Chương 216: Trường Thương Binh Đại Việt
Đối mặt một đám binh sĩ Đông Ngô vì tuyệt vọng mà phản công, lại hung hăng không sợ chết giống như một cơn lũ ập đến thì những chiến sĩ trường thương Đại Việt vẫn rất bình tĩnh đặt thương của mình lên khe khuyết của chiếc khiên đang dựng thẳng dưới đất. Tất cả hàng đầu của Trường Thương binh đề hạ thấp trọng tâm chuẩn bị cho một vụ va chạm kinh thiên.
Thi thoảng từ phía quân Đông Ngô cũng có vài mũi tên lao về phía quân Đại Việt nhưng không quá hiệu quả. Bởi giáp mây của quân Đại Việt có độ đàn hồi cực lớn thêm vào đó lại có thêm một lớp thép mỏng thế nên chúng cản tên cực hiệu quả. Bên cạnh đó các Trường Thương binh đã hạ thấp trọng tâm bản thân thế nên gần như cả thân thể của bọn họ đều nấp sau tấm khiên to cao kia... Một yếu tố tiên quyết mà cung thủ Đông Ngô không thể gây nên những sáo trộn cho quân Đại Việt vì họ không thể tập trung bắn với số lượng đông đảo và cùng thời điểm. Lý do là bên Đông Ngô binh sĩ là phát điên vì không còn lối thoát, họ xông lên tấn công kẻ địch trong nối tuyệt vọng biến thành sức mạnh do vậy quân Đông Ngô sẽ không thể nào giữ được đội hình quy củ. Những cung thủ Đông Ngô chỉ là tự phát tấn công quân Đại Việt theo kiểu vừa chạy vừa bắn mà thôi. Những mũi tên kiểu lẻ tẻ như vậy không thể nào tạo nên áp lực lớn cho quân Đại Việt.
Trong khi đó cung thủ Đại Việt từ hai cánh cũng tấn công tới tấp quân Đông Ngô đang lao lên, nhưng vị trí của họ không hề tốt cho việc cản xung phong của địch nhân. Chính thức ra nên bố trí cung thủ phía sau trường thương đội hình, hay cũng có thể bố trí cung thủ ở phía trước trường thương đội. Việc bố trí như vậy thì mũi tên sẽ lao thẳng đến quân địch đang xung phong... sức xuyên thấu của mũi tên sẽ tăng lên theo cấp số cộng. Việc tiếp theo khiến cách bố trí chính thống này hiệu quả đó chính là tấn công trực tiếp vào mũi nhọn xung phong của đối phương khiến cho việc xung phong tốc độ giảm xuống cực tiểu... Nếu cung thủ xếp phía trước trường thương binh thì họ chỉ bắn 1 đến 2 lượt rồi theo các khe hở giữa các tấm khiên đang xếp dọc của lính trường thương để rút về sau. Nhưng tiếp theo họ vẫn có thể bắn vòng cung vượt hàng đầu quân trường thương để hỗ trợ.
Nhưng lúc này cách bố trí hai cánh khiến cung thủ Đại Việt chỉ có thể tấn công xéo vào địch nhân, tầm bắn không với tới trung tâm của cuộc xung phong bên Đông Ngô. Cung thủ Đại Việt chỉ làm giảm tốc độ xung phong ở hai bên cánh Đông Ngô binh mà thôi. Tiếp theo vài lượt bắn họ bắt buộc phải rút lui về rất sâu phía sau bởi khi xếp ở hai bên cánh họ không có được sự đảm bảo an toàn cần thiết....
Trung quân của Đông Ngô như một cơn sóng lớn với hàng ngàn người đang thét gào trong tuyệt vọng mà xông lên. Nhưng họ không biết một điều đối diện với họ là lão binh Đại Việt, cách đánh thuần Đại Việt cho dù trang bị nhìn có vẻ giống người La Mã nhưng triết lý chiến đấu thì khác hoàn toàn. Cách đánh nhau của trường thương binh có thể nói là khá bỉ ổi, chỉ thấy hàng trường thương phía trước đã vào tư thế chuẩn bị va chạm nhưng hai hàng phía sau họ đã chống thương vào khe thuẫn để chúng đứng thẳng. Bản thân những người này thì tự do hoang toàn cả hai tay. Chỉ thấy nhưng tên trường thương binh hàng sau tháo ra ba lô trên lưng thò tay vào một, sau đó thành thục mà mở ra một ngăn xác định rất tiện lợi ở phía ngoài. Họ thò tay vào móc máy một hồi rồi vội vã khom lưng lấy đà ném thứ trong tay về phía trước. Chỉ thấy tay phải những người này đều đeo găng tay da cả. Đây là trang bị đặc biệt chỉ có trường thương binh được đặc cách trang bị vào lúc này....
Hàng chục vật thể nhỏ lấp lánh ánh bạc chi chít từ tay mỗi binh sĩ Đại Việt tung bay về phía trước. Thì ra Lý Nhất trong giây lát nhìn thấy sức tấn công của địch nhân và sự lộn xộn trong đội ngũ của mình thì hắn đã quyết định sử dụng chiêu cũ của người Đại Việt đó là giải đinh... Nói chung thì việc giải đinh có lợi cũng có hại, đó chính là nó sẽ ngăn chặn cực hiệu quả việc tấn công của đối phương nhưng chính nó cũng cản trở luôn sự phản công của quân Đại Việt. Giải đinh là một phưng án hành động phòng ngự tiêu cực của quân Đại Việt trường thương...Ý nghĩa của nó là buông bỏ cơ hội tấn công để phòng ngự tiêu cực, bảo toàn lực lượng.
