Chương 127: Phòng tuyến Ninh Ba.

Tây Sơn Cảnh Thịnh Triều Đại Mới

Chương 127: Phòng tuyến Ninh Ba.

Chương 127: Phòng tuyến Ninh Ba.

Ninh Ba là một thành phố trực thuộc tỉnh của tỉnh Chiết Giang. Ninh Ba nằm ở phía Nam vịnh Hàng Châu, nhìn ra biển Hoa Đông về phía Đông, giáp Thiệu Hưng về phía Tây, giáp Đài Châu về phía Nam và được tách ra khỏi Chu San bằng một khu vực nước hẹp.Gần khu vực cảng Ninh Ba có một dãy đồi thấp, Công Trứ và chỉ huy liên quân quyết định chọn nơi đó làm nơi xây dựng phòng tuyến phòng thủ. Nơi này nằm trong tầm pháo của hạm đội Hoàng Sa tiện cho việc hỗ trợ phòng thủ. Công Trứ cho quân đào hào, giăng nhiều lớp dây thép gai và gài mìn định hướng, một trong những loại vũ khí đối phó hiệu quả với chiến thuật biển người.

Sau chiến thắng ở Thượng Hải, như lời hứa lúc trước Lâm Tắc Từ cho Nhật một khu làm tô giới, người Nhật cũng như hẹn tiếp tế thêm đạn dược cho Lâm Tắc Từ. Do trận Thượng Hải tiêu hao mất mười vạn quân, nên Lâm Tắc Từ phải tiếp tục chiêu mộ quân và chỉnh đốn quân đội mất một tuần, đó là thời gian quý báu để Công Trứ và liên quân lập xong tuyến phòng thủ. Sau khi chiêu mộ thêm được mười vạn dân binh Lâm Tắc Từ lại tiếp tục cho quân tiến về Ninh Ba. Khi tiến đến trận địa nhìn qua ống nhòm thấy hàng rào dây thép gai, Lâm Tắc Từ đoán là có sự xuất hiện của quân Đại Việt nên rất cẩn thận cho pháo kích tiến lên bắn phá phòng tuyến của liên quân trước khi tấn công. Tuy nhiên khi pháo mới tiến lên thì đã nghe tiếng hú khủng khiếp của tên lửa Kachiusa. Hàng trăm quả đạn bắn xuống khiến mấy chục khẩu pháo binh trong phút chốc bị phá hủy hoàn toàn. Lâm Tắc Từ giật mình vì vẫn đánh giá thấp hỏa lực của Đại Việt.

Lâm Tắc Từ đành tiếp tục dùng chiến thuật biển người cho bốn mươi vạn quân tiến lên. Đứng trên trận địa Công Trứ nhìn thấy hàng vạn người đen kịp xông tới cảm giác như những dòng người vô tận kéo đến tận chân trời, các sĩ quan liên quân nhìn thấy cũng rùng mình cảm thấy ớn lạnh, họ chưa quên thất bại của mình trước chiến thuật biển người trước đó. Lúc này theo lệnh của Công trứ các loại tên lửa Kachiusa, pháo binh đồng loạt khai hỏa, pháo từ hạm đội Hoàng Sa cũng bắn vào yểm trơ. Tuy nhiên do lực lượng quân Thanh cũng tản ra nên thiệt hại không lớn những khoảng trống do đạn pháo tạo ra nhanh chóng bị quân Thanh tràn lên che phủ như đá ném ao bèo.

Khi khoảng cách còn hai trăm mét thì quân Thanh bắt đầu tăng tốc và chia thành từ tổ ba người, lúc này súng cối và súng máy đồng loạt nổ súng, những đợt sóng người khựng lại như va vào con đê sau đó lại tiếp tục tràn lên, khi còn cách hàng rào dây thép gai mười mét thì những quả mìn định hướng nổ tung, những mảnh bi văng về phía đám đông làm nhiều người gục xuống, trên người thủng lỗ chỗ như tổ ong, quân Thanh vẫn liều mạng xông lên như không biết sợ chết, các khẩu súng cá nhân cũng bắt đầu nổ vang.

Cùng lúc này trên trời có những tiếng động lạ, nhiều người ngẩng đầu lên thấy xuất hiện hơn năm mươi chiếc khinh khí cầu khung cứng có động cơ, chúng chia thành năm hàng ngang mỗi hàng mười chiếc từ phía xa tiến lại, ở độ cao ba trăm mét khi đến giữa đội hình quân Thanh những chiếc khí cầu bắt đầu thả bom trải thảm. Lần đầu tiên thấy khinh khí cầu quân Thanh không biết tai họa đang đến mà ngửa đầu nên ngắm những vật lạ từ trên cao bay xuống. Lâm Tắc Từ tái mặt không nghĩ Đại Việt đã có lực lượng không quân này vội ra lệnh rút quân nhưng đã muộn. Trên mỗi khí cầu có hai mươi quả bom, mỗi quả năm mươi cân tổng cộng có một nghìn quả bom được ném xuống.

