Chương 131: Kế hoạch của Lâm Tắc Từ.

Tây Sơn Cảnh Thịnh Triều Đại Mới

Chương 131: Kế hoạch của Lâm Tắc Từ.

Chương 131: Kế hoạch của Lâm Tắc Từ.

Lâm Tắc Từ đang ngồi trầm tư tại thư phòng, mấy ngày nay y không ăn, không ngủ vì bản tấu chương về kế hoạch phát triển kinh tế cho Đại Thanh sau cuộc chiến tranh ma túy, qua mấy ngày nhìn y già hẳn, mái tóc đã điểm bạc và đôi mắt thâm quầng như gấu trúc vì mất ngủ. Trải qua cuộc chiến tranh ma túy Đại Thanh mất rất nhiều thứ từ ngân khố để đền bù chiến phí, đến mất đất đai là hai vùng Lưỡng Quảng, bán đảo Cửu Long và Hồng công. Từ cảm thấy bất lực cố gắng rất nhiều mà không tránh khỏi sự thất bại của chiến tranh nha phiến. Có lúc cảm thấy cầm chắc chiến thắng trong tay thì sự xuất hiện của Đại Việt phá hoàn toàn thế cục. Hắn biết Đại Việt sẽ không dừng lại ở đó, sẽ ngầm làm cho Đại Thanh bất ổn để triều đình phải tập trung đối phó, việc đó có lợi cho Đại Việt có thời gian từ năm đến mười năm để ổn định thế cục tại Lưỡng Quảng.

Vấn đề khó nhất là làm sao thuyết phục được Hoàng Thượng đồng ý mở cửa hoàn toàn nền kinh tế, liên doanh với nước ngoài để khai thác các mỏ khoáng sản, phát triển các nhà máy, các khu công nghiệp để đẩy nhanh quá trình công nghiệp hóa. Có như vậy Đại Thanh mới có hy vọng phục hồi và đứng lên trở thành cường quốc ở Châu Á và trên thế giới như kiếp trước. Hắn đang nghĩ lại những điều mà Đặng Tiều Bình đã làm để phát triển kinh tế Trung Hoa sau Đại khủng hoảng do cách mạng văn hóa, kiếp trước thầy chủ nhiệm thường xuyên thuyết giảng say sưa về đề tài này nên hắn rất nhớ. Lâm Tắc Từ bắt đầu viết tấu chương bắt đầu tập trung vào những mục tiêu của "bốn hiện đại hóa" gồm kinh tế, nông nghiệp, khoa học và phát triển kĩ thuật và phòng thủ đất nước.

Về kinh tế chủ trương mở cửa toàn diện liên doanh với các công ty nước ngoài, phát triển các khu công nghiệp tại Thâm Quyến, Thượng Hải… với đất đai rộng lớn và đông dân Trung Hoa có nguồn tài nguyên dồi dào, và lực lượng lao động lớn việc liên doanh với các công ty nước ngoài từ khai khoáng đến sản xuất sẽ thúc đẩy nền kinh tế Trung quốc. Tiếp tục phát triển thương mại và xuất nhập khẩu với các nước kể cả Đại Việt bên cạnh.

Về nông nghiệp, với đất đai rộng lớn, khí hậu đa dạng dùng chính sách mở đồn điền để tập trung phát triển những vùng lúa gạo lớn, trồng những cây công nghiệp như cao su, hồ tiêu, cà phê để xuất khẩu. Về khoa học kỹ thuật thì mở trường đại học mời những nhà khoa học, chuyên gia nước ngoài về giảng dậy. Tiếp tục nhập máy hơi nước và dần sẽ tự sản xuất để nâng cao năng xuất lao động. Ngoài ra cũng dần hiện đại hóa vũ khí để nâng cao khả năng phòng thủ đất nước. Sau một tuần làm việc ngày đêm cuối cùng bản tấu chương cũng đã hoàn thiện, Lâm Tắc Từ quyết định vào cung dâng lên Hoàng Thượng.

Bản tấu chương của Lâm Tắc Từ làm triều đình lại một phen nổi cơn sóng gió. Các quan ngự sử gán cho Lâm Tắc Từ tội bán nước cho ngoại bang khi liên doanh để khai thác các khoáng sản của Trung Quốc. Tuy nhiên với thế mạnh của phe cải cách và của Hoàng Thượng thì cũng được thông qua hai điều về công nghiệp và nông nghiệp. Các quan văn theo trường phái nho học, tôn thờ Khổng Tử nhất quyết không để sĩ tử Đại Thanh học theo lối bọn ngoại tộc man di, Lâm Tắc Từ đành nhượng bộ để đám thợ thủ công cấp thấp theo học tay nghề của thợ nước ngoài. Lâm Tắc Từ được Hoàng thượng ban chiếu phụ trách việc cải cách công nghiệp và nông nghiệp của Đại Thanh.

Lâm Tắc Từ đến Thượng Hải cho mời thương gia, Đại Sứ các nước đến họp và nói về chủ trương kinh tế của Đại Thanh. Các thương gia cảm thấy đây là cơ hội để làm ăn ở một thị trường tiềm năng, đông dân và rộng lớn nhất thế giới nên cảm thấy rất hào hứng. Vùng Thượng Hải và Thâm Quyết trở thành hai vùng kinh tế tập trung phát triển, các nhà máy mới liên tiếp được xây dựng cuốn hút hàng vạn lao động Trung Hoa đến kiếm việc làm. Tại Thượng Hải trường dạy nghề với các thầy là những người thợ có tay nghề mộc, cơ khí cao ở Châu Âu và Trung Hoa đã bắt đầu đào tạo những thợ trẻ Trung Hoa. Để bổ sung nguồn ngân khố đang trống rỗng Lâm Tắc Từ cho phát hành xổ số ở Bắc Kinh, Thượng Hải, và Thâm Quyến sự mới lạ và được quảng cáo liên tục đã thu hút nhiều người tham gia tạo nguồn thu lớn cho Đại Thanh.

