Chương 126: Trận Thượng Hải.

Tây Sơn Cảnh Thịnh Triều Đại Mới

Chương 126: Trận Thượng Hải.

Chương 126: Trận Thượng Hải.

Nhận được tin báo thất bại của liên quân, Thịnh giật mình biết Lâm Tắc Từ đã trở lại vội viết thư cảnh báo liên quân chiến thuật biển người. Lúc này quân Đại Việt ở Quảng Đông đang chờ một vạn quân kỵ Maya, và hai vạn quân lính đánh thuê mới sang Đại Việt đến Quảng Đông để bổ sung lực lượng nên sau khi gửi thư cho liên quân Thịnh tổ chức cuộc họp quân sự để bàn kế sách. Sau khi nghe những vấn đề của liên quân và chiến thuật biển người có khả năng sẽ được sử dụng để tấn công, Napoleon suy nghĩ một lát rồi nói.

- Chiến thuật này rất mới lạ nó có lợi cho quân đội đông người nhưng trang bị yếu hơn đối phương. Tuy nhiên với quân đội được trang bị tốt như Đại Việt thì chúng ta hoàn toàn có thể khắc chế được cách đánh này. Nhược điểm của lối đánh này là với đối thủ có hỏa lực mạnh như Đại Việt lối đánh này không phát huy được tác dụng. do phải tập trung quân đông ở một chỗ, vậy các chỗ khác sẽ sơ hở ta có thể dùng kỳ binh đánh thọc sâu vào hậu phương khiến quân địch rối loạn.

Sau một hồi bàn bạc, ban chỉ huy quyết định đợi quân tiếp viện, sau đó tiến lên tiếp ứng cho liên quân, cử ham đội Hoàng Sa đến cảng Thượng Hải để tiếp ứng. Lúc này quân Lâm Tắc Từ đã áp sát Thượng Hải. Chiến thắng ở pháo đài Đại Cô quân Thanh cướp được năm nghìn khẩu súng và hai mươi khẩu đại bác. Để cướp được mười khẩu đại bác này, Lâm Tắc Từ đã phải hy sinh năm nghìn kỵ binh Mông Cổ mởi chiếm lĩnh được trận địa pháo này. Lúc này liên quân lập phòng tuyến dài hơn một cây số ở gần cảng Thượng Hải với mục đích dùng pháo từ các chiến hạm hỗ trợ hỏa lực cho quân đội, do đã mất một số pháo binh trong trận Đại Cô và đạn dược đã bị giảm bớt. Lâm Tắc Từ tiếp tục huy động dân binh quân số lên đến bốn mươi vạn nhưng có đến năm vạn quân là dân binh không kịp trang bị vũ khí phải dùng đến cả gậy gộc.

Sáng hôm đó Lâm Tắc Từ cho toàn bộ pháo tập trung bắn vào phòng tuyến của đối phương, liên quân bắn trả cùng với sự xuất hiện của pháo thuyền của Anh chạy dọc song bắn vào trận địa pháo của Đại Thanh để trợ chiến, lúc này hàng trăm thuyền chiến loại nhỏ của Đại Thanh xuất hiện, các thuyền đều chở chất cháy thuốc nổ để tấn công với chiến thuật biển thuyền. Các pháo thuyền của Liên quân phải tập trung để đối phó với các thuyền chiến của Đại Thanh, lúc này Lâm Tắc Từ cho quân đội xung phong. Lâm Tắc Từ quyết định dùng chiến thuật biển người Trung Quốc như chiến tranh Triều tiên để tấn công. Chiến thuật cách đánh này là từ vị trí xuất phát đến cách mục tiêu năm trăm mét đây là quãng đường mà thương vong chủ yếu do pháo đối phương, bộ binh đối phương ngồi chờ trong vị trí phòng thủ nhìn thấy mà chưa bắn được, khi đó bộ binh Đại Thanh dàn thành nhiều hàng ngang cách nhau ba mươi đến năm mươi mét, mỗi hàng ngang đều rộng bằng hoặc hơn tuyến phòng ngự đối phương, cùng lúc pháo bắn cấp tập và kèn trống trợ oai. Cách dàn quân như vậy hạn chế được thương vong do pháo vì các hàng quân cách khá xa nhau, nếu bị bắn trúng hàng cũng chỉ tổn thất ít. Liên quân nhìn xa từ trong các công sự thấp sát mặt đất tưởng rằng các hàng quân Đại Thanh ken đặc với nhau, cộng thêm tiếng tù và và kèn trống tạo hiệu quả khủng bố tâm lý cho liên quân, cùng với tâm lý thua trận lúc trước liên quân bắt đầu dao động tâm lý.

