Chương 11: Cách mạng công nghiệp lần thứ nhất tại Liên Bang (1863 - 1890)

Xuyên Không Đến Cộng Hòa Liên Bang Đông Dương

Chương 11: Cách mạng công nghiệp lần thứ nhất tại Liên Bang (1863 - 1890)

Chương 11: Cách mạng công nghiệp lần thứ nhất tại Liên Bang (1863 - 1890)

Chương 11: Cách mạng công nghiệp lần thứ nhất tại Liên Bang (1863 - 1890)

Giải thích cho sự phát triển của con người theo từng năm là nhờ vào sự học hỏi, rút kinh nghiệm, sáng tạo và phát triển, đó chỉ là các lí do còn nếu muốn phát triển toàn diện thì phải có 1 nhà lãnh đạo tài tình hay 1 cộng đồng mang tư tưởng văn minh và tiến bộ thì có thể phát triển được. Đại Thanh và Nhật Bản là 1 ví dụ điển hình.

Nhà Thanh thời kỳ năm 1860 trở lên, không thể phát triển được sự công nghiệp hóa là do các nước đế quốc chèn ép, cộng với việc mang thuốc phiện vào Đại Thanh đã khiến cho những con người "Do Thái " của Châu Á này ngày càng suy kiệt, ăn chơi, hút chích, lười biến, dơ bẩn, 1 lũ " Đông Á Bệnh Phu " là những từ ngữ chỉ để nói đến người Trung Quốc vào thế kỉ 19, sự yếu kém trong việc cải cách, vua quan quý tộc ăn chơi, hưởng thụ, không lo việc nước, việc dân, và điểm hình nhất là Từ Hi Thái Hậu (10 tháng 10 năm 1833 – 15 tháng 11 năm 1908), 1 tay của bà đã phá cơ đồ của cả Đại Thanh sau 300 năm cai trị trên mảnh đất Trung Nguyên này, số phận Đại Thanh thật bi thương làm sao.

Còn Nhật Bản, có thể xem là may mắn khi bọn họ có trong tay 1 trong những con người vĩ đại nhất trong lịch sử nước Nhật là Thiên Hoàng Minh Trị (3 tháng 11, 1852 - 30 tháng 7, 1912). Ông được coi là một vị minh quân có công lớn nhất trong lịch sử Nhật Bản, đã canh tân và đưa Nhật Bản trở thành một quốc gia hiện đại, thoát khỏi nguy cơ trở thành thuộc địa của các nước đế quốc phương Tây giữa lúc chủ nghĩa thực dân đang phát triển mạnh.

Công lao của ông có thể nói là to lớn vô cùng, không chỉ cải cách, ông là 1 trong những con người có cái nhìn xa mà rộng, tài năng không đợi tuổi, các ý kiến có đóng góp không nhỏ vào sự phát triển của nước Nhật như cải cách quân đội, giáo dục, kinh tế, chính trị, xã hội......gồm việc thành lập các hội đồng thảo luận lớn,
mọi tầng lớp đều tham gia vào việc tiến hành các sự vụ quốc gia, bãi bỏ luật điều chỉnh chi tiêu và hạn chế tầng lớp trong việc thuê mướn, thay thế các phong tục xấu xa bằng các điều luật công bằng của tự nhiên, một cuộc tìm kiếm tri thức quốc tế để củng cố nền tảng thống trị của Đế quốc và cải cách khác....

Sự quyết định sống còn của cả 1 quốc gia đều là nhờ vào 1 con người, nếu người ấy chỉ chọn sai, ấy đã là định cục đã định, nhưng may mắn thay, Đại Nam lại không nằm trong số các quốc gia lạc hậu vì bọn họ cũng đã cải cách.

Cách mạng công nghiệp hay còn gọi là Cách mạng công nghiệp lần thứ nhất là cuộc cách mạng trong lĩnh vực sản xuất, là sự thay đổi cơ bản các điều kiện kinh tế xã hội, văn hóa và kỹ thuật, xuất phát từ nước Anh sau đó lan tỏa ra toàn thế giới. Trong thời kỳ này, nền kinh tế giản đơn, quy mô nhỏ, dựa trên lao động chân tay được thay thế bằng công nghiệp và chế tạo máy móc quy mô lớn.

