Chương 121: Tấn Công Hổ Môn

Tây Sơn Cảnh Thịnh Triều Đại Mới

Chương 121: Tấn Công Hổ Môn

Chương 121: Tấn Công Hổ Môn

Sau khi chiếm được đảo Chu San kiểm soát được cảng Định Hải liên quân tiến đến Ma Cao (Áo Môn) chỉ với ba tàu chiến Anh và 380 lính thủy đánh bộ đẩy lui người Trung Quốc trên một cây cầu ngăn cách Áo Môn với lục địa Trung Quốc. Sự thất bại của những người lính nhà Thanh cùng với sự xuất hiện của các thiết giáp hạm ở bến cảng của Áo Môn đã dẫn đến một làn sóng ủng hộ thân Anh, Pháp, Đại Việt trong thành phố, và một số quan chức nhà Thanh bị đuổi ra hoặc bị giết. Bồ Đào Nha vẫn trung lập trong cuộc xung đột, nhưng sau chiến thắng này, họ đã sẵn sàng cho phép các tàu của liên quân cập cảng tại Áo Môn, một quyết định đã trao cho liên quân một cảng hoạt động ở miền Nam Trung Quốc.

Với các bến cảng chiến lược của Đinh Hải và Áo Môn được bảo đảm, liên quân bắt đầu tập trung vào cuộc chiến trên sông Châu Giang. Năm tháng sau chiến thắng của liên quân tại Chu San, quân đoàn phía bắc của đã đi về phía nam đến Hổ Môn, được Bremer chỉ huy quân đội Anh đánh giá rằng việc giành quyền kiểm soát sông Châu Giang và Quảng Châu sẽ đưa liên quân vào vị thế đàm phán mạnh mẽ so với chính quyền nhà Thanh, cũng như cho phép đổi mới thương mại sau khi chiến tranh kết thúc cho nên liên quân quyết tâm phải bằng mọi giá chiếm cho được Quảng Châu.

Trong khi liên quân hoạt động ở phía bắc, khâm sai đại thần Lưu Minh bàn bạc với các đề đốc và họ cho củng cố các vị trí của nhà Thanh ở Hổ Môn, nghi ngờ rằng người Anh sẽ tiến công dọc lên sông Châu Giang đến Quảng Châu. Các pháo đài Hổ Môn được đặt tại giao lưu của dòng sông, và được giữ bởi ba vạn lính và năm trăm khẩu pháo. Vào thời điểm hạm đội Anh sẵn sàng hành động, năm vạn lính Thanh dùng súng trường 1874 do Lâm Tắc Từ thành lập cũng đã vào vị trí để bảo vệ Quảng Châu và khu vực xung quanh.

Các pháo đài Hổ Môn được xây dựng liên hoàn gồm năm pháo đài, mỗi pháo đài có sáu nghìn quân và một trăm khẩu pháo. Khi hạm đội tiến vào sông Châu Giang áp sát pháo đài thì lập tức một đoàn thuyền hỏa công tiến vào tấn công các chiến thuyền của liên quân tuy nhiên những chiếc tàu ngầm đi trước đã phát hiện ra và bắn chìm nó cùng với hỏa lực từ những chiếc thiết giáp hạm.

Hạm đội Anh chủ quan sau chiến thắng ở đảo Chu San và Áo Môn lên xông lên phía trước để bắn phá pháo đài, nhưng do nước thủy triều hạ thấp nên khi áp sát vào tầm pháo thì có bốn chiếc chiến thuyền bị mắc cạn bị nghiêng nên bắn không trúng đích lại làm mồi ngon cho pháo ở Hổ Môn lên có hai chiếc bị bắn cháy.

