Chương 124: Thu phục Lưỡng Quảng.

Tây Sơn Cảnh Thịnh Triều Đại Mới

Chương 124: Thu phục Lưỡng Quảng.

Chương 124: Thu phục Lưỡng Quảng.

Sau nửa tiếng khi những khẩu pháo 120 ly được kéo tới nhưng không thấy thành Ung Châu có hồi âm, Huy ra lệnh cho pháo binh khai hỏa. Mười khẩu pháo 120 ngắm vào vọng lâu và cổng thành đồng loạt khai hỏa. Lúc này tổng binh của thành đang ở trên vọng lâu quan sát pháo binh Đại Việt qua ống nhòm, thấy những khẩu pháo ngắm về hướng của mình y vội rời khỏi vọng lâu, hò hét mọi người nằm xuống.
Ầm! Ầm mười khẩu pháo đồng loạt khai hỏa, vọng lâu đổ sụp gạch ngói bay tứ tung. Sau nửa tiếng nã pháo liên tục lên tường thành, quân Đại Việt ào lên tấn công. Lúc này những khẩu trung liên phát huy tác dụng, một người hai tay cầm càng súng người phía sau nhằm các lỗ châu mai khai hỏa áp chế để quân bắc thang trèo lên tường thành. Đến lưng chừng thang mọi người đồng loạt ném lựu đạn lên mặt thành để dọn đường. Những tiếng nổ vang kèm theo tiếng la hét của quân Thanh, nhiều tên bị sức ép của lựu đạn hất rơi khỏi tường thành. Quân Đại Việt nhanh chóng leo lên mặt thành. Súng phun lửa khai hỏa dồn ép quân Thanh ra khỏi mặt thành, nhiều tên bị trúng vòi lửa cả người bốc cháy như ngọn đuốc sống, la hét ầm ĩ. Sau hơn nửa tiếng quân Đại Việt đã làm chủ thành phía Đông, thấy đại thế đã mất Tổng Đốc Tôn Văn và quân Đại Thanh chạy ra của Tây về hướng thành Quảng Tây.

Sau khi chiếm được thành, Võ Văn Huy ra lệnh cho quân canh gác thành, cấm quấy nhiều dân chúng. Khi kiểm tra ngân khố Huy giật mình trong ngân khố còn năm vạn lượng bạc, cộng với ngân khố chiếm được ở pháo đài Cảng Khâm số tiền thu được lên tới tám vạn lạng bạc. Huy cho người niêm phong và canh giữ cẩn thận. Ngày hôm sau quân Đại Việt do Trần Quang Diệu dẫn quân tới. Sau khi hội họp hai cánh quân, một vạn quân ở lại giữ thành, mười vạn quân tiến về phía thành Quảng Tây.

Lúc này Napoleon và Nguyễn Tri Phương cũng đã tiến tới địa phận tỉnh Quảng Tây, quân Thanh rút hết vào đồn cố thủ. Sau mười năm ma túy tràn vào Lưỡng Quảng nên binh lính đây rất nhiều người bị nghiện nên bình thường chỉ giỏi bắt nạt thường dân chứ không còn tinh thần để chiến đấu, nhất là từ khi tin thành Quảng Châu thất thủ lan ra. Do đó các đồn binh phần lớn chỉ mất nhiều nhất nửa ngày là bị hạ, nhiều đồn nhỏ binh lính bỏ đồn mà chạy. Chỉ trong nửa tháng hai cánh quân đã hội ở trước thành Quảng Tây.

Lúc này Tôn Văn đã trốn về đây gặp mặt Tổng Đốc Quảng Tây Trương Ngao, sau khi nghe tình hình binh lực Đại Việt Trương Ngao cảm thấy khó có khả năng giữ được thành liền ra lệnh cho viên Tổng Binh Trương Phi ở lại giữ thành còn mình và gia quyến và tài sản chạy sang Vân Nam. Trương Phi có năm vạn quân hợp với quân Tôn Văn lúc này có sáu vạn. Nhìn binh lực tưởng nhiều nhưng phân nửa là nghiện ngập chỉ có khoảng hai vạn quân đủ thể lực để chiến đấu, biết mình khó giữ được thành nên khi quân Đại Việt cho người gửi thư yêu cầu đầu hàng thỉ Trương Phí quyết định mở cửa thành để tránh thương vong.

