Chương 13: Cải cách kinh tế 40 năm (P5)

Xuyên Không Đến Cộng Hòa Liên Bang Đông Dương

Chương 13: Cải cách kinh tế 40 năm (P5)

Chương 13: Cải cách kinh tế 40 năm (P5)

Chương 13: Cải cách kinh tế 40 năm (P5)

Nếu một quốc gia nếu chịu nhúng nhường trước kẻ thù, thì sẽ bị con cháu đời sau phê phán nhưng dưới cái tình cảnh mà cả 2 bên đầu thọ địch như Đại Nam, nước sắp mất tới nơi thì cái sự danh dự ấy cũng chỉ ném cho chó ăn.

Một bên là Xiêm La, Đại Nam có thể cân sức được nhưng nếu là Nước Pháp thì chắc có thể thắng không? Tất nhiên là không rồi

Đã là 1 cường quốc, khoa học công nghệ đứng thứ hàng của nhưng siêu cường lão luyện như Anh, Nga, Hà Lan.... Hay những siêu cường mới nổi như Phổ, Áo, Ý, Hoa Kỳ...... Pháp thuộc hàng lão đại, là 1 cường quốc nên việc thực hiện 1 cuộc chiến tranh với 1 nước nhỏ bé như Đại Nam y như đi ăn cơm bữa vậy, Pháp đã không biết bao nhiều lần thực hiện các cuộc chinh phạt, chinh chiến khắp cõi năm châu này cơ chứ, Đại Nam chỉ như là 1 hạt đá nhỏ bé trước bước đi khổng lồ của người Pháp

De Genouilly đại diện cho Đệ Nhị Đế Chế Pháp yêu cầu Đại Nam xem xét và thực hiện lại bản Hiệp ước Versailles năm 1787 vốn đã không được thực hiện do cuộc cách mạng tư sản diễn ra tại Pháp.

Tổng Đốc tại Đà Nẵng là Trần Hoàng cùng với 1 số quan lại vốn không ưa gì với người Pháp nhưng họ đều biết nếu Đại Nam rước thêm 1 kẻ thù vào nhà, thì chuyện mất nước chỉ còn là sớm hay muộn, có khi sẽ bị con cháu đời sau phỉ nhổ vì làm mất nước nên sự quyết định này có thể đặt cả số mệnh của cả 1 quốc gia nên bọn họ không làm gì quá dại dột hay quá kích động, Trần Hoàng mời De Genouilly, Đại tá Reynaud và Đại tá Faucon. Thiếu tá Jauré-Guiberry thì có nhiệm vụ và 1 vài sĩ quan Pháp khác canh trừng và bảo vệ Hạm Đội.

Họ mời những người đại diện từ Pháp vào Phủ Tổng Đốc, tiếp đãi bọn họ rất nhiệt tình, 1 lúc sau đó, cả 2 bên đi vào câu chuyện chính, Người Pháp muốn thực hiện theo bản Hiệp ước Versailles năm 1787 mà Nhà Nguyễn đã ký nhằm có được sự giúp đỡ của người Pháp để chống lại Tây Sơn nhưng vẫn chưa được thực hiện, bọn họ muốn Đại Nam thực hiện theo 1 số điều đã có trong hiệp ước, cụ thể chi tiết hơn thì cả 2 bên vào bàn và đàm phán thì sẽ hiểu rõ.

Trần Hoàng mặc dù là người đại diện cho Đại Nam nhưng ông biết rằng mình chỉ là 1 Tổng Đốc, ông thể đại diện cho cả toàn bộ Đại Nam được, mà cái bản hiệp ước mà ông đang xem, nó lại có sự quyết định thật sự quá lớn, ông không đủ thẩm quyền để quyết định được.

Trần Hoàng nói với De Genouilly rằng bản thân ông không có đủ thẩm quyền để quyết định việc này nên đã xin rằng hãy cho ông 1 quãng thời gian để báo lên với Triều Đình Huế rồi sao đó mới quyết định được.

De Genouilly dù không muốn nhưng cũng phải đồng ý, trên thực tế De Genouilly đủ khả năng và thẩm quyền để có thể tuyên chiến với Đại Nam nếu muốn nhưng do cấp trên của ông gồm có Jean-Baptiste Gros và Auguste Protet không muốn gây xung đột lợi ích với các nước Phương Tây như Anh hay Phổ, vốn là vì sau 1850, triều đình Huế và vua Tự Đúc đã kí rất nhiều các bản hiệp ước, trong đó có cả Pháp về việc giao thương và phát triển kinh tế, nếu nước Pháp tuyên chiến với Đại Nam, xâm lược Đại Nam mà không có 1 lí do cụ thể nào, thì sẽ bị các nước Đế Quốc khác trả thù hay làm 1 hành động nào đó có hại cho nước Pháp, mà cũng có thể là chiến tranh cũng nên.