Lúc này Công Trứ cho những chiếc tàu hộ vệ tên lửa dàn hàng ngang ở giữa sông tiến lên và trút những loạt đạn vào các pháo đài ở Hổ Môn ở khoảng cách ba cây số, sau khi hơn một nghìn tên lửa Kachiusa trút xuống hai pháo đài đầu tiên, lính nhà Thanh trong pháo đài tai điếc đặc và trong mắt cảnh đổ nát ở khắp nơi pháo đài khiến quân Thanh trong pháo đài hoảng sợ trước hỏa lực của liên quân, có pháo đài đạn rơi chúng vào kho thuốc súng làm chúng nổ tung chỉ huy ra sức trấn an và kích thích để giữ sỹ khí cho binh lính. Sau khi trút hết số đạn tên lửa, các tàu vận tải chở quân độ bộ tấn công hệ thống pháo đài. Pháo đài Hổ Môn được thiết kế khá chắc chắn với hai tầng lỗ châu mai trên mặt thành và cách dưới mặt thành hai mét nhằm tránh đạn pháo tàn phá mặt thành thì những khẩu pháo đặt bên dưới không bị ảnh hưởng và phát huy được hỏa lực.
Tuy nhiên trang bị bộ binh của nhà Thanh vẫn rất lạc hậu, mười lính thì chỉ sáu người được trang bị súng hỏa mai nòng trơn, trong khi liên quân toàn bộ là súng trường và tiểu liên, súng máy. Dưới hỏa lực súng máy, và súng cối áp chết khiến quân Thanh nằm rạp trên mặt pháo đài dưới các lỗ châu mai, liên quân nhanh chóng áp sát bắc thang leo lên mặt pháo đài. Quân Đại Việt dùng sung phun lửa phun vào các lỗ châu mai dưới mặt tường thành. Súng phun lửa là loại vũ khí mới lần đầu tiên xuất trận, nó thay thế cho hỏa hổ của quân Tây Sơn trước đây, sau khi Đại Việt đã chiết xuất được xăng từ dầu mỏ. Súng phun nhiên liệu do Đại Việt chế tạo sử dụng thuốc hai thành phần, một phần chất oxy hóa được bơm vào bình đựng nhiên liệu, cháy làm tăng áp, đẩy hỗn hợp nhiên liệu-chất oxy hóa về phía địch. Hỗn hợp này có chất oxy hóa nên rất khó dập tắt, cháy tỏa nhiệt lớn. Súng phun này được chế tạo như ba-lô lính, đeo sau lưng, vòi phun cầm tay. Nhược điểm của hệ thống này là rất nguy hiểm, thiếu sức công phá tường giáp, tầm gần... Ưu điểm là lượng "đạn dược" dồi dào. Súng phun vào các lỗ châu mai, nhiều lỗ châu mai bên trong là hầm chứa pháo và thuốc sung lên bắt lửa nổ tung. Chỉ huy quân Thanh ra lệnh cho quân liều chết ném đá, dội dầu sôi để cản liên quân nhưng phần lớn không chính xác vì bị súng máy áp chế. Khi liên quân tràn vào pháo đài, một số lính Thanh cũng liều chết dùng gươm, giáo để ngăn chặn liên quân nhưng nhanh chóng bị tiêu diệt. Viên đề đốc chỉ huy không đầu hàng mà tự châm thùng thuốc nổ chôn quanh hành dinh nơi chỉ huy của mình làm một số lính Anh và Pháp tử thương.

Sau một ngày chiến đầu liên quân đã chiếm được hai pháo ở Hổ Môn. Ngày hôm sau do hết đạn phản lực Kachiusa nên các chiếm hạm Đại Việt lợi dụng tầm sung xa hơn bắn liên tục vào pháo đài mở đường cho liên quân tiến lên áp sát pháo đài. Lính Đại Việt dùng súng máy, và sung cối để áp chế quân rồi liên quân bắc thang leo lên mặt pháo đài. Quân Thanh dùng súng, ném đá và dội dầu sôi ngăn cản nhiều lính liên quân leo được lên mặt pháo đài thì bị giáo đâm hoặc súng bắn hất rơi xuống chân pháo đài. Chỉ huy quân Đại Việt thấy thế liền hạ lệnh ném lựu đạn, hàng chục quả lựu đạn được ném lên mặt pháo đài, quân Thanh tập trung đông lên chết vô số, lợi dụng tình hình đó lính Đại Việt nhảy lên dùng tiểu liên bắn yểm trợ cho súng phun lửa vào đám binh lính Thanh, quân Thanh bị đốt hoảng sợ bỏ chạy liên quân tràn được vào chiếm pháo đài.

Chiến thắng cho phép liên quân thiết lập một tuyến phong tỏa Hổ Môn, một đòn đánh buộc hải quân nhà Thanh phải rút lui ngược dòng.
Liên quân đã tiến tới áp sát thành Quảng Châu, Lưu Minh đang chỉ huy năm vạn quân cố gắng liều chết giữ thành Quảng Châu. Là người khơi mào để chiến tranh ma túy xảy ra nên Lưu Minh hiểu rằng nếu để mất Quảng Châu thì sự nghiệp quan trường của mình coi như chấm dứt. Y không ngờ hỏa lực liên quân mạnh mẽ như vậy làm quân Thanh liên tiếp mất các pháo đài và thành lũy.

Lúc này ở biên giới Đại Việt và Trung Hoa Thịnh đích thân lên kiểm tra tình hình trước khi tấn công. Trần Quang Diệu đang đợi tin tức ở Quảng Châu, nếu thành Quảng Châu thất thủ thì quân Thanh ở biên giới sẽ rơi vào thế gọng kìm mất tinh thần quân ta sẽ tấn công chiếm Lưỡng Quảng. Sau khi kiểm tra tình hình về hậu cần Thịnh họp với các sĩ quan chỉ huy và nói với họ.

- Các ngươi phải làm công tác tư tưởng với binh lính của mình rằng " Chúng ta không phải đi chiếm đất mà đi đòi lại đất của Cha Ông " từ thời Hai Bà Trưng nước ta lấy tên là Lĩnh Nam cương thổ phía bắc là núi Ngũ Linh, phía tây giáp Động Đình Hồ phía đông giáp Hợp Phố. Vùng đất này bị giặc phương Bắc chiếm giữ gần hai nghìn năm, đây là cơ hội chúng ta đòi lại đất của cha ông mọi người phải cố gắng hết sức mình. Ai có công sẽ trọng thưởng, kẻ nào lâm trận bỏ chạy bị xử tử ngay tại trận để làm gương.

Các tướng sĩ lĩnh mệnh cho người về làm công tác tuyên truyền trước khi xuất binh. Sau khi làm công tác tư tưởng sĩ khí binh lính tăng cao, mọi người quyết tâm đòi lại cương thổ của Đại Việt đã bị mất gần hai nghìn năm.