Chương 215: Đôi nét về công nghệ luyện thép

Tam Quốc Việt Tộc Tham Chiến

Chương 215: Đôi nét về công nghệ luyện thép

Khoan hãy nói đến Triệu Quốc Đạt đang làm mưa làm gió nơi phương Bắc mà quay lại với tình hình chiến đấu căng thẳng nơi cảng Hợp Phố. Cả ngàn người Đông Ngô còn sót lại ùa lên tấn công vào lớp trường thương binh mỏng mạnh vừa thành lập của quân Đại Việt.Nếu 1500 binh sĩ trường thương Đại Việt xếp thành 3 hàng chỉnh tề thì không phải là yếu, ít nhất họ có thể chống đỡ được cho tới khi tuyến sau ổn định. Nhưng điểm chết người đó là các vũ khí đại hình như Ballista và Cataplult lại gây cản trở cho đội hình của trường thương triển khai, thành thử ra có những chỗ trên đội hình quân trường thương Đại Việt chỉ có hai hàng lính mà thôi.

Nói đến trang bị trường thương binh của quân Đại Việt thì không khác gì lính Legion… Chẳng qua khác ở chỗ huấn luyện mà thôi… bởi nói một cách khách quan thì chất lượng binh sĩ Đại Việt không cao. Ít nhất là không cao trong kiểu chiến đấu dàn trận bố trí đội hình quy củ. Vậy nên để tuyển chọn được 3000 người ưu tú với thân thể to lớn để luyện tập theo chiến thuật Legion đã là cực hạn với người Đại Việt. Lính trường thương cũng được trang bị áo giáp mây, với lớp thép mỏng bên trong dán cùng lớp mây bên ngoài, thế nhưng lớp thép này mỏng manh hơn lính Legiong rất nhiều. Thể lực của những binh sĩ trường thương không thể chịu đựng được lớp giáp giày như quân Legion. Cũng như Legiong họ được trang bị trường thương, kiên bản to chữ nhật hình cong, kiếm Gladious nhưng tất cả đều chất lượng thấp hơn quân Legion rất nhiều. Nói đến khiên chữ nhật cao đến 110cm rộng 50cm nhỏ hơn một chút so với lính Legion vì cơ thể của lính trường thương thấp hơn lính Legion từ 5 đến 10cm. Chiều cao của lính trường thương trung bình chỉ tầm 1m55 đến 1m60 mà thôi. Nhưng khiên nhỏ không phải là vấn đề quan trọng mà quan trọng là nó khá mỏng với 2 lớp mây ép cộng thêm một lớp sắt mỏng ở giữa. Cũng may khiên này có viền đồng cộng thêm trung tâm có một miếng hộ vệ bằng thép tốt hình tròn đường kính 20cm thế nên độ bền chắc và cả đàn hồi là miễn chê, ít nhất chúng tốt hơn tấm khiên gỗ ghép của lính Đông Ngô nhiều. Nói đến vũ khí thì chỉ có ngọn giáo trên tay của trường thương binh là có thể so sánh cùng quân Legion mà thôi. Còn nếu nói về trang bị kiếm Gladious thì ngắn hơn nhiều, với độ dài chỉ 50cm thì kiếm trang bị cho trường thương binh không thể so sánh cùng kiếm của Legion lữ đoàn dài đến 65cm. Nhưng đấy chỉ là nói vê độ dài mà thôi, nói về chất lượng thì tất cả kiếm Gladious trong quân đội Đại Việt chất lượng đều chẳng ra gì ngoại trừ 3000 thanh kiếm trên tay Lữ Đoàn Legion..

Tại sao lại có sự phân biệt đối sử phân biệt một cách thô bạo như vậy giữa các cánh quân của Đại Việt? Đơn giản một điều Đại Việt không hề có đủ thép tốt để chế tạo vũ khí tốt trang bị cho toàn bộ quân đội.

Việc người hiện đại cầm một khối sắt trên tay thấy rất bình thường, đôi khi những khối sắt thép còn được coi là sắt vụn mà vứt lang thang khắp nơi, nhưng họ đâu biết rằng người cổ đại để có được một khối thép phải vất vả đến nhường nào…

Lịch sử của đồ sắt thì đã được nhân loại phát hiện từ rất sớm và thời gian từng khu vực phát hiện chênh lệch đáng kể với nhau… Các nghiên cứu khảo cổ gần đây tại thung lũng sông Hằng, Ấn Độ chỉ ra rằng công việc luyện sắt sớm nhất tại khu vực này có từ khoảng năm 1800 TCN[2]. Vào năm 1200 TCN, sắt đã được sử dụng rộng rãi tại Trung Đông nhưng không thay thế cho sự sử dụng còn chiếm ưu thế của đồ đồng đỏ trong một thời gian rất dài.

