Chương 120: Chiến tranh ma túy

Tây Sơn Cảnh Thịnh Triều Đại Mới

Chương 120: Chiến tranh ma túy

Chương 120: Chiến tranh ma túy

Hải quân Anh gồm năm vạn quân của lực lượng viễn chinh đã đến Trung Quốc trên năm mươi tàu chiến, hai mươi pháo hạm chạy bằng hơi nước và hai mươi năm tàu vận tải nhỏ hơn. Các đội tàu nằm dưới sự chỉ huy của Commodore Bremer. Hải quân Pháp gồm ba vạn quân trên ba mươi tàu chiến, mười năm tàu hơi nước và hai mươi tàu nhỏ. Lực lượng Đại Việt gồm Hạm đội Hoàng Sa và năm vạn quân do Nguyễn Công Trứ và Napoleon đến hội quân. Trần Quang Diệu chỉ huy mười vạn quân áp sát biên giới Trung Hoa. Trong ba hạm đội thì Hạm đội Hoàng Sa được đóng mới với mười chiếc thiết giáp hạm từ một nghìn đến ba nghìn tấn. Chiếc soái hạm dài chín mươi tư mét ở mặt nước và chín mốt mét dưới nước, chiều ngang mười tám mét và đáy cao sáu mét. Các tàu trọng tải giãn nước tám nghìn tấn vỏ tàu được chế tạo từ thép và được chế tạo với một mũi tông tàu. Tàu được điều khiển bởi một bánh lái duy nhất.Tàu có một đội thủy thủ gồm ba tram sáu mươi năm sĩ quan và thủy thủ, được trang bị một cặp động cơ hơi nước dạng thùng ba xi-lanh nằm ngang, mỗi động cơ lái một cánh quạt trục vít duy nhất. Hơi nước được cung cấp bởi tám trụ nồi hơi được nối với một cặp ống khói giữa tàu. Các nồi hơi được chia thành bốn phòng nồi hơi. Các động cơ được đánh giá ở mức sáu nghìn mã lực chỉ cho tốc độ tối đa hai mươi hải lý trên giờ tàu có thể lên tới một nghìn tấn than điều này cho phép bán kính hoạt động tám nghìn ki lô mét tàu được trang bị bộ pháo chính gồm bốn pháo 300mm, gắn trong hai bệ súng. với tháp mạn trái nằm phía trước của pháo mạn phải. Các khẩu súng này Pháo Krupp 32 tấn. Pháo phụ bao gồm hai khẩu 150 mm được gắn riêng lẻ, một trên mũi tàu và một trên đuôi tàu. Ba ống phóng ngư lôi 356 mm cũng được trang bị trên tàu; một cái được gắn ở đuôi tàu và hai cái còn lại được đặt phía trước pháo chính, tất cả đều ở trên mặt nước.

Giáp đai của lớp dày ba sáu cen ti mét, trong khi giáp cho các tháp pháo chính dày ba mươi cen ti mét. Boong tàu bọc thép dày 7,6 cm chạy toàn bộ chiều dài của tàu trong các đầu không được bảo vệ. Tháp chỉ huy đã mạ thêm hai mươi cen ti mét giáp, trong khi các khẩu 150 mm mỗi khẩu súng đều có tháp pháo có giáp có độ dày từ 7,6–1,3 cm. Các chỉ huy đều nên soái hạm của hạm đội Hoàng Sa để họp bàn. Napoleon quyết định tránh mặt để khỏi mang lại phiền toái cho Đại Việt, nên Nguyễn Công Trứ chủ trì cuộc họp. Commodore Bremer chỉ huy quân đội Anh nói

- Tôi đề nghị gây áp lực tại phương bắc, khiến cho triều Thanh mau bị khuất phục. Cho nên liên quân không đánh Quảng Châu, chỉ phong tỏa mà thôi, còn phần lớn lực lượng tàu chiến chở theo binh lính sẽ kéo lên phía Bắc. Đánh chiếm Thiên Tân, Nam Kinh để đe dọa kinh đô Bắc Kinh qua đó nhà Thanh phải thỏa hiệp mở rộng các cảng, nhượng các khu tô giới và cho phép chúng ta buôn thuốc phiện và bổi thường chiến phí.

Nguyễn Công Trứ được sự căn dặn của Thịnh nên nói

- Tôi có ý kiến khác ta sẽ tấn công chiếm Quảng Châu, sau khi làm chủ Quảng Châu sẽ đánh về Nam Ninh để phối hợp với quân Đại Việt đánh từ biên giới đánh lên nên để chiếm Lưỡng Quảng. Sau đó chúng ta có bàn đạp tấn công về phía Bắc để uy hiếp nhà Thanh. Quân Đại Việt sẽ hỗ trợ lương thực, vật tư y tế, đạn dược cho liên quân.

