Chương 139: Chuẩn bị cho thủy chiến.

Tây Sơn Cảnh Thịnh Triều Đại Mới

Chương 139: Chuẩn bị cho thủy chiến.

Chương 139: Chuẩn bị cho thủy chiến.

Võ Văn Huy chỉ huy chiếc đoàn tàu hơi nước gồm hai chiếc tải trọng một nghìn tấn đóng giả tàu buôn chở ba trăm sỹ quan Thiên Địa Hội tiến về cảng Đại Liên. Đây là những sỹ quan xuất sắc nhất và là khóa sỹ quan tốt nghiệp khóa cuối được đưa về để phục vụ cuộc chiến lâu dài, ngoài chở các sỹ quan còn chở thêm vũ khí đạn dược để tiếp tế thêm cho quân Thiên Địa Hội. Vì đây là chuyến đi quan trọng nên đích thân Võ Văn Huy chỉ huy hạm đội Trường Sa dẫn đoàn. Tuy là tàu buôn nhưng nó cũng được trang bị vũ khí tương đối mạnh đủ sức đánh lại hải quân nhà Thanh. Khi gần đến cảng Đại Liên thấy có một chiếc chiến thuyền chạy bằng buồm treo cở Thiên Địa Hội tiến đến, Võ Văn Huy cho tàu chạy chậm lại để chiếc thuyền kia cập mạn. Khi hai chiếc áp mạn vào nhau người bên chiếc thuyền buồm nhanh nhẹn nhảy lên tàu xin gặp người chỉ huy. Khi đến gặp Huy người đó cúi đầu chào và nói.

- Do Thủy quân nhà Thanh sắp đến nên chúng tôi đón thuyền của tướng quân ở ngoài này. Chúng ta sẽ đón người lên bờ bằng thuyền buồm. Còn tướng quân theo chúng tôi ra hòn đảo bí mật để cất giấu vũ khí chứ không dỡ hàng ở cảng.

Võ Văn Huy hỏi lại.

- Lực lượng thủy quân Thanh có đông không, dự kiến bao giờ tới.

Người đó nói.

- Chúng tôi nhận được tin có ba vạn thủy quân Thanh đang đến. Chắc chỉ vài ngày nữa do ngược gió mùa nên họ đến chậm. Theo tin tình báo có khoảng năm mươi chiếc tàu, thuyền các cỡ trong đó có hai chiếc tàu bọc thép chạy bằng hơi nước trọng tải khoảng tám trăm tấn. Nghe nói hai chiếc tàu này do Ottoman trang bị khá hiện đại có hai mươi khẩu pháo cỡ nòng năm mươi đến tám mươi ly.

Võ Văn Huy hỏi tiếp.

- Lực lượng của các ngươi hiện ở Đại Liên thế nào?

Người đó đáp lời.

- Hiện tại phần lớn theo Trần Tướng Quân tiến vào thành Thẩm Dương sau đó ngược lên phía Bắc, một phần ở lại thành Thẩm Dương hiện đang bị Lâm Tắc Từ vây trong dãy nói Qipan. Chúng tôi ở đây có ba nghìn người đang đóng trong đồn nhỏ ở sâu trong sông cách cảng Đại Liên một cây số chủ yếu để đón vũ khí tiếp viện. Khi nào thủy quân Thanh tới chúng tôi sẽ rút lui, tạm lánh ra các đảo chờ Trần Tướng Quân phối hợp với quân Mông Cổ tiến về giải phóng vùng đất này chúng tôi mới hội với tướng quân được.

Võ Văn Huy nói với viên thuyền phó.

- Các ngươi đi theo họ ra đảo cất dấu vũ khí. Ta lên thuyền buồm đi theo họ vào Cảng Đại Liên xem tình hình thế nào.

Viên thuyền phó nói.

- Ngài đi như vậy rất nguy hiểm, việc đó cử mấy sỹ quan đi trinh sát tình hình là được.

Võ Văn Huy gạt đi nói.

- Hoàng Thượng cử ta đi đợt này là để khảo sát tình hình về báo cáo với ngài, ta không thể làm qua quít cho xong chuyện được. Ta sẽ dẫn hai mươi người trang bị hỏa lực mạnh đi cùng là được. Xong việc ta sẽ quay vê tìm các ngươi.

Nói xong Huy lên thuyền buồm cùng các sỹ quan Thiên Địa Hội đi về cảng Đại Liên, còn hai chiếc thuyền đi về phía Đảo để dỡ và cất dấu vũ khí dưới sự hoa tiêu của người Thiên Địa Hội. Khi đến Cảng Đại Liên Huy thấy đó là một bến tàu nhỏ rất vắng người, và thuyền bè chiếc thuyền đi ngược lên vào một con sông chừng một cây số có một đồn nhỏ đắp bằng đất hình vuông mỗi chiều khoảng bốn trăm mét, chiều cao đồn tầm hai mét. Đây vốn là đồn của quân Thanh sau khi chiếm được quân Thái Bình đóng ở đó, đồn trang bị hai mươi khẩu pháo chiếm được của quân Thanh. Đây là loại pháo nạp tiền vốn đã lạc hậu hiện đang sử dụng thuốc phóng và đạn cải tiến của Đại Việt. Biết Huy là chỉ huy cấp cao của Đại Việt nên tướng giữ đồn đón tiếp các long trọng, cử hai người thông thạo địa hình để dẫn đường cho anh.

