Chương 217: Tình thế cam go

Tam Quốc Việt Tộc Tham Chiến

Chương 217: Tình thế cam go

Lại nói đến việc va chạm của quân Đại Việt hàng đầu và quân Đông Ngô thì lợi thế nghiêng hoàn toàn về phía lính trường thương Đại Việt. Đơn giản và dễ hiểu đó là binh khí của Đông Ngô quân khi tấn công chỉ toàn là vũ khí ngắn như đao và kiếm hai lưỡi, trong khi đó mũi giáo của quân Đại Việt dài đến 2m3. Hàng đầu của quân Đông Ngô chưa kịp chạm tới thuẫn tường của quân Đại Việt thì đã bị xỏ xiên một loạt mà gục xuống.

Lý do tạ sao quân Đông Ngô không dùng trường mâu mà lao lên tấn công. Thật ra điều này là không thể thực hiện được trong hoàn cảnh hiện tại. Nếu như chiến đấu trên một bình nguyên rộng lớn thì quân Đông Ngô hoàn toàn có thể vác các ngọn trường mâu dài 2,5m nặng nề vô cùng mà tiến công với một nhịp độ vừa phải. Nhưng trong hoàn cảnh này thì tốc độ lao lên của quân Đông Ngô quá nhanh, cộng thêm khoảng cách là sít chặt, nếu còn khư khư vác trường mâu thì đừng nói đến di chuyển tấn công khó khăn mà chính trường mâu sẽ gây ngộ thương cho đồng đội.

Còn về phía quân Đại Việt thì họ dập khuôn theo kiểu chiến đấu của quân La Mã, trường thương được dùng một tay và đặt lên một lỗ khuyết trên tấm khiên cao lớn, chính đây là điểm tựa khiến cho binh sĩ Đại Việt không quá to khỏe vẫn có thể sử dụng thương 1 tay… Quan trọng một điểm đó là trường thương của quân Đại Việt rất nhẹ với cán thương bằng tre khô, mũi thương bằng thép chỉ có một đầu nhọn duy nhất nặng 400 gram mà thôi. Chính vì thế thương của người Đại Việt cực linh hoạt và nguy hiểm.

Hàng đầu tiên của lớp người Đông Ngô lao lên đã bị chặn đứng bởi những ngọn thương tua tủ giơ ra phía trước có chủ ý. Từng tên lính Đông Ngô bị thương xuyên thấu cớ thể mà gục xuống. Nhưng cũng có khá nhiều trường thương binh không rút nổi thương khỏi địch nhân, lý do vì sức lao của binh sĩ Đông Ngô quá lớn khiến cho chúng bị đâm xuyên thật sâu vào thân trương thương…. Một số binh sĩ Đại Việt bắt buộc phải bỏ đi vũ khí của họ và rút kiếm ngắn chuẩn bị chiến đấu cận thân.

Hàng đầu của Đông Ngô binh tuy bị hạ gục thất linh bát lạc thế nhưng người Đông Ngô như thác lũ mà lao đến dẫm đạp lên thi thể của đồng đội mà tiến lên, Tinh thần chiến đấu của người Đông Ngô lúc này mạnh hơn người Việt vì họ không còn đường lui. Bắt đầu có thương vong xuất hiện bên phía Đại Việt trường thương vì người Đông Ngô đã áp sát được thuẫn tường của trườn thương binh. Đến lúc này thì trường thương không còn mấy tác dụng vì chúng dài và vướng víu khiến cho việc lăn lộn cận thân trở nên khó khăn hơn rát nhiều…

Lính Đông Ngô lúc này có thể dùng tay bắt lấy mũi thương hoặc đơn giản là dùng kiếm chặt gãy mũi thương của quân Đại Việt. Tuy nói tre có sức đàn hồi lớn và dai nên khó chặt đứt xong đó là khó chặt đứt trong một nhát chém mà thôi. Khi hai quân đã ép vào nhau thì trường thương đã mát đi sự linh hoạt của nó, việc bị chém gãy là điều tất yếu.

Nhưng khinh nghiệm chiến đấu của lính trường thương Đại Việt khá phong phú khi họ nhất quyết bỏ qua thương mà chuyển sang sử dụng kiếm ngắn ở hàng đầu, còn hàng thứ hau vẫn dùng thương chọc qua các khe hở của hàng đầu để hỗ trợ, đây là bài tập mang tính bắt buộc về sự phối hợp hai hàng của quân Đại Việt rồi.

