Chương 137: Tấn công lũy phía Bắc.

Tây Sơn Cảnh Thịnh Triều Đại Mới

Chương 137: Tấn công lũy phía Bắc.

Chương 137: Tấn công lũy phía Bắc.

Quân Thanh kéo đến Thành Thẩm Dương sau khi nó bị quân Thiên Địa Hội chiếm sáu tháng. Sỡ dĩ lâu như vậy vì từ khi nhận được tin còn phải chuẩn bị quân lương, chọn ngày lành tháng tốt hợp với tuổi Lâm Tắc Từ và thời gian hành quân trên đường. Đến nơi quân Thanh lập tức triển khai dàn quân nã pháo binh vào thành. Quân Thanh lúc này được trang bị hơn một trăm khẩu pháo nạp hậu của đế chế Ottoman nên lực lượng pháo binh cũng hùng hậu.

Quân Thiên Địa Hội thì chỉ có hai chục khẩu pháo được trang bị để thủ thành của quân Thanh nhưng sử dụng thuốc phóng và đạn nổ được Đại Việt sản xuất, lại có lợi thế từ trên cao bắn xuống nên không đến nỗi bị áp chế. Hai bên đấu pháo nửa ngày thì Quân Thiên Địa Hội dần hết đạn, lúc này Lâm Tắc Từ cho quân Thanh tràn lên. Hai bên đánh nhau dữ dội, Lâm Tắc Từ cho quân bắn lên mặt thành để áp chế, cho quân cảm tử bắc thang liều chết xông lên. Quân Thiên Địa Hội nấp sau lỗ châu mai bắn trả và ném lựu đạn xuống làm gãy thang và tiêu diệt quân Thanh dưới chân thành. Hai bên bắn nhau một ngày, quân Thanh chưa chiếm được thành phải tạm rút lui, thiệt hại hai nghìn quân và bị thương ba nghìn. Quân Thái Bình thiệt mạng hơn năm trăm người, tuy nhiên đạn pháo gần hết do Trần Cận Nam mang đi số lượng lớn. Đến đêm quân Nguyễn Tri Phương kéo đến đánh vào trại phía Nam để tiếp ứng, Quân trong thành đổ ra hai cánh quân hợp lại sau đó rút về phía núi Qipang nơi có căn cứ để tiến hành phòng thủ.

Sau khi chiếm được thành Thẩm Dương, Lâm Tắc Từ cho đóng hành dinh ở đó, và chỉ huy quân tấn công vào căn cứ của Thiên Địa Hội ở dãy núi Qipang. Do đường vào núi gập ghềnh nên pháo vận chuyển rất khó khăn, dọc đường quân Thiên Địa Hội lợi dụng địa hình đồi núi hiểm trở tiến hành phục kích, chặn đánh nên quân Thanh bị thiệt hại mấy nghìn người và mấy ngày mới tiến đến Đại Đồn. Nhìn Đại đồn qua ống nhòm Lâm Tắc Từ cảm thấy khâm phục ý tưởng người xây đồn khi lợi dụng đất đai ở đây xây đồn, không phải tốn công sức vận chuyển vật liệu từ ngoài vào. Là sinh viên khoa sử lên Lâm Tắc Từ hiểu được các kiểu chiến lũy, nên đánh giá rất cao người có ý tưởng xây dựng chiến lũy, và hiểu rằng không dễ để tấn công chiến lũy này khi không có đủ hỏa lực mạnh như pháo binh. Tuy nhiên vị trí để đặt pháo binh ở đây rất khó vì đồi núi gập ngềnh người xây dựng lũy đã tính đến việc giảm sức tấn công của pháo binh. Lâm Tắc Từ đành phải dùng sức mạnh tấn công kiểu biển người để chiếm Đại Đồn.

