Chương 214: Sự cường đại của Quốc Đạt

Tam Quốc Việt Tộc Tham Chiến

Chương 214: Sự cường đại của Quốc Đạt

Chiếm được thành Cao Hưng nhưng vấn đề của Triệu Quốc Đạt không vì thế mà có thể lạc quan, ngược lại thì tình thế của quân Chinh Bắc lại khó khăn hơn. Lúc này đây tình thế của họ rơi vào hoàn cảnh hai mặt thụ địch, quân Chinh Bắc của Đại Việt đã đánh rất sâu vào vùng chiếm đóng của Đông Ngô rồi. Phía đông bắc thành Cao Hưng luôn có thể gặp sự tiến công của quân Đông Ngô từ Nam Hải quận thành. Kế đó mặt phía tây thì thành Cao Dương cũng là một mối đe dọa với quân Đại Việt vì nếu họ phối hợp cùng quân Nam Hải sẽ là một thách thức không nhỏ với Đại Việt quân. Triệu Quốc Đạt quyết định dừng mọi hoạt động tiến công quân sự mà dừng lại nơi Cao Hưng thành tiến hành gia cố công sự, chờ đợi 3000 dân quân Đại Việt đang cấp tốc chi viện từ Hợp Phố.

Thành Cao Hưng là một thành trì nằm sát bờ biển (Thành phố Giang Dương ngày nay của TQ) chính vì vậy nó cũng có một cảng biển nhỏ. Nhưng cảng biển này quá nhỏ nên không có yếu tố quân sự trong đó, nói một cách chính xác đó là một làng chài mà thôi. Nơi này cách Cao Hưng chỉ tầm 10km về phía đông mà thôi, chính vì vậy Triệu Quốc Đạt liền bố trí 200 binh sĩ đến nơi đây lập doanh bố trí phòng ngự quân địch dùng đường thủy tấn công. Về hướng bắc thì Triệu Quốc Đạt bố trí 700 binh lính Chinh Bắc và 3 ngàn tráng đinh gồm 1500 người từ Chân Ngung và 1500 tráng đinh người Mân tại Cao Hưng.Việc mua chuộc dân bản địa chủ yếu là người Mân thì Triệu Quốc Đạt lại sử dụng chiêu cũa là mở kho phát lương và tuyên bố giảm thuế khóa... Yêu cầu người Mân trung thành với Đại Việt. Triệu Quốc Đạt cho quân đi khắp nơi mà tuyên truyền Đại Việt chính là quốc gia của người Việt mà sinh ra, tất cả người Bách Việt đều là anh em và là con dân Đại Việt, rồi thì các bộ lạc Mân Việt đi theo Đại Việt sẽ không cong bị giặc bắc bóc lột, có cơm ăn áo mặc, có hạnh phúc vui vẻ... Thật ra cai gì Bách Việt anh em một nhà là Triệu Quốc Đạt nói linh tinh mị dân để ổn định người Mân tại thành Cao Dương. Chữ Việt trong Mân Việt có nghĩa là chữ chạy trong từ chạy việt dã. Còn Chữ Việt trong Âu Lạc Việt là cái cuốc tượng chưng cho làm lúa nước... Hai thứ khác nhau hoàn toàn nhưng Triệu Quốc Đạt gom chung vao là một thì ai làm gì được hắn đây.

Phải nói một cách khách quan thì từ Cao Hưng hất về phía bắc không còn là địa phận của người Âu-Lạc hai tộc, dân số Âu Lạc sống tại những vùng này đã quá sức thưa thớt rồi. Vùng này thuộc đất của Bách Việt tộc Lĩnh Nam hay nói một cách chuẩn xác nhất là đất Phiên Ngung của Triệu Đà đã lập quốc cách đây 300 năm. Thật ra đây được tính là một quốc gia riêng nằm đệm giữa Âu Lạc và Hán Tộc. Chính vì lý do này ai chiếm được vùng đất này thì coi như của kẻ đó, mà trong lịch sử kẻ chiếm trọn Lĩnh Nam Bách Việt là người Hán. Nhưng lịch sử đã thay đổi khi có quá nhiều kẻ xuyên dính vào thời kì này, liệu người Việt Âu Lạc có thể làm được điều gì đó đột phá hay không thì phải nhìn vào Triệu Quốc Đạt lúc này rồi.

Tình hình của Triệu Quốc Đạt lúc này cực kì khác với Nguyên Quốc giải phóng các thành trì vùng Giao Châu. Những thành trì như Khúc Dương, Luy Lâu, Bắc Đái đều là người Âu Việt chiếm đa số, cuộc chiến ở đây của Nguyên Quốc màn tính chất giải phóng dân tộc. Nhưng chiến dịch bắc chinh mà Triệu Quốc Đạt đang tiến hành bản chất là công thành chiếm đất và xâm lược. Đối với Bách Việt tộc tại Lĩnh Nam thì Đại Việt hay Đông Ngô đều là kẻ xâm lược hết, chính vì lẽ đó chiếm được thành là một chuyện nhưng quản lý được hay không lại là chuyện khác... Chỉ cần Triệu Quốc Đạt xử lý không tốt thì quân Đại Việt sẽ biến thành tội danh kẻ xâm lược ngay lập tức. Chính vì lẽ đó chính sách mị dân được Quốc Đạt ngay lập tức tiến hành một cách triệt để... Chức thành chủ Cao Hưng ngay lập tức được trao cho một quý tộc trưởng lão người Mân bản địa, đây quả là một hành động hết sức "khẳng khái" của Quốc Đạt khi trao một chức quan hữu danh vô thực cho người Mân. Đổi lại sự "khẳng khái" vô cùng của đại tướng quân "thiên triều Đại Việt" đó là người Mân ủng hộ hết sức cho lữ đoàn Chinh Bắc... cả một thành trì Cao Hưng có 5 ngàn người Mân Việt thì họ vét đến người trai tráng khỏe mạnh cuối cùng mà nhập ngũ đi theo quân đội Đại Việt tiến về bờ sông Giang Dương mà tiến hành phòng thủ quân Nam Hải ở Tả ngạn Giang Dương sông. Thành thử ra vị trưởng lão Khê Hòa người Mân tuy làm thành chủ nhưng không binh không tốt. Chính người cầm binh của thành này là Triệu Quốc Đạt và hắn cũng chỉ cần nắm vững binh lực trong tay thì người Mân già yếu, phụ nữ, trẻ em ở Cao Dương có muốn phản cũng khó.

