Chương 12: Cải cách kinh tế 40 năm (P4)

Xuyên Không Đến Cộng Hòa Liên Bang Đông Dương

Chương 12: Cải cách kinh tế 40 năm (P4)

Chương 12: Cải cách kinh tế 40 năm (P4)

Chương 12: Cải cách kinh tế 40 năm (P4)

Bỏ qua chyện việc Kiên đang làm gì, thì chúng ta nên quay trở lại thời kì năm 1855, cái lúc mà cuộc chiến mới chỉ ở giai đoạn đầu tiên, diễn biến cục diện như thế nào.

Năm 1855, Người Thái xâm lược, tấn công vào Đại Nam, bọn họ chia ra 2 đạo quân, 1 đạo tấn công, đánh chiếm Trấn Tây Thành, đạo còn lại chia quân ra đánh chiếm Nam Bàn hay Vương Quốc J'rai, mục tiêu chính của người Thái là đánh chiếm nhanh Trấn Tây Thành và Nam Bàn khi Đại Nam đang ở tình trạng suy yếu sau cuộc Đại Đồ Sát Quý Sửu 1853, họ không có ý định tiến đánh sâu vào lãnh thổ Đại Việt, đó không phải là mục đích của bọn họ.

Hai bên vơi trang bị chẳng khác gì so với Phương Tây nhưng quần áo chỉnh tề, gọn gàng, vũ khí, dao, ủng, mũ.... Nói chung là rất tương đồng với nhau như Phương Tây nhưng Xiêm La có phần vượt trội hơn so với Đại Nam, sau cuộc chiến tranh Xiêm La - Đại Nam (1841 - 1845) lần thứ 2, Vua Rama III của Xiêm La cùng với các vị đại thần, thân tính trong Xiêm La đã nhận ra rằng quân đội của bọn họ đã thật sự quá lạc hậu, cần phải cải cách quân đội, kể từ khi đó, Xiêm La đã có sự thay đổi rõ ràng trong lĩnh vực quân đội.

Do được cải cách sớm, lại còn ở trong giai đoạn giao thương lần đầu sơ khai với các nước Phương Tây nên họ cũng có cái lợi, thị trường mới mở cửa như Xiêm La thì thu hút không ít các thương nhân Phương Tây nên bọn họ cũng có chút ít tiến bộ, thu mua súng, pháo, thuê các sĩ quan từ các nước Phương Tây dạy các chiến thuật mới cho các sĩ quan Xiêm La, cải tạo trang phục, giày dép, chiến thuật....nên trong giai đoạn 1845 - 1853, quân đội Xiêm La được đánh giá là 1 trong những quân đội mạnh nhất giữa đầu thế kỉ 19, nhưng lại có sự xuất hiện của 1 con hổ mới nổi: Đại Nam

Đại Nam dưới thời Minh Mạng không ngừng mở rộng lãnh thổ, các cuộc chinh chiến với người Lào, Khmer, Thái..... Đã giúp cho Đại Nam không ngừng mở rộng lãnh thổ, nhưng các cuộc chinh chiến cũng kéo theo sự suy yếu của nền kinh tế Đại Nam, vốn đã lạc hậu và không hợp thời kì, quốc khố thì cạn tiền do chinh chiến liên miên, quân đội cũng sa sút và thiếu sĩ khí do quá mệt mỏi khi chinh chiến lâu dài, trang bị cũng lạc hậu vô cùng, y như cái thời cổ đại vậy.

Đến thời Thiệu Trị thì càng thê thảm hơn nữa, các cuộc khởi dậy liên miên của người Khmer và Liên Minh Chân Lạp - Xiêm La quấy phá không ngừng, dân chúng ngày càng khổ cực hơn, quân đội cũng ngày càng sa sút hơn khi nhiều lần bị người Thái đánh tan, gần như cái số của Nhà Nguyễn, cái số của Đại Nam sắp bị tận diệt tơi nơi rồi.

Nhưng may là sự lên ngôi của Tự Đức vào năm 1847 đã giúp cho Đại Nam bước vào thời kì cải cách và đổi mới.

Kể từ giữa những năm 1850 trở đi, Vua Tự Đức đã thực hiện hoàng loạt các cuộc cải cách kinh tế, từ mọi lĩnh vực, nhưng Tự Đức ưu tiên nhất vẫn là quân sự.

