Chương 129: Cai trị Lưỡng Quảng.

Tây Sơn Cảnh Thịnh Triều Đại Mới

Chương 129: Cai trị Lưỡng Quảng.

Chương 129: Cai trị Lưỡng Quảng.

Sau khi hiệp định được ký kết, những quan chức và tù binh được trao trả lại cho triều đình Đại Thanh. Thịnh cho triệu tập Nguyễn Du lúc này đang phụ trách mảng văn hóa bên Bộ Lễ đến Quảng Châu để phụ trách mảng tuyên truyền. Nguyễn Du phụng mệnh biên soạn và cho người in các tờ rơi, yêu cầu các báo ở Quảng Châu và Quảng Đông in các bài báo nói về lịch sử của dân tộc Bách Việt, như người Dương Việt cư trú ở phía Bắc của tỉnh Giang Tô hiện nay, Âu Mân sống ở vùng Chiết Giang, Phúc Kiến; Nam Việt sống ở vùng Quảng Đông, Tây Âu ở Quảng Tây, Lạc Việt ở Phúc Kiến… quá trình xâm chiếm của người Hán và các cuộc khởi nghĩa của dân tộc Bách Việt chống lại nhà Tần, nhà Hán. Cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng với các chứng tích đền thờ của hai vị vua bà và các nữ tướng của hai bà tại Quảng Đông, Quảng Tây, như nữ tướng Phật Nguyệt trấn thủ ở Hồ Động Đình là biên giới của Lĩnh Nam với nhà Hán (phía bắc tỉnh Hồ Nam). Khi Mã Viện cùng Lưu Long, Đoàn Chí thống lĩnh 30 vạn quân tiến đánh Lĩnh Nam, trận đánh đầu tiên chính là ở Hồ Động Đình. Tổng trấn Hồ Động Đình là nữ tướng Phật Nguyệt dụng binh như thần khiến quân Hán nhiều trận thảm bại, thây chết nghẽn cả sông Trường Giang. Ở Quảng Tây thường có những người kể truyện ở các tửu lâu, hay quán trà những người này được thuê kể lại câu chuyện về các bộ tộc Bách Việt và câu chuyện của Hai Bà Trưng và các nữ tướng. Việc tuyên truyền bằng báo chí và những người kể chuyện để những người dân Lưỡng Quảng dần hiểu rằng Đại Việt đang phục hồi lại cương thổ đã mất chứ không phải đi chiếm đất của triều đình Đại Thanh.

Thịnh ra lệnh tổ chức cuộc thi tuyển dụng các nhân sĩ ở Lưỡng Quảng để triều đình đào tạo và bổ dụng các chức quan để quản lý Lưỡng Quảng. Việc tuyển dụng và các tiêu chí để tham gia thi cử cũng như những đãi ngộ khi trúng tuyển đã được công bố ba tháng trước khi cuộc thi tổ chức. Với mức lương cao khi làm quan chức đã thu hút nhiều nhân sĩ ở Lưỡng Quảng. Đến ngày thi có hơn một nghìn người đăng ký phần lớn đều đạt tú tài, thậm chí có người đã có bằng cử nhân, đích thân Thịnh ra đề thi.

Tôn Văn vốn là người ở Quảng Châu, đã từng đỗ tú tài nay thấy triều đình Đại Việt tổ chức thi thấy mức lương cao nên cũng muốn thử vận may. Ngày thi đến Tô Văn đến trường thi thấy rất đông người tham gia nên cũng cảm thấy rất áp lực, sau khi vào trường thi các sĩ tử được chia vào các phòng thi ở trong trường thi và canh gác nghiêm ngặt. Sau khi mở để thi đọc xong Tô Văn thấy giật mình đề thi không hỏi về tứ thư, ngũ kinh như mình đã từng thi mà hỏi một vấn đề rất thực tế. Câu hỏi do đích thân Hoàng Đế Đại Việt nghĩ: Trẫm đã thu hồi lại quốc thổ, tuy nhiên hiện tại vùng đất này rất hỗn tạp gồm người Hán, Dao, Choang, Miêu, Lý, Xa, vv… làm thế nào để lòng dân đều qui thuận, cùng chung chí hướng xây dựng Đại Việt thành quốc gia hùng mạnh. Trẫm mong các sĩ tử hay trình bày những suy nghĩ của mình giúp Trẫm để đời sống dân vùng Lưỡng Quảng trở lên ấm no hạnh phúc. Tô Văn ngẫm nghĩ rất lâu rồi mới cắm cúi viết. Đến trưa Tô Văn bỏ cơm mang theo ra ăn, rồi lại cắm cúi viết. Đến năm giờ chiều thì tiếng trống trường thi vang lên, các giám thị vào thu bài. Lúc ra khỏi trường thi hỏi các bạn sĩ tử mới thấy người viết được cũng không nhiều vì đề thi khác hẳn với các cuộc thi trước.