Sau tiếng kèn xung trận, hàng vạn quân Thanh tiến lên như làn sóng ken đặc cả thung lũng, đến gần chiến lũy các hầm chông, bãi mìn làm quân Thanh tiến công chậm lại, địa hình đồi núi lại có nhiều cây cối nên tốc độ tiến quân không nhanh như trên đồng bằng nên quân đội Đại Thanh thành mồi ngon cho các tay súng từ trong đồn bắn ra. Trong quá trình hiện đại hóa quân đội, những khẩu súng máy Maxim dần trở lên lỗi thời vì quá nặng khi vận chuyển, chỉ phù hợp với phòng thủ nên được trang bị cho quân Thiên Địa Hội năm mươi khẩu, Đại đồn được lắp đặt tám khẩu, lúc này những khẩu súng máy thi nhau khạc lửa vào đám quân Thanh đang chật vật tiến lên. Mìn định hướng liên tục nổ, mảnh bi văng ra làm hàng chục tên lính gục xuống.

Cùng lúc để hỗ trợ cho Đại đồn các cánh quân ở các đồn khác tiếp ứng dựa vào địa thế núi cao hiểm trở đánh thọc sườn làm quân đội Thanh rối loạn. Đến trưa quân Thanh phải rút lui để lại hàng nghìn xác chết la liệt quanh Đại đồn. Mấy ngày sau quân Thanh tấn công đồn đều gặp phải sự kháng cự quyết liệt, Lâm Tắc Từ đổi chiến thuật chia quân đánh các đồn, thì bị phân tán binh lực, nhiều cánh quân bị phục kích, đánh lén hoặc vướng phải mìn cài khắp nơi. Sau mấy cuộc tấn công thất bại, Lâm Tắc Từ cho quân đóng đồn chặn các ngả đường tiến vào dãy núi Qipang với mục đích bao vây, cô lập quân Thiên Địa Hội.

Lúc này Trần Cận Nam dẫn ba vạn tinh binh tiến lên phía Bắc, tiến về biên giới Mông Cổ. Đường đi chủ yếu băng qua những núi rừng, và thảo nguyên. Trinh sát đi ngựa thường xuyên đi trước để dò đường, khi còn cách hệ thống phòng tuyến của quân Thanh năm cây số thì dừng lại. Đêm đến những người lính thuộc đội quân huấn luyện đặc biệt theo cách thức của đặc công bí mật tiến về phía chiến lũy của Đại Thanh để trinh sát và vẽ bản đồ.

Để chống quân Mông Cổ, quân đội Đại Thanh xây một hệ thống lũy kéo dài hàng cây số, tiếp nối với các dãy núi để ngăn chặn kỵ binh Mông Cổ. Mặt trước cao bốn mét, mặt sau cao hai mét. Hai mặt lũy cách nhau một trăm mét, ở giữa có hệ thống nhà để cho binh lính, kho lương và vũ khí. Sau khi trinh sát mang bản vẽ về, Trần Cận Nam và các tướng lĩnh quyết định tấn công vào đoạn lũy hẹp nhất dài hơn một cây số nối giữa hai dãy núi lớn. Đêm đến quân Thanh canh giữ ở đoạn lũy này đang ngồi quanh đống lửa, sau đoạn lũy để tránh gió và lạnh. Chúng chủ quan nên chỉ tập trung quan sát hướng Bắc nơi quân Mông Cổ đóng quân vì cho rằng không có ai có thể tấn công chúng từ phía sau mà không biết rằng hàng chục bóng đen đang lặng lẽ tiến về phía lũy. Những người lính được huấn luyện sau khi lặng lẽ áp sát chân lũy đã đặt bộc phá ở cửa ra vào.

Ầm một tiếng nổ lớn, cánh cửa bị phá tan, các bóng đen tràn vào bắn súng, ném lựu đạn vào các đám lính đang nhốn nháo, cùng lúc này Trần Cận Nam dẫn quân tràn vào, bị tấn công bất ngờ quân Thanh bỏ chạy toán loạn. Đến sáng hôm sau quân Thiên Địa Hội đã làm chủ đoạn lũy, Trần Cận Nam lập tức cho người tổ chức phòng thủ và cho lính trinh sát mang thư đến bộ lạc Mông Cổ yêu cầu mang quân đến phối hợp.