Còn về Đông Á thì các đồ cổ bằng gang đã được tìm thấy tại Trung Quốc có niên đại sớm nhất vào thời nhà Chu trong thế kỷ 6 TCN. Thế nhưng giữa việc phát hiện và sử dụng sắt thép như mộ chất liệu thay thế đồng thì lại là hai vấn đề khác nhau hoàn toàn… Cho đến nhà Tần (221 TCN - 206 TCN) thì đồ đồng vẫn là chủ đạo và chiếm đa số, các binh khí thời đại này chủ yếu là vũ khí đồng, với những thanh kiếm đồng xanh chứ danh trong lịch sử… Mãi tới giai đoạn Sở- Hán tranh hung (Tây Sở Bá Vương Hạng Võ và Hán Vương Lưu Bang) thì các vũ khí bằng thép non mới trở thành trào lưu mới và thay thế vũ khí đồng… Nói như vậy lịch sử luyện sắt thép của Đông Á mà đứng đầu là người Hán cũng chỉ mới bắt đầu 400 năm mà thôi… trong 400 năm này kĩ thuật khai thác và luyện thép của Đông Á đã tiến bộ vượt bậc thế nhưng vẫn dừng ở mức thủ công mà thôi…

Mà Đại Việt lại càng là khó khăn hơn khi họ thực sự có được một chút thời gian nghỉ ngơi là 7 tháng thời gian, trong thời gian này họ đã cố gắng hết sức để có thể khai thác sắt thép chất lượng cao theo công nghệ mà Nguyên Quốc đưa đến từ tương lai. Nhưng kết quả cũng chỉ đủ trang bị một bộ phận nhỏ cho quân đội đó chính là toàn bộ trang bị của Lữ Đoàn Legion, Giáo thép của Đại đội Trường Thương, giáo thép của Lữ đoàn Trấn Nam với nòng cốt 3000 người do Bạch Công Ngưu chỉ huy… còn lại tất cả các cánh quân còn lại cảu Đại Việt chỉ được trang bị vũ khí được rèn lại từ sắt thép chất lượng thấp thu về sau những trận đánh cùng quân Đông Ngô …

Những trang bị của quân Đông Ngô quả thật chất lượng rất tồi, ngay cả Nguyên Quốc cũng không có cách nào tiến hành cải tạo một cách triệt để, hắn chỉ có thể cải tạo lại một phần mà thôi… Nói đến nguyên nhân tại sao Nguyên Quốc có thể chế tạo được thép tốt mà người thời nay không chế tạo nổi, và cũng nói về nguyên nhân tại sao thép của Đông Ngô thì Nguyên Quốc cũng không thể nào cải tạo được thì phải nói đến bản chất quá trình nấu thép từ quặng của hai phía là khác nhau hoàn toàn…

Thời này quá trình nấu quặng gồm đập nhỏ quặng sau đó sàng lọc thô sơ qua một lần nước để hòa tan và rửa trôi đất và các khoáng chất có thể hòa tan trong nước … Tiếp đó họ sẽ xây dựng những lò đất sét cao tầm hơn 1,5 m và độ rộng lòng tầm 50cm, tiếp đó người Hán sẽ chất đầy củi, than hoa mà đốt lên lò lửa, Sau đó quặng đã được đập nhỏ sẽ được rót từ bên trên miệng lò xuống, nhiệt độ sẽ nung chảy thép khiến chúng cuộn lại với nhau thành một khối… Sau này chỉ cần thêm than, sau đó lại thêm quặng cứ thế cho đến khi thu được một khối thép nóng chảy nằm cuộn trong lò. Cuối cùng là công đoạn phá lò mà lôi viên thép đỏ rực này ra rồi tiến hành rèn công cụ… Việc luyện thép từ quặng theo kiểu thủ công như vậy cho đến thời cận đại vẫn không có nhiều thay đổi. Việc luyện thép như vậy có rất nhiều nhược điểm, thứ nhất chính là sản lượng cực thấp, mỗi lò như vậy cả thời gian chuẩn bị thời gian nung cần công sức của mười người trong thời gian một ngày, thế nhưng hu lại chỉ là tầm 20-30 kg thép mà thôi.