Kế đó Quốc Đạt lại sai phái vài người " học rộng, tài cao" biến thành quan viên nhỏ phụ tá cho vị thành chủ kia quản lý Cao Dương. Người bộ tộc Bách Việt tại Lĩnh Nam bị Hán hóa rất mạnh do khoảng cách họ gần người Hán, mà một phần cũng do văn minh của họ không phát triển như người Âu-Lạc vậy nên bị ảnh hưởng bởi Hán tộc cực mạnh. Nhưng nếu ảnh hưởng theo chiều hướng học hỏi được văn hóa chính thống của người Hán thì cũng không quá xấu, vì dù sao văn hóa của người Hán cũng ngang ngửa văn hóa Đông Sơn của Âu Lạc và cao hơn các bộ lạc Bách Việt tại nơi này. Nhưng ảnh hưởng của hán tộc âp đặt lên mảnh đất này chính là chính sách ngu dân hóa những người Bách Việt khiến họ không còn văn minh của tổ tiên mình mà cũng không học nổi văn minh thực sự của người Hán,cũng vì lý do này qua ngàn năm đô hộ nơi đây thì Hán tộc đã biến Bách Việt tại Lĩnh Nam đi ngược dòng phát triển. Từ chỗ văn minh không đến nỗi nào thời Phiên Ngung biến thành ăn lông ở lỗ vào lúc này. Nói ra điều này để lý giải một chuyện đó là Lão Khê Hòa sau khi mừng như điên vì lần đầu tiên có một người Mân được làm thành chủ, nhưng sau đó là lo lắng không thôi... vì hắn chẳng biết công việc của thành chủ là gì, lại cũng không biết bắt đầu từ đâu. Thế nhưng lúc Triệu Quốc Đạt gửi đến cho hắn 12 "nhân tài" trợ giúp thì lão tân thành chủ rối rít cảm ơn không thôi.

Nhân tài cái gì đâu, 12 tên này là thương binh nặng của quân Chinh Nam, không thể chiến đấu được nữa nên Quốc Đạt tìm cho chúng một chức quan nhàn tản mà hưởng thụ tuổi già... Điểm quam trọng là những tên này thuộc dòng chính của Quốc Đạt, cách đối xử quá tử tế với thương binh như vậy sẽ đập vào mắt binh sĩ đang chiến đấu... Đây cũng là điều mà Nguyên Quốc bảo ban Quốc Đạt rất kĩ lưỡng. Còn việc mấy tên thương bệnh binh có làm được việc hay không thì Quốc Đạt chẳng lo lắng.... Làm nhiều tất quen, quan trọng là lũ này biết đọc, và Quốc Đạt còn đóng quân ở đây dài dài... Vậy nên có gì không hiểu, khoa sử lý thì mấy tên "nhân tài" kia sẽ cắp đít đến hỏi ngay lập tức...

Việc đầu tiên của Cao Hưng là ổn định lại sản xất, điểm này thì không lo lắng gì chỉ cần ban bố công việc để một tên nhân tài đi lo lắng việc đốc thúc gieo trồng vụ mùa... Còn một tên thì chuyên quản lý thủy lợi, mấy tên dân quân này là mấy gã rành nhất về thủy lợi vì đê điều, hệ thống thoát nước hay các bánh xe nước là lũ này trực tiếp thi công tại Khúc Dương. Tuy về bản chất thì chúng không rõ lắm nhưng mấy chiêu thức bố trí thủy lợi kiểu Đại Việt thì chúng biết rõ rồi.... Dùng để dạy bảo Mân Việt dân thì dư sức. Một tên thì chuyên lo về tòa án, tức là khieeua kiện này nọ của dân sự theo luật Đại Việt. Thật khó cho tên này vì hắn là vất vả nhất lúc nào cũng kè kè một hòm thẻ tre bên người để đối chiếu luật vì hắn cia thuộc gì đâu. Cũng may cho gã Chánh án huyện Cao Dương là rất nhanh chóng lão thành chủ đã điều cho tên này cả đống người hầu cận và giúp đỡ... Nói chung các công việc tại Cao Hưng được Triệu Quốc Đạt sử lý quá nhanh chóng chỉ trong một thời gian cực ngắn ngủi. Phải nói một câu công bình, tại Đại Việt có thể đánh trận thì rất nhiều người giỏi hơn Triệu Quốc Đạt nhưng về dân chính thì mấy vị tướng quân đó mù tịt. Còn về dân chính thì có lẽ lão Lý Kê Đản thái thú Long Uyên và tên Cao Thích thái thú Hữu Lũng may ra vượt Quốc Đạt, nhưng hai tên này lại không dẫn binh đánh giặc được. Nói như vậy để biết Nguyên Quốc chọn Triệu Quốc Đạt làm thái tử Đại Việt cũng có cái lý của hắn.