Đại Nam dựa theo mô hình của các nước Phương Tây để phát triển, gồm việc loại bỏ các loại luật lệ cũ và thay thế bằng các loại luật mới hơn, nhập khẩu máy móc, công nhân, kĩ sư, giáo sư..... Vào Đại Nam để dạy học, họ cũng cử 1 số lượng người không nhỏ gồm những người thông minh nhất, có kĩ năng tiếp thu tốt, giỏi ngoại ngữ..... Tới các nước Phương Tây gồm Anh, Pháp, Áo, Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha, Thụy Điển, Nga......nhằm học hỏi những ưu điểm của bọn họ trong việc cải cách kinh tế và công nghiệp hóa.

Đại Nam không chỉ cử người sang học, họ còn thu mua máy móc, các bằng sáng chế, sách vở, quần áo, phương tiện..... Những gì có thể được cho là đem lại sự phát triển của Đại Nam, Vua Tự Đức cũng khuyến khích các thương nhân người nước ngoài đầu tư vào Đại Nam, nhập khẩu hàng hóa cũng nhiều không kém khiến cho các thương nhân đổ xô vào Đại Nam đầu tư, thương nhân đầu tư để kiếm tiền, Triều Đình Huế cần đầu tư tù nước ngoài để phát triển đất nước và người dân được tiếp cận, tiếp thu những sản phẩm từ các nước Phương Tây, cải thiện đời sống, có ăn có mặc, cả các bên đều vui vẻ.

Các nhà máy mọc lên như nấm, các khu công nghiệp, khu định cư cho người nước ngoài cũng ngày càng nhiều hơn, đường xá cũng được cải thiện, điện, phương tiện nhập khẩu vào Đại Nam mà vẫn không đủ, cung không đủ cầu, khiến cho các thương nhân đếm tiền không biết tới bao giờ mới hết, nhà máy sản xuất gạch, đá cũng được hoàn thành, có thể sản xuất gạch và đá, khiến cho người dân có nhu cầu hơn trong việc xây nhà xây cửa, trường học, cầu cống, hải cảng, đạo giáo, quần áo, dày dép, pháp luật, chính trị, kinh tế ở Đại Nam được cải thiện, phát triển không ngừng

Sau gần mấy chục năm, Đại Nam có thể nói rằng bọn họ là 1 nước công nghiệp không thua kém gì so với các nước Phương Tây, Hoa Kỳ và Nhật Bản, bọn họ cũng đã có chỗ đứng trên nền chính trị quốc tế, tiếng nói của bọn họ cũng có 1 sự ảnh hưởng nhất định khiến cho các nước cũng phải suy nghĩ kĩ trước khi quyết định

Là 1 nước công nghiệp mới nổi, Đại Nam không ngừng mở rộng quy mô và dân số, đất đai canh tác, khu định cư hay phúc lợi xã hội hoặc là giáo dục, nâng cao sự thông minh của từng con người trong đất nước và nhiều thứ khác....

Là 1 nước nông nghiệp, họ cũng không kém cạnh gì trong thị trường quốc tế, đặc biệt là lương thực, bọn họ là nước xuất lương thực lớn nhất thế giới, Đại Nam nắm trong tay gần 15%, nguồn lương thực của thế giới, bất cứ đất nước nào mà thiếu lương thực, nếu dám đối đầu với Đại Nam, họ có khả năng cao sẽ phải chết đói hết khi không có lương thực.

Nói ra thì Thiên Hoàng Minh Trị hay Vua Tự Đức đều là những con người thông minh, tài năng và tầm nhìn rộng lớn, những sự cải các mà bọn họ đưa ra đã giúp cho Châu Á sản sinh ra 2 cường quốc kinh tế của cả Châu Á, nếu ở Châu Mĩ hay Châu Âu, lời nói của bọn họ chẳng dính vào tai lũ người văn minh những chỉ cần ở Châu Á, lời nói của bọn họ như 1 cơn bão lướt qua như cái chớp mắt, 1 cái giẫm đạp thôi có thể khiến cho cả Châu Á dậy sống, thiên uy như trời đất, thật vĩ đại làm sao.

Nói tóm lại, ở thời đại công nghiệp, Châu Á sản sinh ra được 2 cường quốc mới nổi, nhường chỗ cho Nhật Bản và Đại Nam, Đại Thanh sẽ phải nhường sân khấu cho bọn họ để bọn họ tỏa sáng, giữa nền chính trị thế giới, bọn sẽ làm được gì, chúng ta chỉ có thể chờ đợi và ngắm nhìn, tương lai không cho chúng ta biết những gì sẽ xảy ra trước mắt nhưng những bước đi nếu vững vàng thì ta có thể đoán được 1 phần tương lai phía trước mặt.