Chương 6: Trổ tài nấu ăn.
Trời còn trưa kịp sáng thì Trâu với sứt đã bị hơi lạnh làm tỉnh cả ngủ, phải biết hiện tại đã là tháng mười âm lịch chỉ còn 2 tháng nữa là đến tết, từng cơn gió mừa bắt đầu thôi từ biển vào mang theo hơi lạnh khô giá.
Cũng may bây giờ hắn đáng ở vị trí tiếp giáp miền trung nên về buổi trưa còn có chút nắng ấm, như những vùng điện biên hay cao bằng giờ này có khi đã xuất hiện sương rét rồi cũng nên.
Trâu nhanh tay lấy một cái áo khác mặc thêm vào cho đỡ rét, hắn với thằng Sứt mỗi thằng chỉ có hai bộ quần áo vừa cũ vừa mõng, trong đó một bộ của hắn còn là của Nguyễn Bành hồi bé, do hiện tại mặc không vừa nên cho hắn.
Bình thường do chỉ có hai bộ nên phải tắm rửa cẫn thận vì nếu không thì sẽ không có gì để mặc, nhưng hiện tại rét quá nên hắn mặc kệ.
hắn vốn dĩ là người sống ở miền bắc nhẽ ra mấy cái lạnh lẽo này hắn có thể chịu đụng được bình thường Nhưng sau nhiều năm vào miền nam công tác khiến hắn quen dần với cái nắng nóng trong đấy làm giảm khả năng chống lạnh hoặ
c cũng có thể do cơ thể này còn nhỏ khả năng miễn dịch quá kém.
Hắn cố gắng thử làm vài động tác cho ấm người lên nhưng vừa làm được một lúc thì lại đói đến suýt ngất, làm thằng Sứt sợ một trận tưởng hắn lại ốm tiếp.
_ Mày có sao không đấy, nếu mệt quá thì nghỉ một lúc, hôm nay để tao đi cắt cỏ lợn cho??!
Hắn sua sua tay.
_ Không việc gì, tao đói quá, mấy hôm nay toàn ăn rau với rau không có sức.
_ Thế thôi, mệt quá thì nằm xuống nghỉ đi, lát ra đồng cắt cỏ xem có bắt cho mày được con cua con ốc nào không?
Dù thằng sứt nói vậy nhưng Trâu đúng dậy đi cắt cỏ cùng nó, sống hai đời cộng lại cũng gần 40 tuổi như hắn ai lại đùn việc cho trẻ con bao giờ, chút đói khát này làm sao so dduocj với mấy ngày chạy doanh số tụt mặt từ sáng đến tối, lúc đấy trừ mấy lon bò húc thì nữa củ khoai cũng không kịp ăn nữa.
Vẫn là thằng Sứt cắt cỏ nhanh, nó còn tranh thủ mò được mò được mấy con cua cùng ốc đồng, lúc mấu cám lợn nó còn tiện tay quăng vào trong nồi cám lợn bảo đợi lát nữa vớt ra là ăn đc.
Nói thật hắn còn chưa ăn ốc với cua luộc chung nó sẽ như thế nào, vì sợ ăn phải giun sán nên hắn còn cố tình đung lửa thật to cho nước sôi lâu, thành ra nồi cám hơi nát lại có phần hơi nát.
Không còn cách nào khác, vì thời này vẫn chưa có gluxit, nên trẻ con tiêu chảy cũng dễ ra đi lắm, tuy hắn biết thời này cũng có rất nhiều thuốc nam chữa được mấy bệnh đấy nhưng nói thật là hắn cũng không giám đặt quá nhiều tin tưởng vào mấy ông thầy lang trong làng.
Mà dù vậy mùi vị cũng chả giám khen mấy, cua thì tanh tanh còn ốc thì sạn kinh cảm giác như ăn miếng thịt rơi xuống cát ấy, chỉ có thằng Sứt ăn uống ngon lành.
Không phải do hắn kén ăn mà chắc chắn bất cứ ai ở hiện đại ăn quen các loại đồ ăn phẩm màu gia vị cũng không ăn quen đồ ăn kiểu này được.
Đừng nói ăn ngon, mấy hôm nay trừ vị mặn của tương bần ra thì hắn chẳng nếm ra vị gì cả.