Hàng đầu tiên của quân Đông Ngô đã tiếp cận tầm 10m khoảng cách với trường thương binh Đại Việt, nhưng như bị trúng tà những binh sĩ này cùng nhau đau đớn mà ngã dúi dụi trái phải, kêu la thàm thiết. Nhưng họ cũng không kêu la được bao nhiêu vì đã bị cả ngàn người phía sau xô đẩy dẫm đạp mà tắt tiếng. Quân Đông Ngô người sau xô đẩy người trước ùn ùn tiến lên, chính sự điên cuồn này đã làm cho phương pháp "đinh tặc" của người Đại Việt hiệu quả kém đi rất nhiều... Điều quan trọng là trong lúc vội vã mà ném đinh ta ngoài thì khoảng cách cũng chỉ được 10m mà thôi.
Va chạm nhanh chóng diễn ra giữa dòng thác lũ Đông Ngô và khối đá ngầm Trường Thương Đại Việt. Nhưng do dẫm đạp lên cơ thể nhau để vượt qua bãi đinh nên tốc độ của những người dẫn đầu quân Đông Ngô không còn giữ được ở mức đỉnh phong... và quân Đại Việt cũng chỉ cần có như vậy hiệu quả là đủ...
Đều tăm tắp 500 thanh trường thương được đâm ra, máu tươi văng tung tóe. Nói là đâm ra cho hoành tráng, thực sự thì các trường thương binh Đại Việt hơi đẩy ngọn thương di động từ từ lên phía trước và chỉnh góc độ sao cho đúng với hướng địch nhân đang lao về phía họ. Lực lao mạnh của địch nhân đã đủ khiến mũi thương xuyên thấu cơ thể họ rồi. Lính trường thương Đại Việt tiết kiệm sức lực để... rút thương.
Khác vói quân Trường mâu của Đông Ngô cũng như hán tộc, trường thương Đại Việt được thiết kế để đâm trực tiếp, tính xuyên thấu cực đại. Khả năng xuyên thấu kinh khủng đến mức kể cả mặc giáp da cũng có thể bị nó xuyên qua nhẹ nhàng với một cú đâm không toàn lực của lão binh trường thương đại đội.
Để làm được điều này vì thương của Đại Việt được thiết kế tam lăng thứ không ngạnh ngang, vậy nên việc phá giáp và đâm lút cán không có gì phải ngạc nhiên. Nhưng điều này có một tệ đoan đó là. Việc các mũi giáo đâm quá sâu dẫn đến khó có thể rút ra một cách dễ dàn. Nhưng kể cả có tệ đoan như vậy thì Nguyên Quốc vẫn không cho thêm thiết kế có ngạnh ngang để cản trở xuyên thấu. Lý do đơn giản vì có ngạnh ngang sẽ gây nên sức phản trấn rất lớn cho cánh tay của trường thương binh khiến họ có thể tuột vũ khí hoặc giả có thể đẩy bật họ vè phía sau mà thoát ly đội hình.
Để khắc phục vấn đề khó rút trường thương khi đâm quá sâu vào địch nhân thì có nhiều phương pháp, mà thứ nhất đó là thành thục luyện tập đam thương rút thương. Thứ hai không bao giờ đâm toàn lực, đây là nguyên tắc bất di bất dịch vì không đâm toàn lực vừa tiết tiệm sức chiến đấu vừa vó thể rút về một cách nhanh chóng. Nguyên tắc thứ ba đó là bỏ thương khi không có khả nừng rút sau đó tiếp thương của đồng đội ở hàng thứ hai. Mà nếu không tiếp kịp thì rút kiếm chiến đấu…. đây chính là kiểu chiến đấu đã rất Đại Việt hóa của lính trường thương.
Còn về trườn mâu binh của Hán tộc thì có cùng độ dài hơn 2m như trương thương Đại Việt thế nhưng cấu tạo của chúng khác hẳn vì chúng có thêm một ngạnh ngang chữ L dài đến 20 hoặc 25cm. Điều này khiến trường mâu của người Hán chỉ có thể đam xuyên ở mũi sau đó cản lại ở phần ngạnh ngang. Với nganh ngang này lính trường mâu Đông Ngô có thể bổ, móc, gạt rất hiệu quả… nhưng chúng làm tăng trọng lượng đầu mâu một cách kinh khủng, nhất là với chiều dài hơn 2m cánh tay đòn thì tăng một gram ở mũi mâu cũng khiến cho tay cầm cảu binh sĩ tê dại chứ đừng nới trọng lượng cả mũi mâu rơi vào tầm gần 1kg. Dù biết điều này nhưng người Hán vẫn không hề cải tiến mũi mâu từ thời Chu cho đến thời Hán, và cho đến cả Tam quốc vẫn vậy, trường mâu chữ L vẫn là binh khí chính thống trong quân đội của người Hán… Điều này sinh ra bởi lý nhiệm chống kị binh phương bắc của dân tộc Hán. Người Hán thiếu ngựa, việc họ dùng bộ binh chống lại xung phong của kị binh các bộ tộc du mục phương bắc khiến họ nghĩ ra vũ khí trường mâu với cạnh ngang chữ L rất tiện lợi cho việc móc chân ngựa… Chính vì lâu dài hình thành thói quen nên trường mâu hình chữ L luôn là vũ khí chính thức của người Hán.