Chương 212: Triệu Quốc Đạt mưu kế

Tam Quốc Việt Tộc Tham Chiến

Chương 212: Triệu Quốc Đạt mưu kế

Khoan hãy nói đến trận chiến nơi Hợp Phố diễn biết ra sao vì cách đó cả trăm km một sự kiện cũng khá quan trọng đang diễn ra. Sau 4 ngày lặn lội trong rừng thì cuối cùng 1000 tinh binh của Chinh Bắc quân cũng đến được vị trí mà họ cần. Đó chính là một khu bình nguyên nhỏ bé hiếm hoi nằm giữa Cao Dương và Cao Hưng… Đáng lẽ ra những bình nguyên kiểu này phải được tận dụng để canh tác, nhưng tiếc thay nơi này lại không hề có nguồn nước phong phú chảy qua thế nên chúng lại được dùng làm nơi chăn thả gia súc của một Mân Việt tộc bộ lạc.

Nơi bộ lạc này sinh sống cũng không gì xa lạ lắm với những người dân thành Chân Ngung, do vậy người dẫn đường của đội ngũ quân Chinh Bắc một mạch không sai lầm mà đưa quân sĩ Đại Việt đến nơi này.

Bỗng nhiên xuất hiện 500 binh sĩ mặc quần áo Đông Ngô lính xuất hiện cũng không làm bộ lạc Mân Việt này có phản ứng gì khác lạ. Bộ lạc Mân việt này nằm trên giao lộ giữa Cao Dương và Cao Hưng hai huyện thành rất gần nhau. Vì lý do này bọn họ thường xuyên nhìn thấy quân đội mặc sắc phục Đông Ngô qua lại, chẳng qua đó chỉ là những nhóm lính công vụ nhỏ, lần này tới đây nhiều tầm 500 binh sĩ cũng có gây cho bọn họ đôi chút chú ý nhưng không có gì đặc biệt. Một vài tên lính người Hán trong quân Chinh Bắc đóng giả làm quan chỉ huy quân đôi tiến hành gặp gỡ bộ lạc Mân mà yêu cầu bộ lạc này cung cấp chỗ nghỉ ngơi.

Thật ra đây chính là một cánh quân bí mật của Đại Việt đã vượt rừng vòng qua Cao Hưng để đến nơi này. Trang phục quân Đông Ngô là họ cướp được tại thành Chân Ngung rồi tiến hành ngụy trang.

Bộ lạc Mân Việt kia khồng hề có một tia nghi ngờ mà mời đám lính Đại Việt tiến vào khu vực sinh sống của mình rồi cung cấp cho nhóm quân này một chỗ nghỉ ngơi… Đêm tối hôm đó 500 quân Đại Việt đang ẩn núp cách đó 5km cũng bí mật mà tìm đến nơi trú ngụ của bộ lạc. Đaj Việt quân trong ứng ngoại hợp không đầy 1 tiếng đồng hồ họ đã khống chế hết toàn bộ Bộ Lạc Mân Việt trong tay… Tất nhiên kẻ nào phản kháng thì binh sĩ Đại Việt sẽ không nương tay mà tàn sát.. quan trọng nhất đó là hệ thống Lang Cun quý tộc của nơi này đã bị người Đại Việt không một chút thương hại mà chém đầu hoàn toàn… Sự việc liên quan đến thành bại của Chinh Bắc thế nên dù có máu tanh và chút bất nhân thì Triệu Quốc Tuấn cũng quyết không sờn bước. Hắn đã nghĩ rằng, kể cả sau này hắn bị đưa ra toàn án quân bộ thì Triệu Quốc Tuấn cũng sẽ nhận hết tội danh sát hại dân thường về mình. Hắn sẽ làm tất cả để chủ tử của mình là Triệu Quốc Đạt có thể thành công trong lần hành động này… Triệu Quốc Tuấn biết đây là cơ hội xuất đầu của chủ nhân, nếu qua rồi thì không biết bao lâu mới có thể tìm lại đây…

Ngày hôm sau thì Triệu quốc tuấn cho người đóng giả làm 300 nhân trong bộ lạc Mân Việt này mà tiến hánh chăn thả gia súc… Họ rất nhanh chóng bắt được quân báo truyền tin từ Cao Hưng đi cao Dương tìm quân tiếp viện… Đây cũng là một may mắn của Triệu Quốc Tuấn vì hắn và quân đội của mình đã vượt rừng nhanh hơn dự kiến và chiến giữ con đường độc đạo từ Cao Hưng đi Cao Dương..

Sự việc nói đến thì đây là mưu kế của Triệu Quốc Đạt, hắn tụ tập 1500 tráng đinh tại thành Chân Nhung bổ xung vào 500 quân chính quy của mình để tạo thành một đạo quân trùng điệp tiến về Cao Hưng. Vì Nhan Hồi đã đầu hàng nên với uy vọng của tên quan huyện này thì dân chúng Chân Ngung rất ủng hộ Triệu Quốc Đạt trong việc hỗ trợ đoàn quân này. Quan trọng là lương thực trong kho Chân Ngung chuẩn bị nộp thuế cho triều đình Đông Ngô được Triệu Quốc Đạt trích hẳn 1/3 để phân phát cho dân. Thật ra chính sách của Đại Việt cực kì rộng rãi với dân chúng thế nên nếu người dân Chân Ngung lâu dài sống trong chế độ ấy sẽ đồng lòng hướng về Đại Việt. Thế nhưng đây là thời khắc chiến tranh, để mua chuộc lòng dân một cách nhanh nhất thì Triệu Quốc Đạt đã không do dự mà sử dụng chính sách mị dân này. Hiệu quả của nó quả thật rất hoành tráng khi dân chúng Chân Ngung tung hô Triệu Quốc Đạt như thần… nói gì thì nói lợi ích phơi bày trước mắt luôn nhận được sự ủng hộ một cách nhiệt thành.