Sau khi dọc phách đề, các giám khảo đọc lựa những bài luận hay để cùng nhau đọc lại cho kỹ sau đó để dâng lên Hoàng Thượng. Đọc qua các bài luận Thịnh chú ý đến một bài thi viết lý luận khá mới mẻ, trong bài có đoạn viết. " Từ trước đên nay người dân chỉ mưu cầu được cơm no, áo ấm không bị áp bức bóc lột, họ không quá quan tâm nhiều đến chính trị, triều đại nào từ đâu đến nếu mang cho họ cuộc sống ấm no hạnh phúc thì họ cũng sẽ không làm phản. Dân chỉ phản khi cuộc sống có đói khổ không còn nào khác họ mới làm phản, vì làm phản có nghĩa là có thể bị khép tội chết khi họ lựa chọn làm phản là không còn lựa chọn nào khác. Các cuộc khởi nghĩa chỉ nổ ra khi dân chúng đói nghèo, lúc đó có người hô hào bỏ ra chút lợi ích thì dân sẽ theo nhiều, nên nếu triều đình làm cho dân chúng ấm no hạnh phúc, không bị áp bức thì dân chúng chắc chắn sẽ nghe theo dù họ là người dân tộc nào đi chăng nữa". Khi hỏi các quan giám khảo mới biết thí sinh này là Tôn Văn, Thịnh nghĩ thầm không biết người này có phải ông nội của Tôn Trung Sơn sau này là Tổng Thống đầu tiên của Trung Hoa dân quốc không mà có tư tưởng hiện đại như vậy. Sau khi chấm được một trăm người, những người này được đưa về Đại Việt học tập ở Quốc Tử Giám Thăng Long hai năm để học về chữ và tiếng Việt, các chính sách và văn hóa Việt để họ học tập và dựa kết quả kỳ thi tốt nghiệp để bổ nhiệm các vị trí lãnh đạo ở Lưỡng Quảng.

Trong thời gian này Thịnh cũng có dựng các trường học, bệnh viện ở các tỉnh thuộc Lưỡng Quảng trẻ em được đi học miễn phí từ đến năm mười sáu tuổi. Bệnh viện cũng điều trị miễn phí cho trẻ em và phụ nữ. Quảng Châu cũng hình thành các khu công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng như quần áo, diêm, bật lửa, xe đạp… để xuất khẩu. Bến Cảng Quảng Châu được mở rộng để thông thương với các nước trên thế giới. Nửa năm sau khi chiếm Lưỡng Quảng, thành phố Quảng Châu đã dần phát triển, thu hút rất nhiều người lao động các nơi đến làm việc ở các khu công nghiệp.

Một hôm đang ở ngồi ở ngự thư phòng bàn với các quan về việc phát triển thêm các khu công nghiệp ở Quảng Châu thì được thái giám vào báo có hai người tự xưng là thuộc dòng họ Trần ở Đại Việt từ Quảng Đông đến xin cầu kiến mang theo thư giới thiệu của Nguyễn Công Trứ. Thịnh cho vào gặp, từ xa Thịnh thấy một ông già tầm sáu mươi tuổi bề ngoài ăn mặc giống người Việt và một thanh niên tầm hai mươi năm tuổi. Sau khi hành lễ được Thịnh ban cho ngồi, ông già đứng lên tự giới thiệu.

- Bẩm Hoàng Thượng, tiểu nhân là Trần Nam Sơn, Tổ Tiên là Trần Ích Tắc ngày xưa đã lưu lạc ở đất Trung Quốc từ thời nhà Nguyên. Lúc ngài lâm chung có di huấn cho con cháu sau này có cơ hội thì giúp đỡ Đại Việt. Lúc trẻ do cậy tài nên tổ phụ có lầm lẫn đi theo giặc, nhưng ngài cũng có lỗi khổ tâm vì lúc đó thế giặc quá mạnh ngài mới theo để đề phòng nếu Đại Việt có thua thì dòng họ Trần cũng không đến nỗi tuyệt tự, có lẽ Hoàng Thượng Trần Thánh Tông hiểu nỗi lòng của ngài lên không gạch ngài khỏi danh sách gia phả họ Trần. Sau này còn của Tổ phụ là Trần Hữu Lượng đã từng muốn hợp tác với nhà Trần để đánh Thái tổ nhà Minh là Chu Nguyên Chương và từng hứa là sẽ chia đôi Trung Hoa nhưng nhà Trần đã từ chối. Lúc này thấy Đại Việt đã thu phục Lưỡng Quảng thần rất mừng. Kẻ hèn muốn con cháu họ Trần ở Trung Quốc góp chút sức mọn giúp đỡ Đại Việt giữ vững Lưỡng Quảng muôn đời.

Thịnh hỏi

- Vậy ngươi có kế sách gì?

Trần Nam Sơn đáp.

- Cháu của tiểu nhân là Trần Cận Nam hiện là hội trưởng thiên địa hội Bắc Kinh, nó muốn qua tiểu nhân liên lạc với Hoàng Thượng để ngài cung cấp vũ khí. Nó sẽ cho thiên địa hội nổi dậy ở nhiều nơi lúc đó Đại Thanh phải lo đối phó với cuộc khởi nghĩa khắp nơi, Hoàng Thượng có thời gian để củng cố vùng đất Lưỡng Quảng, sau năm năm thì Lưỡng Quảng sẽ vững như bàn thạch. Thậm chí nếu ngài muốn nó sẽ huy động những người Hán ở Lưỡng Quảng thành lập đội quân Bắc tiến đánh nhau với Đại Thanh. Đây là con của tiểu nhân là Trần Minh đang là thành viên Thiên địa Hội ở Quảng Châu sẵn sàng giúp ngài liên lạc với các chi nhánh Thiên địa Hội ở Trung Hoa.

Thịnh nhíu mày suy nghĩ một lát rồi nói.

- Việc này để ta suy nghĩ kỹ rồi sẽ trả lời. Các người cứ về dịch quán nghỉ ngơi vài ngày.

Hai người lạy tạ rồi lui ra. Thịnh cho triệu các quan thuộc Viện cơ mật đến để bàn bạc.