Nhưng kể cả sự phối hợp có tốt bao nhiêu thì việc một hàng ngũ mỏng gồm 2/3 lớp không đồng đều cũng không thể ngăn cản sự tấn công toàn lực của kẻ địch đông gấp nhiều lần họ. Quân trường thương bị đục thủng ở rất nhiều vị trí, mà nếu nhìn kĩ thì những vị trí ấy phía sau thường là bị vướng bận bởi những cỗ máy bắn đá hay đại nỏ. Nguy hại nhất đó chính là sự đột phá dũng mãnh của bột đội ngũ tầm 100 cá nhân tại trung tâm chiến trường, nơi này có đến 40 xác chết trường thương binh đã nằm xuống. Nhóm lính Đông Ngô kia đạp lên xác người Việt mà tiến lên thọc sâu vào đội hình trường thương.

Nói một cách công bằng lính trường thương ký thuật dùng kiếm không hề cao minh chút nào. Đối với những đội quân bình thường của Đông Ngô thì họ lấn lướt vì khiên tấm khiên to lớn che chắn, cộng thêm giáp mão toàn thân và một thanh kiếm chất lượng tốt, linh hoạt. Nhưng đối với những người thân thủ phi phàm như nhóm quân hơn 100 lính Đông Ngô kia thì họ thúc thủ chịu trói. Chỉ thấy nhóm quân Đông Ngô đó tả xung hữu đột trong đám trường thương binh đội ngũ lộn xộn xếp chung cùng các cỗ máy bắn đá và đại nỏ. Đây chính là 1000 trường thương binh phía sau không thể triển khai đội hình một cách hoàn chỉnh. Mỗi giây phút trôi qua lai có những binh lính Đại Việt ngã xuống dưới sức tấn công mãnh liệt của đội ngũ tinh nhuệ 100 người Đông Ngô này.

Tất nhiên nguy cơ bại trận của quân Đại Việt là không có bởi sau khi đục thủng được hàng ngũ 1000 trường thương binh thì những tinh nhuệ Đông Ngô này sẽ phải đối mặt với Legion lữ đoàn của Đại Việt. Và nếu như vậy thì cơ hội tiến xa hơn của nhóm binh sĩ mũi nhọn Đông Ngô này gần như là không có.

Nhưng kể cả điều như vậy sảy ra thì cũng là một tổn thất qua ghê gớm cho người Đại Việt, 2500 lính trường thương là tài sản quý báu của họ, nếu như họ bị tận diệt nơi đây thì không gì có thể bù đắp cho sự tổn thất đấy.

Lý nhất đại đội trưởng đại đội trường thương đứng cách vị trí đột phá 20m, hắn loáng thoáng nhìn ra tình hình không ổn nơi này mà cố dẫn thân binh tinh nhuệ ứng cứu nhưng vì những cỗ máy Ballista và Catapult ngăn cản mà cố gắng của hắn trở nên vô vọng… Một khi hàng ngũ không được thành lập một cách quy chuẩn thì việc di chuyển bên trong rất khó khăn…..

-Bên trái quay bên trái quay, tiến về bên trái...
Lý Nhất gào lên với những binh sĩ đang cản trở đường tiến của hắn. Lập tức một loạt binh sĩ trường thương mặc kệ tình hình phía trước mà quay ngang qua bên trái rồi tiến quân, việc điều động theo kiểu này chỉ là uống thuốc độc giải khát vì hướng chính diện họ đang bị tấn công rất mạnh bởi tầng tầng lũ lũ quân Đông Ngô. Nếu như quay ngang một phần đội hình để tiếp cứu vị trí thất thủ thì rất có thể sau đó họ sẽ bị đánh thọc sương từ cánh quân Đông Ngô đang tấn công phía chính diện. Đến lúc đó tình hình sẽ càng trở nêm tồi tệ hơn nhiều. Nhưng Lý Nhất không có lựa chọn nếu cứ để nhóm tinh binh Đông ngô tiếp tục mở rộng chiến quả của họ thì lính trường thương sẽ bị vỡ tan đội hình và bị nhấn chìm trong biển người Đông Ngô. Chuyện đó đồng nghĩa với Đại Đội trường thương thuộc lữ đoàn Trấn Nam sẽ bị khai tử, xóa tên hoàn toàn trong lịch sử.
Tình hình tại lục địa đã không mấy ủng hộ người Việt nhưng so với tình hình tại Hợp Phố vịnh thì còn khả quan hơn nhiều. Vì lúc này quân Đông Ngô thủy binh đã mở một cuộc tấn công quy mô về phía thủy quân Đại Việt. Lúc này Lý Nguyên Bảo bắt buộc phải tiếp chiến vì nếu không quân Đông Ngô hoàn toàn có thể quay lại bờ biển Cảng Hợp Phố để tiến hành hỗ trợ cho bộ binh của chúng trên bờ. Tình thế thủy binh Đại Việt trở nên cực kì cam go vì kể cả kinh nghiệm chiến đấu, nhân số, và vũ khí họ đều không bằng được đối phương….