Chương 4: Cải cách kinh tế 40 năm (P2)

Xuyên Không Đến Cộng Hòa Liên Bang Đông Dương

Chương 4: Cải cách kinh tế 40 năm (P2)

Chương 4: Cải cách kinh tế 40 năm (P2)

Chương 4: Cải cách kinh tế 40 năm (P2)

Các ý định, kế hoạch mà Vua Tự Đức đã vạch ra từ lúc ban đầu gần như đã bị sụp đổ, Tự Đức phải bắt đầu vạch ra kế hoạch nhanh ngay lập tức vì nếu để lâu, ông sẽ không tưởng tượng nổi khi Đại Nam bắt đầu sụp đổ

Đầu tiên là quân đội:

Việc cải cách và thay đổi lại cơ cấu toàn bộ quân đội là 1 việc hết sức là mệt mỏi, chỉ tính riêng việc thay đổi các chức vụ cũng là một vấn đề cộng với việc làm ảnh hưởng đến quyền lợi của 1 số người làm Vua Tự Đức cảm thấy choáng váng.

Ngài chưa từng nghĩ rằng việc thay đổi đất nước nó lại khó đến như vậy, dù mới chỉ là giai đoạn đầu nhưng cũng đã khiến ngài mất ăn quên ngủ, Tự Đức đã cùng với các quan đại thần thảo luận về việc loại biên số lượng lớn các binh chủng trong quân đội Đại Nam

Gồm việc loại bỏ 1 số quân chủng hoàn toàn trong quân đội vì đã không phù hợp với các cuộc chiến ở thời điểm hiện tại, các lực lượng được cho là gồm Tinh Binh, Cấm Binh, Cơ Binh, Vệ Binh và Thân Binh đều sẽ bị điều chỉnh lại hoàn toàn

Trước thời điểm cải cách kinh tế, lực lượng quân đội Đại Nam có thể được chia thành các lực như bộ binh, thủy binh, tượng binh, kỵ binh, pháo binh....

Và chia biên chế gồm:

Doanh biên chế 5 vệ

Vệ biên chế 10 đội, đứng đầu vệ là Vệ úy

Đội biên chế 5 thập, đứng đầu đội là Suất đội

Thập biên chế 10 ngũ, do Chánh đội trưởng chỉ huy

Ngũ gồm 5 người, do Ngũ trưởng chi huy.

Các lực lượng như Vệ Binh thì Vệ Binh quân nhà Nguyễn đóng tại Kinh Đô Huế khoảng 40 nghìn người. Trong lực lượng Vệ binh lại được chia làm ba loại gồm Thân binh (hậu cận của vua và bảo vệ cấm thành), gồm 1 doanh và 4 vệ độc lập; Cấm binh làm nhiệm vụ quân cơ động và bảo vệ Kinh thành gồm 6 doanh và một số vệ, những đội độc lập như những "binh chủng chuyên môn, có kỹ thuật như tượng binh, kỵ binh, thủy binh.... Giản binh hay Tinh binh gồm một số vệ và đội thuộc các phủ, huyện, nha.

Các lực lượng như:

Thân binh gồm các vệ Cẩm Y, vệ Kim Ngô, vệ Tuyển Phong và doanh Vũ Lâm.

Cấm binh gồm các doanh Thần Cơ, doanh Thần Phong, doanh Long Vũ, doanh Hổ Uy, doanh Hùng Nhuệ, vệ Kỳ Vũ, vệ Kinh Tượng (tượng binh), vệ Thượng Tứ (kỵ binh), vệ Long Thuyền (chuyên chở thuyền vua), viện Vũ Bị (lính dùng súng), viện Thượng Trà (dâng nước), đội Tư Pháo (chế thuốc súng), đội Tài Thụ (trồng cây), đội Giáo Dưỡng, vệ Võng Thành (lo bẫy săn cho vua), đội Thượng Thiện (bếp núc) và đội Phụng Thiện.

Tinh binh gồm có ba doanh của Kinh kỳ thủy sư, vệ Giám Thành, vệ Thủ Hộ, vệ Dực Hùng, ty Lý Thiện (bánh trái để cúng tế), thự Hòa Thanh (ca nhạc), thự Thanh Bình (múa).

