi như đã hoàn thành được một nửa nhiệm vụ quan trọng được giao, tạm thời thở phào một hơi, tiếp tục dẫn đoàn đi sứ lên đường hướng đến kinh đô của nhà Thanh tại Bắc Kinh.

Một đường trèo đèo lọi suối thông suốt, đoàn người đi thêm một tháng trời mới đến được Bắc Kinh, kinh đô của Thanh Quốc, ở trong lúc đó Phan Huy Ích cũng đã tiếp vào tin của Bạch Liên Giáo đồng ý mua vũ khí của Đại Việt. Phan Huy Ích liền trao cho Bạch Liên Giáo tín vật để liên lạc, khiến cho bọn họ tự mình chủ động cử người đem tiền đi Đại Việt mua sắm.

Bắc Kinh, kinh thành của triều đại Minh - Thanh, hiện diện cho hoàng quyền tối cao của Thanh Quốc. Từ xa trông đến, Bắc Kinh có những bức tường thành cao lớn bề thế, đứng sừng sững trên một vùng đất rộng lớn, phía sau những bức tường thành là những khu nhà mái ngói đỏ hồng được xây dựng theo lối kiến trúc tứ hợp viện, đường xa rộng rãi được lát đá sạch sẽ, số lượng người tới lui đông đúc vô cùng phồn hoa.

Phan Huy Ích không thể không công nhận về mặt quy mô và cách cục, kinh đô Bắc Kinh của Thanh Quốc hơn xa rất nhiều kinh thành Phú Xuân của Đại Việt, người Hán rất có tài năng trong việc xây dựng những công trình nguy nga tráng lệ.

Đoàn sứ thần của Đại Việt rất nhanh chóng được thông quan, tính ra chính sách ngoại giao của Thanh Quốc đối với các nước phụ thuộc lúc bấy giờ khá là rộng rãi, lấy mua chuộc lòng người là chính nhưng điều đó phải xem đối tượng lại ai, đối với những nước khó gặm như Đại Việt hoặc là Miến Điện, Xiêm La thì Thanh Quốc không thể không áp dụng chính sách trấn an cho dù Thanh Quốc có biết rõ sự biểu hiện thần phục của các nước nhỏ này chỉ là điều giả dối.

Sau khi sắp xếp cho đoàn người nghỉ ngơi ở Công Quán, Phan Huy Ích cũng không vội lên triều bái kiến Càn Long ngay mà tranh thủ trước đó mang theo một số lễ vật quý giá đến phủ quan đại thần Hòa Thân để bái kiến vị sủng thần của Càn Long. Cảnh Thịnh đã dặn đi dặn lại Phan Huy Ích nếu như muốn mọi việc ở Thanh Quốc được thuận lợi thì không thể không ưu tiên lấy lòng Hòa Thân trước.

Đối với người có gia tài bạc triệu như Hòa Thân, một chút lễ vật của Đại Việt có lẽ không đáng vào đâu, coi như muối bỏ bể nhưng đối với người ở cao vị chỉ dưới một người như Hòa Thân nhiều khi mặt mũi rất quan trọng, lễ vừa đúng mức, cho thấy sự xem trọng của bản thân đối với Hòa Thân thì ít ra nếu không đụng chạm tới lợi ích cá nhân thì không ai đánh mặt người tươi cười bao giờ cả.

Phan Huy Ích mang theo lễ trọng đến ra mắt Hòa Thân nhưng rất tiếc vị đại thần này không có ở nhà, người hầu cũng không biết đến bao giờ y mới trở lại. Phan Huy Ích chỉ đành tỏ vẻ tiếc nuối, dâng lên bái thiếp, để lại lễ vật sau đó đi trở về, chuẩn bị cho sáng mai lên triều bái kiến Càn Long vị hoàng đế nổi tiếng của Thanh Quốc.

Sáng hôm sau, Tử Cấm Thành mở cửa, Phan Huy Ích mặc chế thức quan bào của Đại Việt, hiên ngang nện bước đi đến Ngọ Môn của Tử Cấm Thành. Bước vào Ngọ Môn là một quảng trưởng rộng lớn với năm cây cầu bắc qua dòng Kim Thủy. Bên ngoài quảng trường là Thái Hòa Môn là cửa cung lớn nhất bên trong Tử Cấm Thành, cũng là cổng chính của phần Ngoại Đình. Tử Cấm Thành của Thanh Quốc có thể nói là cung điện lớn bậc nhất thế giới, nằm trên diện tích một trăm tám mươi mẫu, kể từ khi Càn Long lên ngôi cho đến nay đã nhiều lần được sửa chữa xây mới thêm một số công trình kiến trúc lớn, khiến cho Tử Cấm Thành càng thêm đồ sộ xa hoa. Đây là nơi ở của Càn Long, cũng là biểu tượng quyền lực tột đỉnh của Thanh Quốc.

Phan Huy Ích không chờ đợi ở Thái Hòa Điện mà xe nhẹ đường quen đi thẳng một mạch đến Bảo Hòa Điện. Điện rộng chín gian, sâu năm gian, nơi đây được dùng để mở tiệc chiêu đãi vương công đại thần ngoại phiên.

Lúc này, trời còn sớm, các quan lại Thanh Quốc đang tập trung trên khoảng sân rộng trước Thái Hòa Điện để chuẩn bị lên triều, đột nhiên phát hiện ra có một người lạ hoắc, mặc quan phục của nước khác, nghênh ngang đi lại trong cung thì lấy làm rất ngạc nhiên, bởi cũng đã từ lâu lắm rồi kể từ lúc Càn Long lớn tuổi mới lại có thấy sứ thần đến triều kiến.

Có điều, bọn họ nhìn thấy Phan Huy Ích đi lại nghênh ngang như thế thì có phần hơi khó chịu, trước kia những nước nhỏ cử sứ thần đến lai triều đều tỏ ra khúm núm, nhìn thấy các vị quan của Thanh Quốc bất kể lớn nhỏ đều tay bắt mặt mừng, lôi kéo làm quen chứ chẳng có ai nện bước hiên ngang, chẳng thèm ngó tới bọn họ như Phan Huy Ích cả.