Chương 15: Đại Nam thời kì đổi mới: Thể chế chính trị

Xuyên Không Đến Cộng Hòa Liên Bang Đông Dương

Chương 15: Đại Nam thời kì đổi mới: Thể chế chính trị

Chương 15: Đại Nam thời kì đổi mới: Thể chế chính trị

Chương 15: Đại Nam thời kì đổi mới: Thể chế chính trị

Nếu bạn hỏi? Một thể chế chính trị là gì? Tôi không thể trả lời được câu hỏi này, vì thật là nó rất.... Phức tạp. Nhưng nếu bạn hỏi tôi đâu là quốc gia có nền chính trị kì lạ nhất thì tôi sẽ trả lời là Đại Nam.

Một nền chính trị của 1 quốc gia thường thì có sự khác biệt rất lớn, dựa vào sắc tộc, tôn giáo và tinh thần thì 1 thể chế chính trị mới được hình thành nhưng Đại Nam thì khác, thật ra nói có khác biệt thì cũng có hoặc không.

Hàng ngàn năm, người Việt luôn lấy chế độ theo Phương Bắc, người Việt không chịu sự ảnh hưởng từ văn hóa Đông Nam Á mà theo văn hóa Á Đông, chịu sự ảnh hưởng nhiều từ nét văn hóa của Phương Bắc nên cũng bị cảm nhiễm theo, rồi sao khi độc lập tự chủ khỏi người Trung Hoa, người Việt vẫn dựa theo mô hình này của bọn họ mà phát triển, tự tạo ra 1 nền chính trị mới và riêng biệt cho bản thân.

Nhưng kể từ khi vua Thiệu Trị qua đời, Tự Đức lên thay thì nền chính trị của Đại Nam mới có sự chuyển biến mạnh mẽ, các cuộc cải cách kinh tế, dựa theo mô hình của Phương Tây đã giúp cho Đại Nam ngày càng phát triển và củng cố đất nước, nhưng cái gì quá cũng không tốt và đặc biệt nhất việc Vua Tự Đức cải cách lại cơ cấu chính trị thì thật sự mới mệt mỏi và phiền phức.

Đại Nam vẫn lấy chế độ Quân Chủ Chuyên Chế nhưng sau năm 1860 thì mọi thứ đã thay đổi, Tự Đức dựa vào nền chính trị của các nước Phương Tây mà cải cách, vừa lấy hình mẫu của nền Cộng Hòa, vừa Quân Chủ Lập Hiến, vừa đa đảng, đơn đảng, vừa có quốc hội, nghị viện...... Nên nói chung thì nền chính trị của Đại Nam đã được " thay da đổi thịt " chế độ phong kiến bị loại bỏ, nền Cộng Hòa được thay thế vào, đáng lí mà nói thì Cộng Hòa không nên có vua, sao Tự Đức không lấy theo hình mẫu của Vương Quốc Anh? Như thế sẽ dễ dàng hơn và đỡ phiền phức, khó chịu.

Thật ra là Tự Đức không thích cái tên " vương quốc " mà thích cái tên " cộng hòa " hơn nên mới có tên là Cộng Hòa Đại Nam, chứ không phải là Vương Quốc Đại Nam, thật là éo le, chỉ vì 1 cái suy nghĩ của 1 con người mà đã gây ra không ít sự hiểu nhầm tai hại.

Thế mới nói, Đại Nam được xem là 1 đất nước có nền chính trị hỗn loạn và hỗn hợp nhất trong thế kỉ 19 và cả 20 sau này.

Nhưng vẫn chưa hết đâu, sau cuộc chiến tranh Xiêm La - Đại Việt (1874 - 1879) lần thứ 4, Đại Việt coi như đã thu phục được toàn bộ vùng đất liền của Đông Nam Á này gồm các vùng đất có người Khmer, Lào và Thái sinh sống, sau đó thành lập 2 quốc gia bù nhìn là Vương Quốc Cao Miên (sau đó được đổi lại là Vương Quốc Campuchia vào năm 1887) và Vương Quốc Lào.

Mà thật ra Tự Đức cũng có ý định sáp nhập các vùng đất mới này vào Đại Nam nhưng do sợ nổi loạn từ mấy chục năm trước sẽ bộc phát cộng với việc các thành phần dân cư hỗn hợp sẽ khiến Đại Nam mất đi ưu thế văn hóa, chưa kể đến là cung cấp lương thực, xây dựng đường xá, cơ sở hạ tầng.....sẽ khiến nguồn năng lực tài chính của Đại Nam mới chỉ được phục hồi sau vài năm rồi sụp đổ nên đây là điều mà Tự Đức không muốn thấy.

Nhưng điều đặc biệt là khi Tự Đức để ý tới thế chế Liên Bang tại Phương Tây, Tự Đức lấy cái thể chế chính trị này mà áp dụng vào luôn.

Đầu tiên là tên gọi, sau năm 1879, Cộng Hòa Liên Bang Đông Dương chính thức được thành lập, tại sao Tự Đức không lấy tên gọi khác mà lại là Đông Dương? Thì theo cách gọi của các nước Phương Tây vì hễ khi hỏi Đại Nam nằm ở đâu thì họ chỉ nói nó nằm ở phía Đông và sát biển thôi, thế nên mới có cụm từ " Đông Dương "

Hoặc cũng có liên quan đến Bán Đảo Đông Dương, theo cách gọi của người Việt, dùng tên gọi Đông Dương chỉ biển Đông, Tây Dương chỉ châu Âu, Tiểu Tây Dương chỉ bán đảo Ấn Độ, Nam Dương chỉ quần đảo Mã Lai.

Nhưng nói chung, sự sáng tạo mang tính đột phá này của Tự Đức đã giúp cho Đại Nam bước vào thời kì cải tổ, canh tân đất nước trên mọi lĩnh vực, dù như thế, cũng có chút gì đó khác biệt khi thành lập Cộng Hòa Liên Bang Đông Dương.

Hai nước Lào và Campuchia nằm trong Liên Bang, theo thể chế Quân Chủ Chuyên Chế, quyền lực nằm trong tay nhà vua để Đại Nam dễ bề kiểm soát và thao túng, còn lại Đại Nam, dù là chế độ nửa Cộng Hòa nửa Quân Chủ Lập Hiến, vừa có vua vừa có quốc hội, nghị viện.

Đại Nam vẫn sẽ mãi mãi phát triển, cho dù đất nước có tên gọi khác, mới đi chăng nữa thì người ta sẽ không bao giờ quên rằng Đại Nam từng có 1 nền thể chế chính trị kì lạ nhất trên thế giới.