Cơ binh tổ chức theo hệ thống:

Doanh đứng đầu là quan Đề Đố

Liên cơ đứng đầu là quan Lãnh Binh + Cơ (tương đương vệ) đứng đầu là chưởng cơ hay quản cơ;

Dưới cơ là các tổ chức đội, thập, ngũ

Cơ cấu tổ chức sẽ điều chỉnh hoàn toàn gồm việc thay đổi như loại bỏ hoàn toàn toàn bộ Thân Binh và Tinh Binh, Cấm Binh, chỉ để lại các lực lượng như các lực lượng hộ vệ, cũng loại bỏ các lực lượng trong Cấm Binh gồm lực lượng voi chiến, chuyên chở nhà vua, dâng nước, trông cây, bếp núc...., thay thế gồm.

Hợp nhất và thống nhất các lực lượng Thân Binh, Cấm Binh và Tinh Binh thành Ám Bộ, Ám bộ gồm.

Xưởng nội thành giám sát, có nhiệm vụ giám sát, thủ tiêu và bắt giữ tất cả các quan lại nếu thấy có ý định chống lại nhà vua

Cẩm y vệ có nhiệm vụ thực thi toàn bộ mệnh lệnh mà nhà vua ban ra, cho dù nó khó tới cỡ nào

Số lượng còn lại thì tạo thành Vệ Binh Hoàng Gia có nhiệm vụ bảo vệ cho nhà vua và hoàng thất, bảo vệ kinh thành gồm Đông vệ binh, Tây vệ binh, Bắc vệ binh, Nam vệ binh, có thêm 2 lực lượng nhỏ gồm Vệ truyền tinh và Vệ Chuyên Binh (Tinh thông gồm nhiều loại võ, vũ khí cùng khả năng chịu đựng cực cao, cực kì tinh nhuệ)

Số lượng binh lính bảo vệ Phú Xuân (Kinh Đô Huế) từ 40.000 người giảm xuống còn 32.000 người. Còn các lực lượng Cơ Binh ở mỗi tỉnh thì tổ chức lại biên chế gồm 12 Quân Đoàn, mỗi 1 Quân Đoàn có số quân khoảng 30.000 binh lính nhưng do tổ chức vội vã và chưa đầy đủ, kết quả là có 1 số lượng Quân Đoàn chưa đầy đủ biên chế, số còn lại đang tuyển binh....

Còn lại là các lực lượng thủy binh, Thủy binh được chú trọng phát triển với trên 200 nghìn người, khoảng trên 160.000 người gồm số lượng lớn hậu cần và tiếp tế, chuyển lương thực.....và còn lại 40.000 là lực lượng chính của Thủy Quân Đại Nam, và một đội thuyền binh lên tới khoảng 800 chiếc không kể các thuyền làm nhiệm vụ vận tải. Trong lực lượng thuyền binh của Quân Đội Đại Nam đã có những chiếc thuyền được thiết kế theo kiểu chiến thuyền của châu Âu, trang bị mỗi thuyền 36 pháo. Có 200 pháo thuyền trang bị từ 16-22 khẩu pháo. Có 100 đại chiến thuyền với 50-70 mái chèo được trang bị pháo và cự thách pháo. Còn lại khoảng 500 chiến thuyền có khoảng 40 mái chèo và trang bị một vài loại pháo loại pháo thần công

Thủy quân cũng được tổ chức thành các đơn vị gọi là doanh như bộ binh. Mỗi doanh được biên chế gồm một số vệ (cơ), dưới cơ là các đội thuyền. Thuyền là đơn vị chiến đấu cơ sở. Tùy theo từng loại thuyền mà có số lượng quân khác nhau, trung bình mỗi thuyền chiến đấu có 50-60 người, Đứng đầu là lực lượng thủy binh quân đội Đại Nam thường là Thủy Sư Đô Đốc.

Vua Tự Đức cũng đã bàn bạc các hiệp định với các nước Phương Tây về việc đặt 1 số lượng tàu hơi nước kéo dài từ năm 1854 - 1862, nhưng do thời gian chế tạo lâu nên vua Tự Đức đã bắt đầu yêu cầu sản xuất, chế tạo số lượng lớn các tàu chiến theo các lớp của Phương Tây nhằm bảo vệ đường bờ biển của Đại Nam.

Việc cải cách quân đội vẫn được tiến hành bằng cách nhập số lượng lớn súng trường nạp đạn bằng nòng hoặc sau súng với cơ chế bắn từng viên và gài hạt nổ để bắn súng, cùng với việc loại bỏ các loại súng trường nạp đạn bằng mồi giây dây thừng hay đá lửa đã quá lỗi thời và lạc hậu, loại bỏ các loại pháo thần công bắn bằng đạn cầu hoặc nạp đạn bằng nòng, thay thế bằng các pháo nạp đạn bằng cửa hậu, sản xuất vũ khí, quần áo, dây đeo, balo, hộp đựng đạn, nước uống, thức ăn theo mô hình của Phương Tây....

