Chương 14: Cải cách kinh tế 40 năm (P6)

Xuyên Không Đến Cộng Hòa Liên Bang Đông Dương

Chương 14: Cải cách kinh tế 40 năm (P6)

Chương 14: Cải cách kinh tế 40 năm (P6)

Chương 14: Cải cách kinh tế 40 năm (P6)

Một dòng lũ chảy cuồn cuộn, dòng lũ sao lại chảy xiết tới như vậy? Vậy là do thời tiết. Còn dòng chảy của lịch sử thì nó vẫn đang chảy đều đều, cho tới khi nó nổi lên sóng gió, sự yên ổn sẽ chẳng còn bao lâu.

Tình hình hiện tại của Đại Nam cũng y như vậy, sau vụ việc tại Đà Nẵng, triều đình Huế cùng với vua Tự Đức 1 lần nữa lại rơi vào tình cảnh " trăm đầu thọ địch ".

Bọn họ vô cùng rất tức giận, đặc biệt là Vua Tự Đức, ông không ngờ rằng Pháp vẫn còn lực lượng dư thừa khi đang thực hiện cuộc chiến tranh cùng với Nước Anh chống lại Đại Thanh.

Điều này thì ông không thể chấp nhận được, vì bên Pháp lợi dụng sự hỗn loạn tại Đại Nam, trong lúc Đại Nam đang có chiến tranh với Xiêm La và đang bắt đầu suy yếu dần thì bọn người Pháp lại muốn bắt Đại Nam phải tuân theo bản Hiệp Ước từ thời ông cố nội của ông, đúng là mặc dày không biết xấu hổ.

Dù cho có tức, chửi người Pháp đi chăng nữa thì cũng không thể thay đổi được gì nhiều, ông kêu gọi các quan lại, chủ yếu đều là những người trung thành với ông, chuẩn bị 1 cuộc xuất hành tới Đà Nẵng, ông không thể giao việc này vào tay người khác được, sự quyết định dại dột sẽ khiến hậu quả mà nó gây ra vừa khủng khiếp và đáng sợ.

Ngày 18/7/1857, vua Tự Đức cùng với đoàn tùy tùng của ông gồm 20 quan lại (chủ yếu là các quan đại thần trung thành và dễ tin tưởng) và gồm thêm 2.500 người gồm có người hầu, binh lính và chỉ huy đã tới Đà Nẵng, sau khi tới Đà Nẵng, Tổng Đốc Đà Nẵng là Trần Hoàng và các quan lại có chức vụ cao tại Đà Nẵng tiếp kiến vua Tự Đức và đoàn tùy tùng của ông, sau đó đoàn của ông gặp Phó Đô Đốc De Genouilly và cấp dưới của De Genouilly gồm Đại tá Reynaud, Đại tá Faucon và 1 số các sĩ quan khác. De Genouilly, chỉ huy hạm đội và cũng là người đại cho Đệ Nhị Đế Chế Pháp, sau đó cả 2 bên vào Phủ Tổng Đốc tại Đà Nẵng, cũng may nơi đây là 1 phủ lớn nên sẽ không lo về việc chật chội.

Khi vào bàn đàm phán với nhau, 1 bên là đại diện cho Đại Nam, 1 bên khác đại diện cho Đệ Nhị Đế Chế Pháp, De Genouilly trình bày việc vua Napoleon III muốn xem xét lại bản Hiệp ước Versailles năm 1787 vẫn chưa được thực hiện sau cuộc cách mạng tư sản diễn ra tại Pháp, chính quyền cũng sụp đổ, chiến tranh liên miên nên bị bỏ giữa chừng, sau đó mới phục hồi trở lại sau vài chục năm hòa bình, giờ bọn họ muốn chấm dứt bản Hiệp Ước này nhằm đi đến việc phát triển, giao thương và hòa bình giữa cả 2 nước.

Những lời nói này, những lời đúng ra chỉ là sự giả dối, Tự Đức biết thừa đây chỉ là cái cớ để nước Pháp muốn xâm lược Đại Nam mà thôi, ông kinh thường lũ người da trắng này, dù vậy vẫn phải cẩn thận vì chỉ 1 lời nói lỗ mãng hay 1 hành động xúc phạm thôi thì mọi chuyện sẽ khủng khiếp như thế nào.

