Chương 204: Chạm mặt
Nam Hải thành thực ra là Thành Phố Quảng Châu của Trung quốc thời hiện đại. Nói về Nam Hải thành thì nó quả thực là một thành trì cực kì rộng lớn và là trung tâm kinh tế chính trị phía Nam của Đông Ngô quốc. Nơi này trước kia chính là thủ phủ của nước Phiên Ngung của Triệu Đà (207 trước CN) chính vì lí do này thành Nam Hải hay thành Phiên Ngung cực kỳ cao lớn và vững chắc, nơi đây thường là nơi tập kết thủy quân trước khi xâm chiếm các vùng lãnh thổ phía nam của Đông Ngô quốc. Nói đến thủy quân Đông Ngô thì đây là một lực lượng thủy binh cực tinh nhuệ với thuần một dòng máu là người Hán con em Giang Đông. Thật ra nếu gọi tên quân Hán Đông Ngô thì đó là thủy binh mà thôi, còn bộ binh của Đông Ngô thì không thể gọi là Hán quân Đông Ngô cho được… bởi Bộ binh Đông Ngô đa phần là người Bách Việt với tỉ lệ lên đến 70% là người Bách Việt, 30% người Hán hợp thành bộ binh Đông Ngô.
Sự hỗn tạp trong quân bộ binh Đông Ngô bắt nguồn từ những nguyên nhân rất khách quan… Ban đầu quân Đông Ngô cực lép vế về cả bộ binh lẫn kỵ binh nếu so sánh cùng Thục và Ngụy… Chỉ riêng nói về Bộ binh thì Ngụy quốc có bộ binh Ô Hoàn (thu nạp từ chiến dịch thống nhất phía bắc Trung Nguyên) bổ sung cho quân bản bộ quốc gia, Thục hán có Vô Đương phi quân của Gia Cát Lượng lập nên khi bình định Nam Trung. Đông Ngô đã ăn thua thiệt rất lớn trong trận chiến tại Di Lăng khi Lưu Bị chỉ dẫn 4 vạn quân Vô Đương phi tấn công từ Bạch Đế Thành ra Kiếm Các rồi đánh chiếm phần lớn Di Lăng… Bộ Binh Đông Ngô lúc nay có tới 7 vạn nhưng liên tiếp bại lui mà không có sức kháng cự nhiều… Lục Tốn quyết định phải dùng mưu tiến hành chiến tranh trì hoãn những mong gây khó khăn cho đường tiếp tế của quân Thục Hán (Trong diễn nghĩa viết Lưu Bị mang 70 vạn quân tấn công Đông Ngô là bịa đặt, thực ra số quân Lưu Bị đem đi để công chiếm lại Kinh châu còn ít hơn nhiều quân Đông Ngô thủ vệ). Cũng may co Lục Tốn là hắn không tiếp chiến Lưu Bị mà cố thủ giữ vững đánh trường kì, nếu không giờ đây có lẽ lịch sử đã đổi thay. Vô Đương Phi gặp dịch bệnh, cộng thêm Quân Lưu bị đóng quân trải dài do dó Lục Tốn lợi dụng hỏa công liền cắt đứt đầu đuôi liên hệ khiến cho quân Thục đại bại.
Nhưng qua trận chiến này thì Tôn Quyền đã nhận ra được sức mạnh bộ binh của Đông Ngô quá sức yếu ớt, một nhu cầu cấp thiết cải thiện tình hình đã khiến cho việc thu nạp các chiến binh thiện chiến của Bách Việt vào bộ binh là cấp thiết hơn bao giờ hết. Bách Việt chiến binh được đánh giá rất cao không phải chỉ từ khi Đông Ngô khai phá Lĩnh Nam mà còn từ thời nhà Đông Hán,Hán Thế Tổ Lưu Tú tới Hán Uy Tông Lưu Chi và Ngô triều ghi nhận tuy sơ sài nhưng khá nổi bật lên được về khả năng của tộc Bách Việt: "Đây là những thị tộc lớn ở phía nam, có khả năng dùng thuyền bè điêu luyện (đối với khu vực sinh sống ven duyên hải), khả năng vượt rừng, sử dụng lao dài, cung nỏ thành thục, giáp chiến mạnh mẽ như các bộ lạc phía bắc vạn lí trường thành, võ nghệ bền, sức chịu đựng khắc nghiệt cao. Tuy nhiên cũng như các man tộc khác thì khả năng tác chiến ô hợp, ưa dùng sức, mưu lược thấp".