Ầm! Ẩm tiếng bom rơi giữa đội hình, khói bay mù mịt, những mảnh thân thể người vang tứ tung. Khi đợt bom chấm dứt nhìn xung quanh đúng như địa ngục, khắp nơi là mảnh xác người, máu chảy ướt đẫm cả khu đồi. Quân Thanh sợ mất mật tháo chạy tứ tung lúc này lực lượng kỵ binh Maya xuất hiện từ phía sau phòng tuyến nhanh chóng vượt qua các chiến hào tràn lên đuổi đánh quân Thanh đang rút chạy toán loạn. Phần lớn quân Thanh là đội quân mới thành lâp chưa có kỷ luật nên sau trận bom chạy toán loạn khiến Lâm Tắc Từ bất đắc dĩ phải rút lui. Đuổi quân Thanh hơn mười dặm thì kỵ binh Maya quay về.

Lúc này liên quân mở thở phào nhẹ nhõm, họ cũng kinh ngạc trước lực lượng không quân của Đại Việt. Liên quân cũng có khinh khí cầu nhưng chỉ dùng để thám thính chứ chưa sử dụng để tấn công đối thủ, việc sử dụng khinh khí cầu như một lợi khí làm cho họ được mở rộng tầm mắt và thực sự khâm phục sức mạnh của quân đội Đại Việt.

Nếm mùi thất bại, Lâm Tắc Từ tạm thời không dám tấn công, mà lợi dụng một con sông ở Ninh ba như một hào nước tự nhiên chuyển sang xây dựng phòng tuyến phòng ngự để cầm cự với liên quân và tính kế sách. Sau thất bại trận giao chiến ở gần cảng Ninh Ba, quân Thanh thiệt hại gần mười vạn quân, quan trọng nhất là đánh mất sĩ khí đang lên sau khi thắng hai trận liên tiếp. Nhiều binh sĩ của Đại Thanh bị những chiếc khinh khí cầu ám ảnh, thỉnh thoảng lại ngửa mặt lên quan sát bầu trời sợ nó lại xuất hiện.

Lúc này hạm đội Trường Sa đang bí mật chở Napoleon, Nguyễn Tri Phương và năm vạn quân tấn công cảng Thượng Hải. Sau khi Lâm Tắc Từ dẫn đại quân tấn công Ninh Ba thì ở Thượng hải chỉ có mấy chiến thuyển của Đại Thanh và một vạn quân trấn giữ. Khi thấy hạm đội Trường Sa xuất hiện, Tướng trấn thủ của Đại Thanh giật mình hỏi đám tùy tùng.
- Không biết đại nhân đánh giặc ở đâu mà ở đây lại xuất hiện một đám giặc thế này.

Y vội sai người cấp báo cho Lâm Tắc Từ, còn bản thân thì ra lệnh cho thủy quân Đại Thanh cùng các quân sĩ ngược dòng rút lui. Napoleon ra lệnh cho năm mươi chiếc khí cầu chở ba nghìn quân đặc nhiệm nhảy dù cách pháo đài Đại Cô ba mươi cây số. Sau đó lợi dụng đêm tối tấn công và chiếm pháo đài đó, lúc này ở pháo đài cũng chỉ có năm nghìn quân trấn giữ để bảo vệ kho lương thực và vũ khí của quân đội, sau những chiến thắng của Lâm Tắc từ có nằm mơ quân Thanh cũng không nghĩ tới có quân tấn công pháo đài Đại Cô cách chiến trường hàng trăm cây số nên pháo đài bị thất thủ sau hai tiếng tấn công. Nghe tin quân Đại Việt đã chiếm được pháo đài Đại Cô uy hiếp trực tiếp đến Bắc Kinh, vua Đạo Quang vội ra lệnh cho quân do thám liên tục theo dõi và báo tin cho Lâm Tắc Từ về hộ giá. Còn bản thân thì ra lệnh cho mọi người ở hoàng cung thu xếp đồ đạc để rút chạy về phía Bắc. Tin tức quân địch sắp tấn công Bắc Kinh lọt ra ngoài, làm thành Bắc Kinh náo loạn. Những nhà quan lại, hoặc giàu có đều vội vàng cho người thu xếp đồ đạc để chuẩn bị đi lánh nạn.
Lâm Tắc Từ đang ở chiến trường, nhận được tin cấp báo quân Đại Việt đã chiếm cảng Thượng Hải thì giật nảy mình, vội ra lệnh cho quân rút lui về đánh chiếm lại Thượng Hải, chưa kịp giúp quân thì lại nhận được tin quân Đại Việt đã chiếm pháo đài Đại Cô chuẩn bị tấn công Bắc Kinh, một lát sau có chiếu chỉ của Hoàng thượng yêu cầu phải đưa quân về bảo vệ kinh thành. Nhận được tin này các tướng đều hoảng sợ nhiều người có gia đình ở kinh thành nên đề nghị Lâm Tắc Từ phải gấp rút dẫn binh về cứu giá. Lâm Tắc Từ bất đắc dĩ đành chấp nhận, hạ lệnh cho quân khẩn cấp rút về Bắc Kinh để cứu giá.