Chương 205: Truy đuổi
Đội hình chiến đấu của Đại Việt lúc này cũng chỉ có vài kiểu cơ bản như dàn hàng ngang, bao vây, đội hình cánh nhạm, đội nhìn mũi nhọn mà thôi. Nhưng cho dù đội hình đã đơn giản như vậy nhưng cách vận dụng chúng kết hợp ra sao, linh hoạt như thế nào thì họ lại càng kém. Quả thật nếu đối đầu dàn trận trực tiếp chiến đấu thì đảm bảo quân Đại Việt sẽ tan tác không còn manh giáp ngay cả khi họ có ưu thế về hỏa lực. Nhưng tình thế lúc này đây kể cả hỏa lực thì thủy quân Đại Việt cũng không so sánh lại với quân Đông Ngô cho được..
Vậy nhưng cũng không nên quá coi thường thủy quân Đại Việt vì họ cũng có những đặc chưng riêng của mình ví như mũi tên chứa dầu hỏa, một trong những vũ khí cường đại trong thủy chiến vào thời này. Nhưng mũi tên chứa dầu cũng không phải là vô địch. Đầu tiên vì mũi tên là nứa, chứa dầu bên trong thế nên độ cân bằng của mũi tên khá thấp, tiếp theo đó là sự song sánh của chất lỏng bên trong mũi tên khiến chúng thường có su thế bị chúc xuống dưới khi chưa bay hết đà. Những cỗ đại nỏ Ballista với thân cánh nỏ làm từ các lớp gỗ Thủy Tùng kết hợp Cật tre mà dán theo các lớp, lại thêm cả hệ thống trợ lực đặc biệt chỉ có ở Đại Việt. Đáng lẽ ra với thiết kế như vậy thì chiếc nỏ này có thể bắn mũi tên xa đến 300m hoặc hơn, thế nhưng đối với mũi tên chất lỏng chỉ có hiệu quả trong tầm 220m mà thôi. Ngoài vũ khí thì những chiếc thuyền long cốt cũng là vu khí lợi hại của quân Đại Việt. Long cốt thuyền dài 15 m thân hình giọt nước với mái chèo ngang khiến cho lực chèo thực sự rất mạnh. Kèm theo đó là thủy động học của thuyền rất khoa học khiến chúng có vận tộc nhanh gấp rưỡi khoái thuyền của Đông Ngô nếu cùng buông hết sức chèo. Một điểm quan trọng là thuyền Đại Việt được trang bị loại buồm cánh rơi khiến cho chúng có thể đi cắt gió đến 60 độ. Cộng tất cả mọi đặc điểm trên thì thuyền Đại Việt có đặc điểm nhanh, và rất linh hoạt….
Nhưng tất nhiên mọi sự so sánh đều là khập khiễng vì chỉ có thể thực chiến mới chứng minh được tất cả. Lúc này đây khi quân Đông Ngô phát hiện ra hạm đội Đại Việt thì cả hai đã cánh nhau 2km và đang song song mà chạy ngược chiều nhau. Cũng phải nói đến vì quân Đại Việt có trang bị Kính viễn vọng thế nên họ chủ động hơn nhiều trong việc phát hiện quân địch.
- Khởi bẩm đô đốc có lẽ đây là thủy binh của phản tặc Giao Châu mà Tống Kham tướng quân đã nhắc đến…
Đứng bên cạnh Lục Khang một tên thuộc tướng bẩm báo. Lúc này thi toàn bộ quân Đông Ngô đều đã nhìn ra một nhóm thuyền bên cánh trái đang đi ngược hướng với mình rồi.
- Không ngờ quân phản nghịch cũng có thủy binh có thể đi biển… qua lời Tống Kham ta nửa tin nửa ngờ vì tên này cũng chưa hề chạm chán thủy quân Đại Việt mà chỉ đoán mò mà thôi. Nhưng chúng chỉ dùng thuyền nhỏ mà di chuyển, có lẽ chúng không biết sử dụng đại hạm của Đông Ngô ta. Nhưng chúng có thể dùng thuyền nhỏ đi biển thì chúng ta cũng không thể khinh thường cho được… Cánh trái tách ra một nhóm quay thuyền bám theo chúng… nếu lũ này không biết sống chết mà bám đuôi chúng ta thì hợp công bao vây chúng lại mà tiêu diệt…
Ngay lập tức mệnh lệnh của Lục Kiên được truyền miệng mà hô to cho lính hoa tiêu trên cột buồm múa cờ lệnh ra hiệu cho nhóm thuyền phía cánh trái. Ngay lập tức 10 chiến thuyền dài 35m 3 tầng một lâu rẽ nước quay ngược đầu đuổi theo quân Đại Việt.