Tôn Quyền khi nghe lời Trương Chiêu khuyên đã tiếp vị quan sứ vốn là huyện lệnh các ấp ven biên giới phía nam để có cái nhìn thực tế hơn về bối cảnh con người xã hội nơi đây. Đó là Hàn Đào. Ông chỉ ra rằng: " Bách Việt đặc biệt là Sơn Việt người từ trước đến giờ là Giang Đông mối họa lớn, bao năm qua đến, Đan Dương, Hội Kê, Dự Chương, đều có vô số thái thú đem quân đi tiêu diệt, nhưng là cho tới nay là không thể bình định hoàn toàn. Bây giờ Giang Đông lục Quận đã định, tiếp đó, phải giải quyết Giang Đông biên giới lớn nhất là chiến tranh Nội Hoạn, Sơn Việt. Sơn Việt tại Giang Đông cũng coi là thâm căn cố đế, những năm gần đây tiêu dao sơn lâm liên tục, động binh không ngừng nhưng rồi lại bạo loạn, cho nên cần phải từ từ làm từng bước lâu dài ". Hạ Tề, một mưu sĩ vùng biên thuộc nhà Ngô chuyên cầm quân chống lại các bộ lại phía nam, cũng nêu ra chủ ý: " Có hai biện pháp, biện pháp thứ nhất là vũ lực giao tranh, sau đó một lưới bắt hết, nhưng là biện pháp này cơ bản hao tài tốn lực và sau đó mâu thuẫn lại nổ ra, còn cách thứ hai là Sơn Việt cùng một số tộc như Mân Việt Dương Việt thiếu nhất chính là lương thực, đây chính là lương thực phương pháp, thuần hoá họ bằng việc cung ứng lương thực, bọn họ tự nhiên sẽ ngoan ngoãn đi ra ". Tôn Quyền tâm đắc với quan điểm này, sau đó bàn bạc với các trọng thần thân tín đã đề ra chính sách dùng con đường mềm mỏng hơn, dần dần thuần hoá tộc Bách Việt, làm căn bản tạo lập một đội quân mới cho Giang Đông.
Bộ binh mới của Đông Ngô cấu thành bởi các đơn vị nhoe. 1 bộ quân 30 người có 20 lính Bách Việt và 10 lính gốc Hán hay gốc tích khác. Việc đưa người Bách Việt sang thuỷ quân thì ít hơn, vì có lẽ Tôn gia muốn giữ nguyên tinh chất cho đội quân làm nên thương hiệu cho họ, và cũng do Tôn Quyền vẫn còn nghi ngại Bách Việt tạo phản do tính cách "giảo hoạt" của họ. Chính việc bổ sung Bách Việt tinh quân cho bộ binh đã làm cho quân bản bộ Tôn Ngô mạnh lên trông thấy. Tôn Quyền đem quân tiến về hướng Đông Nam, thúc đẩy việc mở mang một dải đất khu vực này và thực hiện dung hợp dân tộc.
Đây cũng chính là lý do tại sao quân của Lã Đại 4 vạn người mà có đến 3 vạn là quân Bách Việt, tất cả đều có nguyên nhân của nó. Thế nhưng thủy binh Đông Ngô quả thật là thuần một màu Hán tộc, chỉ có tiêu diệt những nhóm này mới có thể dao động đến căn cơ Đông Ngô cho được. Thật ra trong những lần va chạm giữa Đại Việt và Đông Ngô từ 2 năm vừa qua thì số lượng Hán tộc Đông Ngô mà Đại Việt tiêu diệt không hề nhiều. Lần tiếp chiến 10 ngàn thủy binh Đông Ngô giờ đây mới là lần đầu tiên Hán - Việt hai tộc thực sự đối đầu.
- Thông báo… phát hiện chiến thuyền Đông Ngô khoảng cách 6km hướng tây bắc….
- Thưa đô đốc … phát hiện chiến thuyền Đông Ngô khoảng cách 6km hướng tây bắc….
Tê hoa tiêu trên cột buồm vừa nói vào chiếc ống đồng nối từ vị trí của hắn tới lâu các chỉ huy của chiến hạm thì tên trực thông tin trong Lâu các đã ngay lập tức thông báo cung Lê Loi… hệ thống truyền thông tin qua các ống đồng trong một chiến thuyền thì Nguyên Quốc đã đưa vào từ lâu trong hệ thống thủy binh của Đại Việt thế nhưng các thuyền thu được của Đông Ngô thì chỉ mang tính cải tạo lại là lắp thêm các ống đồng mà thôi. Nhưng chiến thuyền long cốt đáy nhọn mới của Đại Việt thì được thiết kế hoàn hảo ngay từ ban đầu nên rất đồng bộ, hiệu quả tỏ ra là rất cao…
- Truyền lệnh ta bẻ lái 40 độ hướng đông bắc sau đó áp sát hậu quân đối phương tiến hành bám đuổi…
- Bẻ lái 40 độ hướng đông bắc - Tiến hành áp sát hậu quân đối phương - bám đuổi…
Hai tên trực thông tin vội vã hét vào loa mệnh lệnh của Lê Loi… một ống đồ thì truyền ra bộ phận lái phía đuôi thuyền, một ống đồng thì thông lên cột buồm noi có các hoa tiêu đang làm công tác. Họ sẽ dùng cờ hiệu mà truyền mệnh lệnh này cho các thuyền khác trong hạm đội.