Thế mà thằng nào bảo xuyên không về quá khứ có đồ ăn không ô nhiễm, không chất tạo màu phụ gia hương vị thanh thuần tươi mát dễ chịu, đm chịu cái bà nội nó, hắn thà chịu ăn chất tạo màu phụ gia thêm vài chục năm nữa chứ ăn kiểu này nuốt sao trôi.
Thế là sau buổi trưa, trong ánh mắt say sưa đọc sách trí thức ngút trời của ông Lúy cùng cái môi dẩu lên cắt khéo có khi xếp được một đĩa thịt của Thị Linh.
Hắn cầm cái thúng chạy ra đồng, bình thường giờ này cũng mặc kệ có gì làm nên ông Lúy cũng mặc kệ bọn hắn, Thị Linh lúc này cũng đáng dỗi nên cũng đếu quan tâm.
Lúc sáng thằng Sứt bắt mấy con cua về luộc thì tự nhiên hắn cũng thủng ra, bây giờ không phải như lúc trước, cái gì cũng cần có tiền, đói đói có thể ra sông bắt cá bắt tôm.
Với lại thời này chưa có nước thải công nghiệp với thuốc diệt cỏ, môi trường còn tốt chán.
Ngày xưa lúc còn nhỏ ở quê, hắn cũng không thiếu mò cua bắt ốc, không giám tự nhận là chúa tể sinh tồn - thợ săn hải sản- vị vua đặt bẫy,,,,
Nhưng ít nhất bắt mấy con tôm cua vẫn được.
Chỉ cần tìm chỗ nước hơi nông sau đó vén bụi cỏ ra,chịu khó sờ sờ sẽ thấy mấy cái hang cua, lấy tay tọc vào móc ra kiểu gì chẳng được mấy con cua đồng.
mấy con cua to chỉ bằng 2,3 ngón tay nhưng kẹp đau vl, còn ốc thì thò tay xuống dưới mò mò một lúc cầm lên cũng được 2,3 con.
Chỉ cần chịu khó ướt quần áo một lúc là nhặt được gần đầy cái rổ, còn có mấy hắn còn nhặt thêm đc mấy con chai chai nữa.
Cảm thấy đủ rồi nên hắn dường lại, chuẩn bị về nhà.
Chỗ ruộng hắn ra không phải chỗ thằng Sứt thả trâu nên cả lúc đi lẫn về đều không gặp được nó.
Vừa về đến nhà là hắn để ốc vào trong một cái chum để nhả hết đất ra ăn đỡ sạn.
Sau đó đi ra giếng nước nước giội người thật sạch cho hết bùn, tuy nói bùn thời này không bị ô nhiễm cùng kênh mương như ngày xưa nhưng vẫn rất ngứa hắn sợ để lâu lại nổi ghẻ mất.
Cũng may lúc trưa nằng hắn cởi bớt quần áo ra rồi mới chạy ra đồng không thì bây giờ lấy đâu quần áo mà thay.
Sau đó bắt đầu sử lý đồ ăn.
Đầu tiên là để mặc mấy con ốc đấy đã, sau đấy rủa sách mấy con cua, lấy gạch, xác cua cho vào chày giã lất lọc lấy nấu nước canh, mấy con trai mở vỏ, bỏ mấy thứ linh tinh giữ lại thịt rồi cắt nhỏ.
Lúc này Thị Linh thấy hắn tí toáy ở sân giếng không kìm nổi tò mò mà chạy ra xem.
_ Mày làm cái gì đấy?
Sau thấy mấy con chai với cua thì nhăn mặt.
_ Eo!~
Trâu quay sang hỏi.
_ Cô eo cái gì, hơi bị ngon đấy?
Thị Linh Lại lắc đầu nguầy nguậy.
_ Ai mà ăn cái này, cua thì vừa tanh vừa xương xương còn cái con chai thì thì lại vừa tanh vừa mềm, cái này chỉ có dân chạy nạn mới ăn thôi.
Trâu nghe vậy thì hơi ngẫn ra, trong suy nghĩ của hắn thì hai món này không đến nỗi sơn trân hải vị nhưng cũng không đến nỗi tệ như vậy chứ.
Sau hắn mới nhớ tới thời đại này chưa có internet, phương tiện truyền tải tri thức chỉ có hai cách đấy là đọc sách cùng với truyền dạy trực tiếp.