Trong đội quân tiến đánh Cao Hưng chỉ có 500 lính chuyên nghiệp vì 1000 lính còn lại Triệu Quốc Đạt đã lệnh cho đi tắt đường rừng mà tiến quân vòng qua Cao Hưng cắt đứt tiếp tế của Ca Hưng và Cao Dương. Ý định ban đầu của Triệu Quốc Đạt đó là nếu đến kịp thời sẽ đánh viện quân của Cao Dương tiếp ứng Cao Hưng. Nhưng nếu không kịp thời thì đội quân này hoàn toàn có thể đánh chiếm Cao Dương sau đó quay lại giúp Triệu Quốc Đạt phá vỡ Cao Hưng. Quân số Cao Hưng và Cao Dương đều tương đương Chân Ngung mà vào khoảng 500 người mà thôi… trong đó có đến 70-80% là người Bách Việt, đây chính là đặc chưng của Đông Ngô, Thủy binh thiện chiến của họ 100% là người Hán nhưng bộ binh lại pha tạo rất nhiều người Bách Việt. Nhưng đừng hiểu lầm rằng những Bách Việt quân này giống như những người Bách Việt tộc sinh sống tại Lĩnh Nam này. Bách Việt người trong quân Đông Ngô là những bộ lạc Bách Việt gần như đã hán hóa một cách triệt để và sống tập trung ở Giang Đông, Giang Tây… họ khác hẳn Bách Việt tại vùng Giang Nam vẫn chưa mấy bị thuần phục với triều đình Đông Ngô. Chính vì lẽ đó gọi họ là Bách Việt để nêu ra nguồn gốc dòng máu mà thôi, còn nói về tư tưởng cà cách hành sử thì không quá khi nói họ là người Hán rồi.

Triệu Quốc Đạt trên đường hành quân rất nhởn nhơ vì hai mục đích, thứ nhất các tráng đinh Chân Ngun mới thu nhập vào làm quân hỗ trợ không thể hành quân nhanh, thứ hai đó là câu giờ để nhánh quân 1000 người đi đường rừng vượt lên trước… Sau 2 ngày nhởn nhơ nhành quân thì Triệu Quốc Đạt hạ lệnh buông lỏng canh gác mấy tên tù binh là quân lính Đông Ngô bắt được tại Chân Ngung. Đúng như dự liệu thì nhóm này chạy nhanh về Cao Dương mà báo tin dữ….

Đến lúc này Huyện quan Cao Dương là Đinh Bào vội vã sai người đem thư cầu cứu Nam Hải và Cao Dương… Nam Hải cũng không quá xa Cao Hưng về phía đông bắc nhưng lại có nhiều sông ngòi ngăn cản, khả năng viện binh sẽ đến muộn vậy nên hi vọng duy nhất của Đinh Bào lại là sự giúp đỡ đến từ Cao Dương, nhưng khốn thay thám tử mà hắn sai đi truyền tin lại bị người Đại Việt bắt giết tại bình nguyên nhỏ trên con đường độc đạo từ Cao Hưng đến Cao Dương…

Ngay trong ngày Triệu Quốc Tuấn cho lính người Hán giả danh tên thám tử Cao Hưng mang thư cầu viện đến Cao Dương. Song tên thám tử này ủ rũ mà quay về, tên huyện quan Hoàng Biện của Cao Dương bo bo giữ thân quyết không cứu viện…

Nhưng Triệu Quốc Đạt không phải một tay vừa, Nguyên Quốc dạy giỗ cho Triệu Quốc Đạt 10 phần thì Triệu Quốc Đạt cũng truyền dạy cho tên này đến 7-8 phần, thêm vào lĩnh ngộ một chút thì bản lĩnh tên này không hề thấp một chút nào, chỉ là Triệu Quốc Tuấn như cái bong sau lưng Triệu Quốc Đạt mà thôi, vậy nên không ai biết tài của hắn cả… Nhưng nếu ở Đại Việt thì Triệu Quốc Tuấn đã được xếp vào hàng cao nhânh bất lộ tướng rồi.

Ngày hôm này cả thành Cao Hưng như loạn một bày, vì trên con đường từ phía nam dẫn đến thành trì này đang ngập tràn lính Đại Việt họ chỉ cng cánh Cao Hưng 10 km mà thôi… Đinh Bào lòng nóng như lửa đốt, hắn đi lại trong phủ đệ như đén kéo quân không biết mệt, tin cứu viện từ Hải Nam vẫn không có đưa về, mà nơi gần hơn là Cao Dương cũng bặt vô âm tín… Đinh Bào đã có ý bỏ thành chạy lấy người rồi, tên này đã vơ hết của cài cho lên hai xe ngựa đợi sẵn ở cổng phía bắc… Hắn quyết tâm giả vờ đánh đấm một lúc rồi rút chạy ngay. Không đánh mà chạy là tội chém đầu, nhưng thế địch quá mạnh mà thua trận thì chỉ bị trách phạt mà thôi…. Qua lời kể của những tên binh lính thoát ra từ thành Chân Ngung thì hắn biết được đạo quân có tên Đại Việt này rất mạnh và tàn bạo… do đó Đinh Bào không hề có tư tưởng muốn phản kháng…

Nhưng đúng lúc này bỗng có lính cah từ bên ngoài lật đật chạy vào bẩm báo:

- Thưa đại nhân, quân tiếp viện từ Cao Dương đến rồi nhưng họ đứng ngoài thành mà mời đại nhân tới nói chuyện…