Song sản lượng thấp không phải là tất cả mà chất lượng thép còn thấp đến mức không thể tưởng tượng được. Lý do thứ nhất khiến thép thời này chất lượng thấp đó chính là khâu tuyển quặng không hề quy chuẩn, không quy chuẩn là do họ không hề hiểu bản chất hóa học của việc khử oxit sắt thành sắt nguyên chất. Mà quan trọng nhất đó là cần phải nghiền nhỏ quặng nhất có thể thì người Hán không làm triệt để công đoạn này. Lý do thứ hai khiến thép thời này chất lượng kém là do nhiệt độ lò chưa đủ cao, thép được luyện chỉ có thể chảy ra mà quấn lại với nhau thành một khối trong lò lửa… Mà khối thép này có lẫn rất nhiều quặng sỉ… mặc dù sau đó các thợ rèn sẽ cố tách sỉ ở bề mặt khối thép ra nhưng những sỉ quặng trong lòng khối thép khá nhiều. Nếu bổ khối thép ra làm đôi sẽ thấy trong lòng nó như một tổ ong với những sỉ quặng lẫn lộn. Tất nhiên việc đập rèn nhiều lần sẽ làm cho các lỗ rỗng này biến mất, thế nhưng việc loại bỏ quặng sỉ trong lõi thép là vô vọng… Chính điểm này khiến chất lượng thép thời này kém vô cùng. Lý do thứ 3 chính là việc có các lỗ rỗng trong lòng khối thép buộc thợ rèn phải tiến hành rèn đập nhiều lần, nung đỏ nhiều lần khiến cho thép trở nên mềm hơn…. Mà quan trọng là những thợ rèn thời này cũng muốn thép mềm đi để tăng độ dai, nếu không với chất lượng thép có những quặng sỉ trong lòng thì các vũ khí rất dễ gẫy nứt…

Nhưng thép của Đại Việt không có những vấn đề này, trong công đoạn sửa lý quặng thì họ đã đốt một lần bằng gỗ thường khiến cho các khối quặng bở tan, sau đó các khối quặng hay kể cả quặng bùn đều được nghiền nhiễn như cát. Với quá trình lọc bằng nước tiếp theo thì Đại Việt công nhân đã loại bỏ được rất nhiều tạp chất… Một điểm quan trọng nữa là nhiệt độ lò của Đại Việt rất cao, họ dùng là than đá mỡ nên nhiệt độ đạt được lớn hơn tan củi của người Hán… Thêm vào đó chính là việc hong khô than mỡ qua lò thổi nhiệt của Nguyên Quốc khiến cho nhiệt độ cháy của than đá Đại Việt một lần nữa tăng cao. Nhưng Nguyên Quốc cũng rất thất vọng vì điều này. Quả thật than mỡ của Đại Việt không thể chế thành than cốc được. Nếu nâng nhiệt độ thổi hơi nóng lên cao thì chúng chảy thành nhựa than và dầu cũng không thể thành than cốc… Điều này là sự thật bởi thời hiện đại thì người Việt Nam vẫn phải nhập than từ Nhật bản và Indo để nung than cốc phục vụ luyện kim. Nhưng cho dù vậy thì sản phẩm bán thành phẩm than cốc Đại Việt cũng nâng nhiệt độ trong lò luyện của người Đại Việt lên một tầm cao mới. Một trong những bí quyết của người việt đó là lò của họ rất cao lớn… Điể này có một tác dụng đó là bột quặng được rót từ trên miệng lò có một chặng đường dài để đi xuống đáy và trong quá trình đó kết hợp với nhiệt độ cao thì chúng đã nóng chảy hoàn toàn…. Dung dịch thép nóng chảy triệt để này sẽ theo khe thấp mà thoát ra ngoài, còn sỉ quặng nổi lên trên sẽ theo khe cao mà chảy ra trước… chính thiết kế này đã khiến cho thép Đại Việt hoàn toàn không có nhiễm sỉ quặng mà có thể rót thẳng vào khuôn đúc. Sản lượng mỗi lần của một lò luyện thép của Đại Việt có thể lên đến cả tấn hoặc có thể hơn. Đơn giản đó là vì họ có thể bổ xung than đá sau đó lại bổ xung quặng… quá trình này liên tục diễn ra vì thép nóng chảy liên tục được tháo ra ngoài. Nhưng đây chỉ là lý thuyết mà thôi vì chất liệu chịu nhiệt thời này không tốt, luyện được một tấn thép là chiếc lò sẽ báo hỏng rồi, nếu còn tiếp tục sẽ gây tai nạn chết người vì bục lò là chuyện tất yếu…

Nhưng dù công nghệ cường đại về luyện thép nhưng Đại Việt quá non trẻ, số người tham gia quân đội gia tăng chóng mặt, từ vài ngàn người nở nhanh thành 35 ngàn người… mà số người tham gia khai thác mỏ, khai thác than, luyện thép thì không tăng lên quá nhiều… Chính điều này buộc Đại Việt phải sử dụng những phôi thép kém chất lượng của người Đông Ngô để cải tạo lại cho mình sử dụng…