Chỉ huy Anh thì muốn đánh nhanh, thắng nhanh để uy hiếp triều đình Đại Thanh vì ở xa nước Anh việc tiếp tế lương thực, bổ sung quân đội sẽ khó khăn, còn Công Trứ mục đích là muốn chiếm giữ Lưỡng Quảng nên muốn đánh chắc tiến chắc. Thấy hai bên có sự bất đồng chỉ huy quân đội Pháp đưa ra đề xuất hòa giải là liên quân sẽ tấn công Đảo Chu San, hòn đảo lớn nhất và được bảo vệ tốt nhất là mục tiêu chính cho cuộc tấn công, cũng như bến cảng quan trọng của nó là Đinh Hải. Sau đó liên quân sẽ tiến vào Châu Giang tấn công các pháo đài ở Hổ Môn. Sau khi công phá được Hổ Môn thì Quảng Châu sẽ dễ dàng bị công phá. Chiếm được Quảng Châu thì đại quân sẽ chia làm hai hướng. Quân Đại Việt xuôi nam về thành Ung Châu để phối hợp quân Đại Việt từ phía Nam đánh lên. Còn liên quân Anh Pháp sẽ tiến về phía Bắc tấn công Hạ Môn (Phúc Kiến), Đinh Hải (Chiết Giang), Trấn Hải, Ninh Ba, Thượng Hải sau đó tấn công Trấn Giang thuộc Nam Kinh ép tới Bắc Kinh để nhà Thanh phải bồi thường chiến phí và cắt đất bồi thường cho các nước tham gia chiến dịch này. Sau một hồi bàn bạc mọi người thống nhất phương án này hạm đội liên quân tiến về phía quần đảo Chu San, Công Trứ cho người gửi tin về báo cho Đại Tướng Trần Quang Diệu biết kết hoạch của liên quân để phối hợp.

Khi hạm đội liên quân tới được Chu San, Nguyễn Công Trứ cho người gửi tối hậy thư yêu cầu thành phố đầu hàng. Chỉ huy đồn trú tại đây đã từ chối và nói với các thuộc hạ rằng

- Bọn man rợ này không biết đầu óc có vấn đề gì không, chúng mới bị quân ta đuổi khỏi Quảng Châu, giờ đến đây đòi chúng ta đầu hàng.
Tự tin pháo đài với năm mươi khẩu pháo và một vạn quân trấn giữ nên viên chỉ huy ra lệnh quân đội chuẩn bị sẵn sàng và cho hạm đội hải quân nhà Thanh gồm hai mươi thuyền buồm có độ giãn nước ba trăm tấn, mỗi bên mạn trang bị mười pháo thần công ra nghênh chiến. Để thể hiện sức mạnh của hạm đội Hoàng Sa trước liên quân và thị uy sức mạnh trước quân đội nhà Thanh, Công Trứ cho hạm đội Hoàng Sa ra nghênh chiến. Ở khoảng cách năm cây số khi chỉ huy của thủy quân Nhà Thanh còn mới đang hạ lệnh cho các thuyền chiến của nhà Thanh đang dàn trận thì các tàu hộ vệ tên lửa tiến lên bắn pháo phản lực Kachiusa, hàng trăm quả đạn với tiếng rít khủng khiếp được bắn ra, hàng trăm viên đạn lao xuống đội thuyền, nhiều chiếc trúng hai ba quả đạn phản lực nổ tung, xác người, mảnh gỗ, pháo văng tứ tung, mặt nước dựng lên hàng chục cột song, nước hắt nên làm viên chỉ huy ướt hết. Sau loạt đạn pháo đó năm chiến thuyền của nhà Thanh trúng đạn bị chìm.

Những chiếc còn lại hoảng loạn chưa kịp rút lui thì các khẩu pháo trên thiết giáp hạm đồng loạt nổ vang. Chiếc soái hạm với hai khẩu pháo ba trăm ly bắn trúng chiếc chỉ huy làm nó nổ tung bị chìm ngay lập tức. Chưa đến nửa tiếng đồng hồ toàn bộ chiến thuyền của nhà Thanh bị tiêu diệt. Viên chỉ huy trên pháo đài Chu San quan sát từ đầu đến cuối trận đánh giật mình toát mồ hôi, cầm quân hơn hai mươi năm y chưa thấy một hạm đội nào có hỏa lực mạnh như vậy, hai mươi chiến thuyền của Đại Thanh bị tiêu diệt trong chưa đầy nửa giờ, y biết rằng với hỏa lực như vậy thì pháo đài Chu San với một vạn quân chắc cầm cự không được một giờ nên quyết định đầu hàng. Chứng kiến sức mạnh của Hải Quân Đại Việt, chỉ huy quân đội Anh và Pháp đều nghĩ rằng hải quân Đại Việt đánh thắng hải quân Mỹ không phải là lời đồn, họ đã tận mắt chứng kiến màn trình diễn của Hải Quân Đại Việt, nó đã vượt qua Hải quân Anh xứng đáng là lực lượng hải quân có hỏa lực mạnh nhất thế giới.