Sách vở thời này thì chắc lục tung cái phòng sách của thầy đồ lên chắc cũng không có quyển nào dạy nấu ăn đâu.
BAo sao nhiều người đói vậy mà vẫn ít thấy ai đi bắt mấy con này.
Thị Lịnh mẹ mất sớm chỉ ở với ông Lúy, với một người đị lính vào sống vào chết thì đừng có mong ổng dạy con gái nấu nướng được cái gì và cũng đừng trông mong Thị Linh biết nấu nước gì.
Chính vì đến bù điềm này nên ông Lúy Mới sợ con gái không lấy chồng được nên đxa tốn rát nhiều thời gian dạy chữ cho Thị Linh.
Như đã nói vì không có điều kiện tiếp cận tri thức như người hiện đại nên thời này đa số các bà vợ nấu đồ ăn cũng chả giám khen bừa, Chưa kể đến mội người đều thích chơi trò giấu nghề (giờ vẫn vậy) thì mọi người cũng chẳng biết học ở đâu cả, chưa nói đến thời này sức sản suất thấp lại đánh nhau liên miên,có ăn là may rồi, lấy đâu ra mà cầu kỳ chế biến.
Mấy cái tài liệu nói về ẩm thực ngon lành mướt mép thời phong kiến thì cũng chỉ có vua chúa, với giới nhà giàu được hưởng thôi chứ dân đen thời này nhiều khi cám ngô cũng không có mà ăn, chưa chết đói là may.
Nghĩ như vậy trâu liền cười.
_ Ngon lắm đấy, lát con nấu cho mà ăn?
_ Hứ! Tao không thèm??
Hắn chỉ cười, tội nghiệp con bé chưa được ăn đồ ngon bao giờ.
Nói vậy nhưng sau đó Thị Linh Vẫn túm váy ngồi xem hắn định nấu thế nào.
Hắn ngó vào nhà thấy ông Lúy đang nằm võng ngủ gà ngủ gật thế là vẫy tay bảo Thị Linh " Suỵt ".
Sau đó đúng dậy giựt phắt một quả bầu trên giàn xuống.
Thị Linh thấy vậy trợn mắt lên.
_ Mày...
_ Suỵt.. suỵt đã bảo im rồi mà?
Thị Linh Nỏ giọng nó.
_Sao mày giám, mày có biết ngày nào thầy cũng đếm đi đếm lại mấy quả bầu không!!?
_ Sợ thì con mới bảo cô đừng lên tiếng nhưng món này nấu không có bầu thì không ngon.
Canh chai mà không có bầu thì còn gọi gì là canh chai nữa.
Hắn còn bảo tiếp.
_ Không sao, lát cô bưng một bát lên mời ông, ông không đánh đâu.
Thị Linh lúc này mới hứ một tiếng.
_ Để xem lát mày nấu kiểu gì?
Trâu thuận miệng trả lời.
_ Cô yên tâm là chỉ có ngon trở lên thôi, mà cô " hứ " ít thôi sau không thằng nào thèm lấy đâu.
_ KỆ BÀ!!!!
Sơ chế xong thì hắn đem mấy thứ vào bếp,nhìn quanh gia vị trên bếp một vòng, đầu tiên là bóc mấy củ tỏi lép, đập ra, phi thơm. cho thịt chai vào đảo đảo.
Cái xác cua vừa giã hắn đổ thêm nước nào khoắng lên đợi lắn thì lấy nươc sđấy nấu canh, xác cua thì giữ lại còn có việc.
Hắn quay ra hỏi tiếp thị Linh.
_ Nhà có ớt không cô!!
Hắn hỏi vì ớt không phải là lại quả được du nhập chứ không phải loài bản địa, chính xác là được các thương nhân người Bồ Đào Nha du nhập vào Trung Quốc nào những năm 1490, đến thời vua Hậu Lê du nhập vào Việt Nam nhưng chủ yếu nhất vẫn dùng để làm thuốc là chính.
Thị Linh bảo là có, sau đó chạy lên nhà cầm xuống mấy quả ớt khô nhỏ nhỏ nhìn như suy dinh dưỡng.
Hắn đem cắt nhỏ rồi cho vào trong nồi, thêm chút muối rồi cho nước cua vào.
Cho lửa to rồi đậy nắp nồi lại đợi một lúc để nước kịp sôi