Ông chiêu mộ, huấn luyện binh lính, nhập khẩu vũ khí gồm súng, pháo, đạn dược..... Cũng thuê các sĩ quan Pháp và Anh qua dạy cho Đại Nam về các chiến thuật, cấp bậc, kỉ luật.... Xây dựng các nhà máy sản xuất vũ khí, đạn mà không những như vậy, ông cũng kí hàng loạt các hiệp ước thương mại với các nước Phương Tây nhằm phát triển các lĩnh vực mà ông cho là thiếu gồm Khoa Học, Công Nghiệp hoặc Nông Nghiệp.... Ông cũng tiến hành cải chế lại trang phục sao cho phù hợp với phong cách theo đúng kiểu mẫu của người Phương Tây, nên về mặt quân đội, Đại Nam tương đối vượt trội khi trong 2 năm, quân đội Đại Nam là 1 trong những lực lượng quân đội có thời gian cải chế ngắn nhất giữa thế kỉ 19, chỉ trong vòng có 2 năm, bọn họ gần như muốn trở thành 1 nước Phương Tây, 1 nước văn minh cùng với Xiêm La, tiếc là nếu không có cuộc Đại Đồ Sát Quý Sửu 1853, có lẽ quân đội Đại Nam sẽ ngày càng phát triển hơn nữa.

Cuộc Đại Đồ Sát Quý Sửu 1853 đã cướp của Đại Nam rất nhiều thứ gồm những chỉ huy giỏi, những binh lính tinh nhuệ, những thương nhân có cải cách cấp tiến, không những như vậy, quan lại, quý tộc chết vô số, những bộ óc thông minh nhất Đại Nam gần như bị xóa số, Đại Nam vừa thiếu người tài, người chỉ huy giỏi, những người lính tinh nhuệ, không chỉ có như thế, lương thực, nhà cửa, cơ sở vật chất, đê điều, đường xá..... Tất cả đều đã bị tàn phá sau 2 năm, việc phục hồi trong thời gian ngắn là điều không thể, Đại Nam cần có thời gian để phục hồi nên trong quãng thời gian ngắn điều không thể.

Nếu như không có cuộc Đại Đồ Sát 1853, thì Xiêm La và Đại Nam, kẻ tám lạng người nửa cân, chưa chắc ai hơn ai nên không thể nhận định bên nào sẽ thắng nhưng thế cục thời điểm Xiêm La xâm lược vào Đại Nam, gần như định cục đã được định sẵn cho Đại Nam vậy.

Chẳng ai hơn ai, các cuộc chiến tranh giữa Liên minh Xiêm La - Chân Lạp, Champasak - Luang Prabang (chủ yếu là hỗ trợ hậu cần, vận tải lương thực) với khoảng 280.000 binh sĩ mà chưa kể tới lực lượng hậu cần đối đầu với Liên Minh Đại Nam - Nam Bàn với quân số khoảng 240.000 quân (chưa tính tới lực lượng hậu cần), tại các chiến trường ở Nam Bàn và Trấn Tây Thành, số lực các binh lính ở cả 2 bên liên tục tăng không ngừng, số lượng người chết ngày càng nhiều hơn, ngày càng thảm khốc hơn, khốc liệt hơn bao giờ hết, ngày giành từng tấc đất, không để cho kẻ thù 1 chút.

Trong khi đó, tại Đại Thanh, cuộc Chiến Tranh Nha Phiến lần thứ 2 đang diễn ra tại Đại Thanh cũng ngày càng có chiều hướng lúc đầu có lợi cho Liên Quân Anh - Pháp.

Chiến tranh nha phiến lần thứ hai, Chiến tranh Anh-Trung hoặc Chiến tranh Trung Hoa lần thứ ha hay còn được gọi là Chiến tranh mũi tên hoặc Viễn chinh Trung Quốc của Anh-Pháp cũng là 1 tên gọi khác, là một cuộc chiến tranh giữa Đế quốc Anh và Đệ Nhị Đế chế Pháp đối đầu với Đế Quốc Đại Thanh (nay là Trung Quốc) kéo dài từ năm 1856 đến 1860.