Khi khoảng cách còn từ năm trăm mét đến hai trăm mét hai mươi khẩu súng máy của quân Anh khai hỏa thương vong lúc này chủ yếu do các ổ hoả lực đó gây ra, súng máy bắn đỏ nòng nhưng số lượng súng máy không nhiều so với tuyến phòng ngự nên mặc dù quân Thanh gục như rạ nhưng vẫn ào ạt xông lên. Đội hình quân Thanh lúc này biến từ nhiều hàng ngang thành nhiều hàng dọc, việc thay đổi đội hình chỉ diễn ra ở cấp tiểu đội nên rất nhanh. Các tiểu đội đang nằm trong hàng ngang chuyển thành hàng dọc lấp đầy khoảng cách giữa các hàng ngang trước đây, người trước che cho người sau, tiểu đội trước che cho tiểu đội sau vì thế quân phòng ngự chỉ bắn được những lính đi đầu, toàn bộ phía sau vẫn được che chắn nối đuôi nhau xông lên. Khoảng cách giữa các hàng dọc cũng khá lớn nên vẫn hạn chế được thương vong do pháo. Pháo của liên quân lúc này chưa mạnh như pháo của quân đội Mỹ thế kỷ 20 nên thương vong của quân Đại Thanh không lớn.
Khi khoảng cách còn hai trăm mét đến mục tiêu lúc này toàn thể liên quân đã có thể bắn nhưng ngược lại toàn bộ quân tấn công cũng thế, đây cũng là khoảng cách đủ để phát động xung phong ào ạt mà lính không bị kiệt sức nếu chạy nước rút đến vị trí đối phương. Đội hình xung phong khi đó là các tổ ba người dàn hàng ngang, hai với vũ khí thô sơ chạy trước, một cầm súng chạy sau bắn yểm trợ. Với hàng trăm hàng tổ như vậy xông lên thì lính trước vẫn che được sau, lính sau vẫn có thời gian ngắm bắn ghìm đầu liên quân xuống yểm hộ cho lính trước. Lúc này các lính thiện xạ cũng đã di chuyển xong tới vị trí đủ gần để yểm hộ hữu hiệu cho quân xung phong.

Nói một cách ngắn gọn: bộ binh Đại Thanh không dàn hàng ngang để làm mồi cho súng máy, họ chia thành từng tổ ba người (tổ tam tam). Khi mới xuất phát khỏi chiến hào, các tổ tam tam tiến dàn hàng ngang với khoảng cách rất thưa để tránh tổn thất. Sau đó, khi phát hiện các mũi tiến công nào có thể phát triển được thì các tổ này chuyển theo đội hình hàng dọc để tiến vào các điểm đó. Khi gặp các điểm đột phá hẹp, họ sẽ vượt qua theo hàng một với một khoảng cách hợp lý để đảm bảo không bị thiệt hại lớn. Ngay khi một đột phá khẩu bị chặn lại vì hỏa lực, các tổ tam tam phía sau sẽ di chuyển qua hai bên và tìm cách bọc hậu hỏa điểm. Đó là lý do khiến cho liên quân ngồi trong công sự thấy sự xuất hiện của quân Đại Thanh ở khắp mọi nơi xung quanh (do các tổ tam tam đánh tạt sườn hay bọc hậu) và tưởng nhầm rằng quân Đại Thanh ỷ đông để xung phong ở khắp nơi. Chính vì vậy sau hơn hai tiếng đồng hồ tấn công quân Thanh mất mười vạn quân phòng tuyến liên quân đã bị chọc thủng, Bremen phải hạ lệnh hậu quân và pháo đánh chặn để liên quân rút quân bản thân Bremen cũng bị trúng đạn vào tay khi chỉ huy quân đánh chặn hậu, lúc này người đưa thư của Đại Việt mới đến nơi. Trận này quân Thanh chết mất hơn mười vạn người, và hai vạn kỵ binh thuộc Bát Kỳ, liên quân thiệt hại hai vạn quân mất mười khẩu súng máy và mười khẩu đại bác.

Sau trận này sĩ khí quân Thanh nên rất cao, còn liên quân sau hai trận thua liên tiếp bị mất tinh thần, Bremen xin từ chức để sĩ quan Pháp Leonard Charner lên thay quyền chỉ huy liên quân. Liên quân Anh Pháp rút về Cảng Ninh Ba thành lập phòng tuyến, lúc này quân Đại Việt đã hội quân với hai vạn lính đánh thuê da đen và một vạn kỵ binh Maya. Thịnh sai Nguyễn Công Trứ chỉ huy đội lính đánh thuê, kỵ binh Maya với hai vạn quân Đại Việt tiến lên hợp ở liên quân ở Cảng Ninh Ba, Hạm đội Hoàng Sa cũng cập cảng Ninh Ba mục đích chủ yếu để thu hút sự tập trung của Lâm Tắc Từ. Sau khi thắng hai trận liên tiếp Lâm Tắc Từ được hoàng đế Đại Quang phong tước vương, trong lịch sử Đại Thanh trước đó chỉ có Ngô Tam Quế không phải người Mãn mà được phong Vương nên Lâm Tắc Tử rất đắc chí y không biết rằng lúc này Napoleon cùng Nguyễn Tri Phương cùng năm vạn quân ở phía sau đang lên kế hoạch đánh úp quân địch.