Ông trả lời khách sáo và muốn đi vào vấn đề chính, đầu tiên là nội dung của Hiệp Ước thì De Genouilly vẫn đưa và trình bày đúng những điều lệ có trong hiệp ước cũ.

Hiệp ước Versailles năm 1787 này gồm có 10 khoản, nội dung chính là về việc vua Pháp cam kết cung cấp cho Nguyễn Ánh 4 chiếc tàu chiến loại frégaté cùng với 1.200 bộ binh và 200 pháo binh và thêm 250 lính Cafres (lính da đen châu Phi) và các phương tiện trang bị vũ khí tương ứng, ngược lại Nguyễn Ánh phải chấp thuận gồm việc cắt cửa biển Đà Nẵng và quần đảo Côn Lôn cho Pháp.

Cho phép người Pháp được quyền tự do buôn bán và kiểm soát thương mại của người nước ngoài ở Việt Nam.

Phải cung cấp thủy thủ, tàu bè, lương thực và quân nhu thiết yếu cho Pháp khi Pháp có chiến tranh với một nước khác ở khu vực Viễn Đông.

Mỗi năm phải đóng một chiếc tàu, y như tàu của nước Pháp đã cho sang giúp, để đem sang trả cho vua nước Pháp.

Nhưng theo những điều lệ cũ thì cũng đã quá cũ cùng với lí do là mặc dù có sự trợ giúp từ, đồng ý từ Vua Louis XVI nhưng nước Pháp đã không thục hiện đúng cam kết của mình nên về mặt pháp lí ở thời điểm hiện tại mà nói thì Hiệp ước Versailles năm 1787 hoàn toàn không có giá trị gì, nó chỉ là 1 tờ giấy trắng, 1 vật không 1 chút giá trị gì.

Bên đại diện Đại Nam gồm vua Tự Đức và các quan đại thần không đồng ý với việc này vì bản hiệp ước đã là vật vô giá trị, nên nó không có ý nghĩa gì cả. Nhưng De Genouilly đâu có ngốc tới như vậy đâu, hắn ta đã chuẩn bị khi bên Đại Nam trả lời, hắn ta sẽ trả lời để đối ứng như vậy.

Bên đại diện Đệ Nhị Đế Chế Pháp là De Genouilly nói rằng giám mục Pigneau de Behaine (Bá Đa Lộc) từng là đại diện cho Nguyễn Ánh trong việc thương thảo của bản hiệp ước, cho dù chính phủ Pháp không có giúp ích gì nhưng Pigneau de Behaine lại là người Pháp, mà không chỉ có như vậy, Pigneau de Behaine cũng đã từng kêu gọi thương nhân người Pháp ủng hộ cho Nguyễn Ánh như tiền, cung cấp vũ khí, súng đạn, pháo, huấn luyện binh sĩ..... Bá Đa Lộc thật sự mà nói thì ông có công rất lớn trong cuộc chiến tranh Tây Sơn - Nhà Nguyễn, nếu không có ông, chắc Đại Nam giờ này đã là của Tây Sơn rồi cũng nên.

Bên phái đoàn của Tự Đức không biết phải nói như thế nào, tất cả mọi người, gồm cả Tự Đức, phải thừa nhận là Bá Đa Lộc thật sự rất có công trong việc thống nhất giang sơn của Nhà Nguyễn, cơ đồ Nhà Nguyễn gây dựng cũng không có ít trong số đó là của người Pháp, nên về mặt khác mà nói thì việc bọn họ nói thật sự rất có lí và phù hợp.

Thấy bên Đại Nam không nói gì, De Genouilly đã đề nghị rằng sau 3 ngày cho họ tự quyết định, bọn họ muốn làm gì thì làm, De Genouilly muốn có câu trả lời sau 3 ngày, bên nước Pháp cáo từ xong thì quay về tàu, sau đó họ chờ đợi.