Tên gọi "Chiến tranh Nha phiến lần thứ hai" được sử dụng trong nhiều tài liệu. "Chiến tranh Nha phiến lần thứ hai" đề cập đến một trong những mục tiêu chiến lược của Anh là hợp pháp hóa buôn bán thuốc phiện, mở cửa toàn bộ thị trường của Trung Quốc cho thương nhân Anh, miễn thuế nhập khẩu từ nước ngoài. Cuộc chiến còn được gọi là "chiến tranh Mũi tên" đề cập đến tên của một con tàu khởi đầu của cuộc xung đột là sự kiện Arrow.

Sự kiện tàu Arrow:

Sự kiện tàu Arrow là sự kiện châm ngòi cho chiến tranh nha phiến lần hai, Tàu Arrow là một kiểu tàu trung quốc, là sở hữu của một người trung quốc tên là Tô Á Thành, những thủy thủ đều là người trung quốc, nhưng thuyền trưởng được thuê là người anh, tàu Arrow được đăng ký với chính quyền Anh tại hồng kông vào tháng 9 năm 1855 và thời gian bảo hộ là một năm.

Ngày 8 tháng 10 năm 1856 tại Quảng Châu hải quân tại đó bắt giữ 12 thủy thủ trên tàu vì tình nghi hải tặc, trong đó tàu treo cờ Anh nhưng hải quân sau đó hạ quốc kỳ xuống rồi mang thuyền về hải cảng, sau đó thuyền trưởng tàu này là Thomas Kennedy báo cáo với lãnh sự Anh tại Quảng Châu là Harry Smith Parkes, sau đó yêu cầu thả thuyền viên và bồi thường cho sự việc, trong đó có việc hạ quốc kỳ, đó là một sự sỉ nhục đối với nước Anh.

Tổng đốc lưỡng quảng là Diệp Danh Sâm đồng ý thả 9 người, nhưng cũng phản bác rằng tàu đó là của trung quốc, chẳng hề treo lá cờ Anh nào cả, Parkes cùng toàn quyền Hồng Kông, nhân cái cớ muốn tiến sâu vào vùng Quảng Châu nên đã giữ bí mật việc giấy đăng ký bảo hộ tàu đã hết hạn và đưa tối hậu thư yêu cầu Diệp Danh Sâm phải đáp ứng trong vòng 48 giờ, nhưng Sâm từ chối việc bồi thường nên người Anh đã nhân cớ đó mà nổ súng vào Quảng Châu vào ngày 13 tháng 10 mở màn cho chiến tranh nha phiến lần thứ hai.

Liên Quân Anh, Pháp (cũng có cả Hoa Kỳ nhưng ít các hoạt động xâm lược như Anh và Pháp) tấn công vào Đại Thanh, mở màng cho cuộc Chiến Tranh Thuốc Phiện lần thứ 2, mà cũng không hẳn, lúc đầu thì chỉ có mình nước Anh nhưng sau đó Pháp cũng tham chiến vì việc Đại Thanh hành quyết nhà truyền giáo dòng Hội Thừa sai Paris Auguste Chapdelaine là nguyên nhân chính thức của sự can dự của Pháp vào Chiến tranh thuốc phiện lần thứ hai.

Mà cũng trong quãng thời gian từ năm 1856 - 1857, cụ thể là tháng 6/1857 trong khi cuộc chiến tranh Xiêm La - Đại Nam đang diễn ra, Người Pháp, nói đúng ra là Đệ Nhị Đế Chế Pháp, đã cử 1 hạm đội xuống Đại Nam, do Phó Đô đốc De Genouilly, chỉ huy gồm 10 tàu chiến và hơn 3.000 binh sĩ Pháp tiếp cận gần cửa biển Đà Nẵng, 1 đội tàu cập bến vào của biển Đà Nẵng, De Genouilly đại diện cho Đệ Nhị Đế Chế Pháp xem xét lại bản Hiệp ước Versailles năm 1787, yêu cầu người có thẩm quyền cao nhất xem xét lại bản hiệp ước, nếu không, Người Pháp sẽ bắt đầu xâm lược Đại Nam.

Lúc này, hai bên đầu thọ địch, phía Tây thì có Xiêm La, phía Đông thì có nước Pháp, Tự Đức sẽ làm gì để giải quyết vấn đề có liên hệ tới cả tương lai của 1 đất nước, 1 dân tộc đây.