Nói chung về mặt tình hình ở thời điểm hiện tại là vẫn ổn dù cho là vẫn còn nhiều thiếu sót như điều kiện ăn uống, tiền lương, sức khỏe, y tế, hậu cần, năng lực công nghiệp vẫn còn khá nhiều hạn chế song Tự Đức vẫn tự tin mình vẫn có thể cầm cự được trong 1 quãng thời gian nhất định.

Tiếp theo là tầng lớp Sĩ Nông Công Thương và Tân Pháp

Tự Đức muốn loại bỏ từng lớp Sĩ Nông Công Thương nhằm tiến đến 1 xã hội bình đẳng và không phân biệt giai cấp, nâng cao tầm quan trọng của Thương Nghiệp, Công Nghiệp và Nông Nghiệp, tầng lớp Sĩ Tử có lẽ là muốn bị loại bỏ vì cái lũ sĩ tử này chẳng biết làm gì ngoài hô hào nào là bậc quân tử, Khổng Tử hay Thiên Triều......

Tự Đức biết cái xã hội này nếu vẫn tiếp tục tồn tại giống như Nhà Thanh thì chẳng sớm hay muộn thì cả đất nước của ông sẽ sụp đổ mất.

Chính vì thế mà ông muốn loại bỏ cái tầng lớp này cộng với việc loại bỏ chữ Nôm (Chữ Hán - Việt) và thay thế bằng chữ Quốc Ngữ (Chữ cái La - tinh) vốn đã được các nhà truyền giáo dịch theo phiên âm của người Việt từ hồi thế kỉ 17, nhằm tạo ra 1 loại chữ cái riêng, thoát khỏi sự lệ thuộc từ Đại Thanh.

Còn về phổ biến Tân Pháp lẫn cả thu hồi đất đai từ tay các địa chủ và giai cấp giàu có thì có lẽ không quá ổn thỏa vì các luật pháp mới đưa ra kể từ tháng 8/1852 vẫn chưa thật sự quá phổ biến, cộng với việc đã quá quen với ăn sung mặc sướng, các. địa chủ lẫn cả giai cấp quý tộc vẫn không chịu thỏa hiệp vì có ảnh hưởng trực tiếp tới bọn họ.

Đầu tiên là thu hồi đất đai, điều này là khổng thể chấp nhận vì nếu làm vậy, bọn họ lấy đất đâu ra để mà kiếm tiền, cái thứ hai là thống kê tài sản, cái này cũng không vì thật sự, tài sản mà trong tay các địa chủ giàu có nắm giữa là 1 con số không lồ, triều đình Huế đang cần tiền cho việc phát triển kinh tế và cơ sở hạ tầng và số tiền, tài sản mà các giai cấp quý tộc nắm giữa là thứ mà Tự Đức đang rất cần, cái thư ba là thông kê dân số, điều này cũng là không vì mỗi khi thống kê dân số, chủ yếu các địa chủ chỉ có khai tên mỗi bản thân mình còn nô bộc, hay người của địa chủ thì không cần khai tên, điều này là vô cùng nghiêm trọng vì các địa chủ khi nắm trong tay vài ngàn đội quân ma, chắc gì bọn họ không muốn làm phản hoặc lật đổ triều đình....

Tình hình thật sự thì nói thật là vô cùng phức tạp, rối rắm, vua Tự Đức đã suy nghĩ kĩ nhưng không có 1 biện pháp nào có thể giải quyết tình trạng này, vì thế mà ông đã bàn bạc với Nguyễn Tri Phương, Chu Phúc Minh, Phạm Thế Hiển, Hồ Đinh Gia (Quản lí Ám Bộ), Lộc Đình Lục (Tổng tư lệnh Vệ Binh Hoàng Gia) và vài người khác, kết quả là đã thông nhất với nhau rằng cần phải thanh trừng gần như là toàn bộ giới quý tộc và địa chủ, và cuộc Đại Đồ Sát Quý Sửu 1853 đã trở thành 1 trong những cuộc thanh trừng có quy lớn nhất dưới triều nhà Nguyễn.

P/s:

Nếu các bạn có thắc tại sao Kiên lại bị cột điện đè nhưng không sợ dây điện bị đứt làm ảnh hưởng tới mọi người à?
Cây cột điện không có dây điện, dây điện nó đã bị thay thế bởi 1 cây cột điện nằm sát bên cạnh, nói 1 cách dễ hiểu hơn là cây cột điện đó không có dây điện.