Dương Minh chỉ huy phòng thủ ở phòng tuyến phía Bắc nhận được tin báo khi đang ngủ giật mình, y vội huy ra lệnh cho quân tập trung cướp lại đoạn lũy đã mất. Y biết rằng nếu không kịp chiếm lại lũy trước khi quân Mông Cổ tới thì hai cánh quân hợp lại sẽ là mối đe dọa với Đại Thanh. Y dẫn hai vạn quân kỵ binh, ba vạn bộ binh xông tới đoạn lũy bị chiếm. Thấy khói bụi từ xa đoán quân Thanh đang tới, Trần Cận Nam cho mọi người chuẩn bị chiến đấu, tuy chiến đấu cả đêm, lại phải bố trí phòng ngự đặt đại bác, súng máy vào các vị trí có thể bao quát, cũng như cài mìn dày đặc xung quanh cửa bị phá nhưng mọi người cũng không cảm thấy mệt mỏi, mà cảm thấy hồi hộp vì đây là lần đầu tiên quân Thiên Địa Hội chạm trán với đội quân tinh nhuệ từ sau khi đổ bộ lên cảng Đại Liên.

Dương Minh cho triển khai năm mươi khẩu pháo để bắn phá chiến lũy, tuy nhiên lúc này mặt trời đang lên cho nên quân Thanh tấn công bị ánh nắng chiếu là chói mắt hạn chết tầm nhì. Khi các khẩu pháo được kéo đến gần lũy thì bị các khẩu pháo của quân Thiên Địa Hội bắn tới tấp. Mấy chiếc xe ngựa kéo pháo trúng đạn làm vỡ bánh xe, đổ nghiêng những con ngựa lồng lên chạy tứ tung. Có xe chở thuốc nổ bị trúng đạn nổ tung Dương Minh vội cho pháo lùi lại bắn từ khoảng cách xa hơn. Do không đúng tầm nên phải dùng đạn sắt đặc, đạn nảy hai ba lần mới chạm lũy vì vậy sức công phá không lớn.

Thấy vậy Dương Minh ra lệnh cho quân xông lên, vì lũy mặt nam khá thấp cao hai mét nên có thể công kênh nhau lên để trèo lên mặt lũy. Chờ quân Thanh đến tầm hai trăm mét này các khẩu pháo của quân Thiên Địa Hội thi nhau nổ vang. Những viên đạn chứa hàng trăm viên bi sắt nổ tung văng các mảnh vào đám quân Thanh, làm nhiều tên bị thương, tuy nhiên quân Thanh rất đông nên chỉ như viên đá ném vào ao bèo, những khoảng trống do đạn pháo nổ nhanh chóng bị bao phủ. Đợi khoảng cách đám bộ binh Thanh còn một trăm mét các khẩu súng máy khai hỏa làm cho đám bộ binh đang tràn lên như đợt sóng khựng lại như đập vào con đê lớn. Lúc này các khẩu súng bộ binh đồng loạt khai hỏa, khi quân Thanh tràn vào sát lũy quân Thiên Địa Hội ném lựu đạn, giật mìn những mảnh xác người văng tứ tung, máu đổ ra đỏ rực cả khu vực quanh chân chiến lũy. Hai bên đánh nhau một ngày quân Thanh chưa chiếm được lũy, thiệt hại một vạn người. Quân Thiên Địa Hội cũng hy sinh hơn hai nghìn người. Lợi dụng đêm tối tuy đã rất mệt mọi vì hơn một ngày chiến đấu chưa được nghỉ ngơi quân Thiên Địa Hội vẫn tranh thủ củng cố lại trận địa cho trận đánh ngày hôm sau.