Một năm sau, những vùng kinh tế này đã dần thay da đổi thịt, cuốn hút các nhà kinh doanh trên thế giới đến đầu tư trong đó có cả những người đầu tư từ Đại Việt vì chi phí nhân công rẻ hơn nhiều. Lúc này đời sống Đại Việt đã được nâng cao, cuộc sống người dân khá hơn do chính phủ trợ cấp cả y tế và giáo dục, chính vì vậy tiền lương của người lao động ở Đại Việt cao hơn so với Trung Quốc, nhiều ngành lao động như dệt may dần chuyển sang Trung Quốc với giá nhân công rẻ làm cho chi phí sản phẩm rẻ hơn. Ở Đại Việt chủ yếu phát triển những ngành đòi hỏi tay nghề cao như sản xuất xe đạp, oto. Xe oto của Đại Việt bắt đầu tràn sang thị trường Châu Âu và nước Mỹ và được đón nhận nhiệt tình, mỗi tháng bán được hàng nghìn chiếc ở Anh, Pháp, Đức, Mỹ... nguồn tiền cuồn cuộn đổ về Đại Việt. Các nhà máy oto liên tiếp được mở rộng thu hút nhiều lao động có tay nghề cơ khí cao, cùng với sự phát triển oto ngành công nghiệp khai thác dầu khí cũng bắt đầu phát triển, do phát triển trước nên công nghệ sản xuất xăng ở Đại Việt được coi là tiên tiến nhất và nhiều nước phải liên doanh với Đại Việt thành lập các nhà máy lọc dầu để có nguồn xăng phục vụ cho đời sống.

Lúc này ở vùng thảo nguyên thuộc Mông Cổ, qua các mối liên hệ với các nhà buôn Trần Cận Nam đã bí mật liên hệ gặp gỡ với các thủ lĩnh bộ tộc Mông Cổ. Những bộ tộc này bị Đại Thanh coi rẻ nên các quan lại cai trị rất hà khắc, bóc lột tàn tệ họ đã sớm bất mãn với Nhà Thanh khi Trần Cận Nam ngỏ ý muốn giúp họ vũ khí để chống lại nhà Thanh thì họ đồng ý. Trong một căn lều của Thủ Lĩnh Ô Khoát Đài, Trần Cận Nam đang trao đổi với các thủ lĩnh Mông Cổ. Một thủ lĩnh nói.

- Vùng này chủ yếu là thảo nguyên chỉ có thể chăn thả, khí hậu khắc nghiệt nên các bộ lạc rất nghèo, vũ khí chủ yếu của chúng tôi là cung tên và gươm giáo nên không thể chống lại đại bác và hỏa mai của quân Thanh nên mấy cuộc nổi dậy của dân chúng tôi từ thời Càn Long đã bị dập tắt trong biển máu chính vì vậy các Thủ Lĩnh người Mông Cổ không dám phản kháng.

Trần Cận Nam rút khẩu súng pạc hooc bên người sau đó đi ra ngoài. Các thủ lĩnh đi theo Nam bắn liên tiếp ba phát trúng cọc gỗ ở khoảng cách một trăm bước mọi người đều thán phục vì tốc độ bắn và khả năng bắn chính xác của Nam. Sau đó Nam đi vào trong lều, sau khi tất cả ngồi xuống Nam nói.

- Vua nước Đại Việt thấy người Mông Cổ quá khổ vì bị Đại Thanh bóc lột nên người quyết định hỗ trợ. Một con ngựa hoặc cừu sẽ đổi lấy hai khẩu súng pạc hooc hoặc một khẩu súng trường đó là giá rẻ nhất thị trường hiện nay, vì binh thường ba con ngựa mới đổi được một khẩu súng trường.

Nghe mức giá đó các thủ lĩnh gât đầu cảm thấy hài long, một người hỏi.

- Không biết bao giờ chúng tôi có thể bắt đầu và sẽ trao đổi ở đâu.

Trần Cận Nam nói.

- Chúng ta sẽ trao đổi ở khu vực này, để đảm bảo bí mật mọi người báo số lượng trao đổi mỗi đợt rồi chúng tôi sẽ chuẩn bị để giao lên. Mỗi lần từ vài trăm đến một nghìn khẩu súng.

Một thủ lĩnh hào hứng nói

- Có loại vũ khí này chúng ta sợ gì bọn nhà Thanh, chúng ta sẽ thuyết phục các tù trường khác. Có vài vạn khẩu súng thì chúng ta sẽ đòi được độc lập.

Các tù trưởng thống nhất về kểu gọi các thủ lĩnh cùng đứng lên chống lại nhà Thanh dành độc lập và bầu tù trưởng Ô khoát Đài dòng dõi Thành Cát Tư Hãn là Đại Thủ Lĩnh. Trần Cận Nam cáo từ sau khi thống nhất phương thức liên lạc và cách thức trao đổi mua bán.