Tự Đức không biết phải làm gì, ông vào thế bế tắc rồi,nếu bây giờ chấp nhận yêu cầu của người Pháp, ông sẽ là tội đồ của cả dân tộc,sẽ bị người đời phỉ nhổ, đó là điều mà ông không muốn, thà rằng người Pháp muốn thuê Đà Nẵng thì ông chấp nhận ngay và luôn vì khi cho thuê, triều đình cũng nhận không ít lợi ích từ việc cho thuê như có thể mua vũ khí với giá ưu đãi, đóng tàu, máy móc.... Nhưng lần này là người Pháp muốn cả Đà Nẵng vĩnh viễn, không cho thuê gì hết.

Các quan đại thần trung thành với Tự Đức, mỗi người mỗi ý, người thì muốn hòa, người thì muốn chiến, người thì cần thời gian để suy xét nhưng nói chung đại đa số đều muốn chiến, đã là con cháu Lạc Hồng, họ không sợ chết nhưng sợ mất đất, họ quyết không muốn bất kì 1 tấc đất nào vào tay giặc.

Nhưng vẫn còn có vài người có đầu óc đã nhận ra rằng nếu đối đầu với Pháp, họa bị diệt nước như thời Bắc Thuộc sẽ quay trở lại lần nữa nên cũng khuyên can với vua Tự Đức, tránh 1 sự ngu ngốc không đáng có.

Việc này thật sự quá mức rối bời nhưng sau 1 thời gian suy xét ý kiến từ các quan đại thần và bản thân Tự Đức thì hòa là vẫn nên, mất đất thì ta có thể kiếm lại chứ mất nước thì chả còn đất đâu mà kiếm nữa.

Sau 3 ngày, cả 2 bên là Đại Nam và Đệ Nhị Đế Chế Pháp đã thống nhất rằng sẽ thay đổi bản hiệp ước gồm chỉ có giao cho Pháp quyền kiểm soát Đà Nẵng, quần đảo Côn Lôn thì không có, cũng không có đóng tàu hay cung cấp lương thực cho Pháp khi đi viễn chinh.

Ngày 21/7/1857, Hiệp Ước Đà Nẵng được kí kết, thế là chấm dứt Hiệp giữa 2 bên.

Dù không hài lòng với bản hiệp ước mới này nhưng De Genouilly vẫn phải đồng ý vì cuộc chiến tại Đại Thanh đã có giai đoạn chuyển biến xấu cho Liên Quân nên De Genouilly phải lên hỗ trợ.

Hiệp ước Đà Nẵng, dù mất quyền cai trị đới với Đà Nẵng nhưng chính bản hiệp ước này đã cứu sống Đại Nam trước nguy cơ bị xâm lược.

Tháng 12/1857, chiến tranh Đại Nam - Xiêm La cũng đã đi đến giai đoạn hồi kết, cả 2 bên cũng đã đi vào bàn đàm phán, dù Đại Nam rất tức thế nhưng cũng phải đồng ý kết thúc chiến tranh để đổi lấy hòa bình, họ đã kiệt quệ sau cuộc chiến.

Sau cuộc chiến, Xiêm La đã hoàn toàn làm chủ được phần còn lại của Trấn Tây Thành, thống nhất mảnh đất của người Khmer về một mối, thuộc về dưới sự bảo hộ của Xiêm La, còn Nam Bàn hay Vương Quốc J'rai thì lại không như vậy, quân đội Đại Nam đã đánh bật Xiêm La ra khỏi vùng đất này, không cho người Thái lấn chiếm.

Nói tóm lại, sau cuộc chiến, tổng số lượng người thương vong ở cả 2 bên, do không thống kê kĩ càng và thiếu nhiều số liệu nhưng ước tính có khoảng gần 370.000 người chết gồm binh lính, người dân, hậu cần.... Từ các dân tộc như Khmer, Lào, Thái hay Việt, dân tộc có số lượng có người chết cao nhất trong cuộc chiến là Đại Nam và Xiêm La, nhưng cái giá đó cũng rất có lời cho người Thái.

Ngược lại Đại Nam thì thê thảm hơn rất nhiều, sau cuộc chiến, Đại Nam chịu tổn thất nặng nề, người chết vô số, màng bị tàn phá nặng nề, nhà cửa, đê điều, đường xá cũng bị nặng giờ lại càng nặng hơn, vô số rắc rối, vô số khó khăn, Đại Nam sẽ mất bao lâu để ổn định tất cả đây?