Phải nói Lục Khang đúng là một thủy tướng rất cường đại của Đông Ngô, hắn không hổ danh là họ Lục. Mới chỉ liếc mắt qua là Lục Kiên đã đoán được ý định của Lê Loi là tập kích hậu quân của Đông Ngô với tốc độ di chuyển rất chậm vì hai đại lâu hạm không thể đi nhanh cho được. Nhưng Lục Khang liền tác một móm nhỏ chiến thuyền của hắn mà vòng ra phía sau quân Đại Việt tạo thành thế gọn kìm. Nếu như đội chiến thuyền của Đại Việt chỉ cần chuyển hướng lái về phía hậu quân Đông Ngô thì sẽ bị rơi vào thế giáp công hai mặt ngay lập tức…
Lúc này phía quân Đại Việt cũng đã nhận ra được hoạt động điều binh của quân Đông Ngô chỉ thấy phía lính hoa tiêu lập tức thông báo lại tình hình của quân Đông Ngô cho Lê Loi….
- Hỏi mấy tên cầm Thiên lý nhãn trên cao xem 10 chiến thuyền của đối phương có ống đồng Súng Thần công không?…
Việc của Lê Loi là tìm hiểu uy lực của Súng thần công chứ không phải là đánh chặn một cách thực sự, nến không phải tiếp cận đại đội chiến hạm của đối phương mà vẫn đạt được mục đích thì không có gì tốt hơn rồi…
- Bẩm đô đốc hoa tiêu báo về có 3 trong số 10 thuyền chiến của có chứa ống đồng khổng lồ trên bong tàu. Hiện tại chúng đang tìm cách bám đuôi chúng ta…
Lê Loi trầm mặc, hắn cũng hiểu rằng nếu mình tiếp cận hậu quân Đông Ngô thì chắc chắn sẽ rơi vào bẫy, thế nhưng nếu bỏ đi thì đối phương chắc chắn cũng không đi truy đuổi một nhóm nhỏ thuyền Đại Việt. Nếu chuyện đó diễn ra thì kế hoạch do thám coi như đổ bể hoàn toàn…
- Tăng tốc hướng về phía tây bắc… chúng ta đi hướng về Nam Hải thành tiến lên….
Lúc này bên phía hạm đội quân Đông Ngô thì Lục Khang cau mày nhíu mặt mà suy nghĩ…Nhóm thuyền này đột nhiên tăng tốc mà tiến về Nam Hải khiến hắn khó nghĩ vô cùng… Nhìn một đám binh sĩ Bách Việt đang mặt xanh nanh vàng suy yếu trên chiến hạm thì Lục Khang lắc đầu không thôi. Quân số của hắn lúc này mang đi đánh Hợp phố không phải là 10 ngàn như Nguyên Quốc nghĩ mà lên tới 15 ngàn người. Trong đó có 5 ngàn người là lính thủ thành Nam Hải… Lục Khang là muốn giả vờ tung 7000 quân đổ bộ xuống Hợp Phố để dụ thủy quân Đại Việt tấn công hạm đội của mình. Lục Khang muốn là một mẻ lưới bắt luôn cả thủy quân lẫn bộ binh của Đại Việt. Thế nhưng hắn hôi đi 5 ngàn bộ binh tại Nam Hai thì nơi này chỉ còn lại 1 ngàn binh già yếu mà thôi. Căn bản lúc này Nam Hải như thiếu nữ cởi trần truồng không một chút nào năng lực phòng ngự. Lục Khang cũng biết có lẽ đây chỉ là một kế hoãn binh kiến quân Đông Ngô không thể tập trung toàn lực tấn công Hợp Phố. Nhưng bên cạnh đó Lục Khang cũng không dám liều mà lôi Nam Hải ra thử nghiệm. Hắn biết rằng nếu tấn công Hợp Phố không thuận lợi tốn nhiều thời gian, trong khi đó Nam Hải bị công chiếm thì cả hạm đội của hắn tại vùng biển Giao Châu sẽ thành cô quân không tiếp viện. Điều này là tối kị trong binh gia….
Không thể làm khác Lục Khang đành hạ lệnh cho 10 chiến thuyền Đông Ngô tiếp tục bám đuổi và tiêu diệt nhóm thuyền nhỏ kia của Đại Việt. Lục Khang rất tin tưởng vào sức mạnh thủy binh của Đông Ngô, cộng thêm chiến thuyền Đại Việt rất bé nhỏ, hắn nghĩ rằng các khoái thuyền của Đại Việt chắc không chịu nổi một đợt va chạm của quân Đông Ngô chứ đừng nói gì đến chiến đấu.