Ngày hôm sau, Võ Văn Huy cùng các tùy tùng cưỡi ngựa đi khắp nơi để quan sát địa thế ghi chép và vẽ lại sau một ngày đi khắp nơi, buổi chiều anh và mọi người ra bờ sông cho ngựa tắm còn mọi người ngồi trên bờ nghỉ ngơi. Ngồi bên bờ ngắm dòng sông lúc hoàng hôn, hai bên bờ là những rừng cây vẻ đẹp hoang sơ. Ngắm cảnh vật bên sông, Huy cảm giác giống như đang đứng trước con sông Bạch Đằng ở Đại Việt chỉ khác là không có các dãy núi hai bên bờ sông, hồi còn là học sinh trường quân sự anh được giáo viên đi thăm qua sông nơi có trận Bạch Đằng nổi tiếng, giảng viên đã mô tả lại trận đánh và những nơi bố trí quân Đại Việt để đánh bại quân đội Nguyên Mông. Huy là một trong những sinh viên say mê nghe giảng và cảm nhận được khí thế hào hùng của dân tộc khi có trận thắng vang dội làm đế chế Mông Cổ không dám quay lại Đại Việt. Là vùng cửa biển nên dòng sông rất rộng, thỉnh thoảng những đám vịt trời bị động bay vụt lên mấy người lính thấy vậy liền cầm súng đi về bãi sông để săn. Người dẫn đường dặn dò.

- Ở đây ít người nên chim rất nhiều, các vị đi săn cẩn thận lúc thủy triều xuống bãi bùn bên sông nhão nên dễ bị lún lắm đấy, không cẩn thẩn có thể lún đến ngang người.

Võ Văn Huy chợt lóe nên một ý nghĩ trong đầu nên hỏi lại.

- Thủy triều ở đây lên xuống thế nào.

Người đó nói.

- Ở đây là cửa biển thủy triều lên vào lúc nửa đêm lên đỉnh vào mười giờ sáng đó rút dần đến tầm ba giờ chiều là thấp nhất.
Võ Văn Huy cẩn thận cho người đo đạc bên bờ và chiều sâu của lòng sông, cho người đi hỏi về thủy triều một số cư dân sống bên bờ sông sau đó vẽ bản đồ một cách kỹ lưỡng. Tối hôm hôm đó anh về cân nhắc xem lại bản đồ lên kế hoạch chi tiết nơi bố trí quân, nơi đặt trận địa, sáng hôm sau anh qua gặp tướng giữ đồn để bàn bạc. Võ Văn Huy chỉ vào bản đồ và nói.

- Ta có một kế hoạch giăng bẫy ở đây đến phục kích thủy quân nhà Thanh. Rất cần ngươi phối hợp. Nếu thành công có thế làm cho Thủy quân Thanh thiệt hại nặng.

Viên chỉ huy đồn đắn đo nói.

- Quân Thanh có ba vạn quân lại có hai tàu bọc thép chạy bằng hơi nước, chúng ta gộp lại được gần bốn nghìn quân với hai mươi khẩu pháo cũ liệu có thể đánh lại được không.

Võ Văn Huy nói.

- Nếu dàn quân so thực lực thì chúng ta đánh không lại, nhưng chúng ta nắm địa lợi nên có cơ hội. Ta nghĩ nếu chúng ta chuẩn bị tốt thì có tám phần chắc thắng.

Viên chỉ huy nói.

- Mọi việc xin nghe theo chỉ đạo của tướng quân.

Võ Văn Huy cho người lập tức liên lạc với hai tàu của mình chuyển vũ khí trang bị cho tàu lên bờ. Anh cho mang loại vũ khí mới mang sang mà Đại Việt trang bị cho quân Thiên Địa Hội từ các kho đang cất dấu là thủy lôi. Lúc này một số nước đã chế tạo thủy lôi nhưng chỉ là những quả mìn thả dưới nước khi tầu đi qua thì giật cho nổ nên hiệu quả không cao, loại thủy lôi Đại Việt chế tạo là kiểu mới gọi là thủy lôi tiếp xúc, thủy lôi sẻ được kích nổ khi một con tàu đụng phải, là loại dùng ngòi nổ hóa học (một ống thủy tinh chứa axit sunfuric), anh cho bố trí ba trăm quả thủy lôi ở dưới sông,. Những quả thủy lôi được buộc bằng xích dưới lòng sâu và chìm cách mặt nước một mét khi triều thấp nhất. Sau hai ngày bố trí xong lúc này thuyền trinh sát báo về thấy Thủy quân nhà Thanh xuất hiện.