Nên người Pháp cần 1 cái cớ để xâm lược Đại Nam và bản Hiệp ước Versailles năm 1787 là 1 trong những lí do tuyệt vời, người Pháp chỉ cần Đại Nam không tuân thủ theo những điều lệ của Hiệp Ước thì họ sẽ có lí do để xâm lược Đại Nam mà các nước khác thì sẽ không nói được gì, quả là kế độc.

Mà khi nói đến việc tại sao các quan viên tại Đà Nẵng lại ghét người Pháp tới như vậy mà trong khi các nước khác thì lại không có quá nhiều xung đột hay thù hận thì chúng ta nên quay trở lại vào những năm 1845 trở đi.

Dưới thời Thiệu Trị, Đại Nam vẫn chưa có cải cách gì nhiều nên Thiệu Trị vẫn áp dụng nhiều chính sách từ thời Minh Mạng nên việc xung đột với các nước Phương Tây là rất nhiều, đặc biệt là truyền giáo và Đạo Thiên Chúa

Khi Vua Thiệu Trị lên ngôi thì việc cấm đạo Thiên Chúa bớt đi, nhưng triều đình vẫn không có cảm tình với Thiên Chúa giáo, và những giáo sĩ ngoại quốc vẫn còn bị giam ở Huế. Có người báo tin đó cho Trung tá Pháp là Favin Lévêque coi tàu Héroïne. Trung tá Favin Lévêque đem tàu vào Đà Nẵng xin được tha cho 5 người giáo sĩ. Năm Thiệu Trị thứ 5, Ất T (1845), có người Giám mục tên Lefèbvre bị xét xử, sau đó bị định tội chết, sẽ bị xử tử. Thiếu tướng nước Pháp là Cécile biết được việc này, sau đó đem quân đem tàu Alcmène vào Đà Nẵng đón Giám mục ra.

Năm Đinh Mùi 1847, khi người Pháp biết rằng ở Huế không còn giáo sĩ bị giam nữa, mới sai Đại tá De Lapierre và Trung tá Rigault de Genouilly đem hai chiến thuyền vào Đà Nẵng, xin bỏ những chỉ dụ cấm đạo và để cho người trong nước được tự do theo đạo mới.

Khi hai bên còn đang thương nghị về việc này thì các sĩ quan nước Pháp thấy thuyền của Đại Nam đóng gần tàu của Pháp và ở trên bờ lại thấy có quân đắp đồn lũy, nghĩ rằng có âm mưu bèn chỉa súng và bắn đắm cả những thuyền ấy, rồi nhổ chạy ra biển. Vua Thiệu Trị thấy vậy tức giận, có dụ ra cấm người ngoại quốc vào giảng đạo và trị tội những người trong nước đi theo đạo. Những sự kiện này mở đầu cho "đường lối ngoại giao pháo hạm" của nước Pháp, báo hiệu trước những hành động xâm lược về sau này.

Nhưng sau khi Tự Đức lên thì đã thay đổi hoàn toàn, mở hải cảng, giao thương, cho phép truyền giáo, ưu tiên giảm thuế, xây nhà thờ..... Điều này đã khiến cho thái độ của Pháp đối với Đại Nam đã hoàn toàn thay đổi, cả 2 bên đều ưu tiên phát triển kinh tế và thương mại, mọi thứ khá thuận lợi cho tới khi cuộc Đại Đồ Sát Quý Sửu 1853 diễn ra, đã có rất nhiều thương nhân, trong đó có cả người Pháp bị giết sau cuộc binh biến, chủ yếu các thương nhân bị giết là do lũ thổ phỉ và giặc cướp nổi loạn nên người Pháp cũng không thể nói gì, nhưng sau vụ việc này thì thái độ của họ cũng đã có chút thay đổi, ý tưởng xâm lược Đại Nam đã được nhem nhóm và đang bắt đầu bùng lên trong đầu những tướng lĩnh của Nước Pháp.

Sau đó diễn ra chiến tranh Đại Nam - Xiêm La (1855 - 1857) lần thứ 3, thì cái sự việc năm ấy cuối cùng cũng đã bùng lên, thế nên mới xảy ra sự việc Pháp đòi xem xét lại hiệp ước và sẽ xâm lược, tuyên chiến với Đại Nam nếu không tuân theo.

Việc Đại Nam gây hấn với các nước Phương Tây và người ngoại quốc đã tạo ra điều kiện xây dựng 1 mối thù, phân biệt giữa người Da trắng và người Da vàng, điều này đã tạo ra tiền đề cho sự can thiệp của nước Pháp vào Đại Nam nhưng sớm hơn 1 năm, chuyện này rốt cuộc sẽ đi về đâu đây, số phận của cả Đại Nam lại rơi vào tay lũ người Tây Dương này hay là của Đại Nam, không ai biết cả.