Tin thắng trận liên tiếp báo về, Thịnh quyết định đi khinh khí cầu đến thành Quảng Đông hội họp cùng các tướng sĩ. Bay trên khinh khí cầu, ngắm cảnh Quảng Đông từ trên cao anh không khỏi cảm khái, gần hai nghìn năm non sông mới thu về một mổi. Mấy hôm nay triều thần cũng tranh cãi về việc cai trị Lưỡng Quảng, có người đề xuất đuổi hết dân đi chỉ để lại thợ giỏi vì sợ dân số Lưỡng Quảng hơn Đại Việt thì dần dần người Việt bị đồng hóa. Có người lại để nghị chính sách người Hán và người Việt một nhà cùng một chính sách để hòa hợp dân tộc không nên phân biệt đối xử. Thịnh chợt nhớ tới đế quốc Ottoman một trong những đế quốc lớn trên thế giới. Thời đỉnh cao quyền lực ở thế kỷ 16 và thế kỷ 17, các lãnh thổ của Đế quốc Ottoman gồm các vùng Tiểu Á, Trung Đông, nhiều phần ở Bắc Phi, và đa phần đông nam châu Âu đến tận Kavkaz và tỉnh Aceh của đảo Sumatra thuộc Indonesia. Đế quốc Ottoman chiếm một vùng có diện tích khoảng 5,6 triệu km², nhưng vùng ảnh hưởng thực tế của đế quốc rộng hơn rất nhiều nếu tính cả các vùng lân cận do các bộ lạc du mục cai quản nhưng không được nhiều người biết hoặc đề cập tới cụ thể như Ả rập thuộc Ottoman và một phần ven sông của vùng Sừng Châu Phi thì có thể đến 11,5 triệu km², nơi quyền bá chủ của đế quốc này được công nhận. Với Istanbul là thủ đô, một khu vực trọng yếu của tuyến giao thương ở Châu Âu, đế quốc này có thể quyền kiểm soát các vùng đất xung quanh Địa Trung Hải cũng như cả toàn bộ Châu Âu. Nhờ có vị trí địa lí quan trọng,

Đế quốc Ottoman là trung tâm của sự tương tác giữa thế giới phương Đông và phương Tây trong sáu thế kỷ. Xuất thân là bộ tộc Đột Quyết ở phía Bắc Trung Hoa thời kỳ nhà Đường bị xâm chiếm dần dần người Đột Quyết mất vùng đất chăn thả, lùi dần vào sa mạc, một bộ phần người Đột Quyết lưu lạc đến vùng Thổ Nhĩ Kỳ và mở ra triều đại Ottoman. Khác với bộ tộc Mông Cổ cũng chiếm được một vùng diện tích rộng lớn nhưng chỉ giữ được hơn một trăm năm, triều đại đế quốc Ottoman phát triển trong sáu thế kỷ, chính sách cai trị của Ottoman góp phần kéo dài được sự phát triển đó. Đế chế này học hỏi và hợp nhất chính sách trị dân của hoàng đế La Mã với chính sách trị dân của hoàng đế Thổ Nhĩ Kỳ. Nhà nước theo chính thể quân chủ chuyên chế, các Sultan (nhà vua) có quyền lực tối cao. Nhưng triều đình cũng tạo ra một thể chế pháp lý millet – khu vực tự trị, các dân tộc và tôn giáo có sự độc lập đáng kể dưới quyền kiểm soát của trung ương. Các thái tử và hoàng thân cũng được chia khu vực để cai trị.

Dưới sự cai trị của các Sultan, nhiều thư viện, trường học đã được xây dựng. Các quan viên được huấn luyện bài bản để đáp ứng nhu cầu quản lý hành chính do lãnh thổ đế quốc càng lúc càng mở rộng. Thanh thiếu niên ở các giáo khu Thiên Chúa giáo, tù binh 10-15 tuổi cũng bắt buộc phải đến trường học. Chương trình học kéo dài 10-12 năm, bao gồm các môn như ngữ văn, văn học, nhạc, pháp luật, thần học, quân sự, toán, triết học Hồi giáo, quản lý học… Những học sinh nào không qua được các kỳ kiểm tra sẽ bị đuổi học ngay.

Để nâng cao chất lượng giáo dục, các Sultan cho mời nhiều học giả nổi tiếng trong giới Hồi giáo cũng như tại châu Âu thời đó về giảng dạy. Trường học và các khu thực hành cũng được đầu tư phát triển liên tục. Các Sultan cũng thường xuyên đến các trường học để quan sát và đích thân truyền đạt kiến thức cho học sinh. Chính sách giáo dục triệt để đã nâng cao nhận thức dân tộc, tạo nên một khối sức mạnh thống nhất, đồng thời thúc đẩy sự phát triển cực thịnh, bền vững của đế chế Ottoman. Bên cạnh đó, chính sách tự trị nhưng vẫn hợp nhất trong một chính thể quân chủ giúp cho Ottoman có thể dễ dàng cai trị lãnh thổ rộng lớn, mọi nguồn lực quân sự, tài nguyên… vẫn quy về một mối tạo nên sự cường thịnh cho đế chế Ottoman.

Phần lớn người Ottoman theo đạo Hồi giáo, nhưng nhà nước cho phép giáo hội Thiên Chúa, giáo hội Do Thái giáo và giáo hội Hy Lạp được hoạt động tự do trong khuôn khổ pháp luật của đế quốc Ottoman. Luật Ottoman cũng chú ý đến việc cải thiện đời sống và địa vị của những rayah (người không theo đạo Hồi). Họ được đối xử tốt hơn so với các đế chế cũ, điều này thu hút nhiều nông nô ở châu Âu sang Ottoman sống để được làm rayah. Người Thổ đã hợp nhất một loạt các tôn giáo và dân tộc vào đế quốc Ottoman của mình, nên họ có thể giữ cho lãnh thổ gần như luôn hòa bình, ổn định suốt hơn 600 năm. Thịnh quyết định đi theo con đường của đế quốc Ottoman đó là dùng sức mạnh trí thức để tạo nên khối sức mạnh thống nhất đất nước.