Chương 8: Cải cách kinh tế 40 năm (P3)

Xuyên Không Đến Cộng Hòa Liên Bang Đông Dương

Chương 8: Cải cách kinh tế 40 năm (P3)

Chương 8: Cải cách kinh tế 40 năm (P3)

Chương 8: Cải cách kinh tế 40 năm (P3)

Sau gần vài ngày đọc, tìm hiểu tất cả mọi thông tin mà trong cuốn sách đã viết, thì Kiên cuối cùng cũng đã hiểu được sơ sơ

Đầu tiên là việc vua Tự Đức thực hiện các cuộc cải cách kinh tế nhằm nâng cao đất nước thoát khởi nền văn minh lạc hậu, ông đã thẳng tay đàn áp các cuộc phản đối bằng cách thực hiện cuộc Thanh Trừng Quý Sửu hay Đại Đồ Sát Quý Sửu năm 1853 nhằm loại bỏ bất kỳ 1 thế lực hay 1 cá nhân nào dám chống đối lại mệnh lệnh của ông.

Sau cùng, vua Tự Đức khi thực hiện các cuộc thanh trừng, các quan lại và quý tộc không tuân theo chính sách mới của Tự Đức, đã nổi dậy chống lại chính sách mới và cả ông.

Các cuộc nổi dậy diễn ra trên khắp toàn bộ Đại Việt, có sự tham gia của Đô Minh Gia (Tổng Đốc Định Biên), Hoài Tuấn Anh (Tổng Đốc An Tĩnh), Lê Bá Thác (Tuần Phủ Tuyên Quang), Mộc Đình La (Hà Tĩnh), Quang Chính Tông (Địa chủ tại Bình Thuận)....... Không những thế mà tại Trấn Tây Thành, các cuộc nổi dậy của người Khmer xảy ra liên tục, thổ phỉ nổi dậy, tướng cướp tràn lan, dân chúng khổ cực, thiếu ăn, thiếu đói diễn ra khắp nơi, chưa dùng lại tại đó, trong nội bộ Triều Đình Huế cũng đã xảy ra nội loạn, có 1 số quan lại và tướng lĩnh đã có ý định lật đổ Tự Đức nhằm chiếm ngôi vị, loạn, đại loạn.

Vua Tự Đức cùng với 1 số tướng lĩnh và quan lại đã bàn bạc và tập hợp 1 lượng lớn quân lính lên tới 150.000 binh lính, số lính mà Vua Tự Đức tập hợp chủ yếu từ các binh lính đã được chiêu mộ từ năm 1851 đến 1852, được trang bị theo chuẩn Phương Tây, súng ống cũng được hiện đại hơn, dù vẫn chưa được trang bị cho toàn quân những cũng rất khá rồi, trang phục cũng được thay đổi nốt, nếu mà bạn nhìn vào đội quân này thì bạn còn tưởng rằng đội quân này từ nước nào ở Phương Tây đấy.

Tướng Nguyễn Tri Phương, Chu Phúc Minh, Phạm Thế Hiển, Phan Thanh Giản, Ngụy Khắc Đản, Tôn Thất Huyết, Hồ Đinh Gia (Quản lí Ám Bộ), Lộc Đình Lục (Tổng tư lệnh Vệ Binh Hoàng Gia) và nhiều người khác đã chia quân ra cùng nhau dẹp loạn

Tướng Nguyễn Tri Phương cùng với 1 số vị tướng khác đã cùng nhau bàn bạc, phân chia xử lí các thể lực nổi loạn tại các tỉnh, 1 số quan lại trung thành với Vua Tự Đực và Hồ Đinh Gia cùng với Lộc Đình Lục bảo vệ Kinh Đô Huế và nhà vua cùng với hoàng thất nhà Nguyễn.

Sau năm 1855, chính xác hơn là tháng 4/1855, sau các cuộc chiến, sự nổi loạn của các quan lại và quý tộc chống đối đã bị dẹp sạch, Tự Đức mất tới 2 năm để bình định và dẹp loạn tất cả, chỉ trong vòng 2 năm, đã có tới gần 160.000 người bị giết, gồm các quan lại, binh lính, người dân, thương nhân....... Nhà cửa bị tàn phá, quân lính bị tổn thất, cần thời gian để hồi dưỡng, gần 60% quan lại và quý tộc bị giết chết do chống đối lại tân pháp, gần như cả đất Đại Việt đã bị tàn phá sau cuộc binh biến, rất nhiều sự mất mát và nó vốn không cần phải có, có ai muốn khổ như vậy đâu, vua Tự Đức biết vậy nhưng bất kì 1 cuộc chiến nào cũng đều cũng cần phải có máu, cuộc Đại Thanh Trừng Quý Sửu này cũng như vậy.

Sau tất cả, Tự Đức phải bắt đầu lại từ đầu, có rất nhiều vấn đề cần phải giải quyết và xử lí, ông cũng mong muốn bắt tay lại lần đầu này nhằm phát triển đất nước.......nhưng có ai cho ông thời gian để phát triển đâu, Xiêm La xâm lược Đại Việt thêm 1 lần nữa, và lần này, ông đã thất bại hoàn toàn.

Chiến tranh Xiêm La - Đại Nam lần thứ 3 diễn ra vào năm 1855 - 1857 lại cướp đi của ông rất nhiều thứ, khiến ông hận cay hận lũ xâm lược ngoại bang, chuyện là từ năm 1853, cụ thể là tháng 7/1853, khi cuộc Đại Thanh Trừng Quý Sửu đang diễn ra, người Thái, đặc biệt là vua Rama IV, đã nhận ra đây là cơ hội để ông mở rộng lãnh thổ, vua Rama IV cùng với Pinklao (Nhị Vương Xiêm), Prayurawongse, Ratchasima, Perth và vài người khác gồm các tướng lĩnh, đã cùng nhau bàn bạc việc tranh giành phần còn lại của Trấn Tây Thành và sự ảnh hưởng tại Vương Quốc J'rai hay Nam Bàn.

Thời điểm 1853, lực lượng quân đội Xiêm La được trang bị 1 lượng lớn pháo Krupp, Súng bắn bằng hạt nổ, trang phục cũng lấy theo kiểu mẫu của người Phương Tây, lực lượng lên đến gần 183.000 quân chính quy và 160.000 dự bị, đây là 1 sự tích góp gần 10 năm của người Thái để có được lực lượng quân đội như thế này, bọn họ đã chuẩn bị tích trữ lương thục, nhập lượng lớn vũ khí, đạn pháo, súng ống, huấn luyện binh lính nhằm chờ đợi thời cơ khi Đại Nam suy yếu sẽ bắt đầu xâm lược.

Và chỉ 2 năm sau, năm 1855, khi tất cả mọi thế lực chống đối tại Đại Nam đã được dẹp loạn, người Thái bắt đầu công cuộc xâm lược của mình, bọn họ đơn phương tuyên bố xé bỏ hiệp ước hoà bình giữa hai nước, sau đó tuyên bố chiến tranh với Đại Nam. Đại Nam không kịp ngăn cản được sự xâm lược của người Thái vì các lí do gồm việc chống đối lại các thế lực trong nước đã khiến quân đội Đại Nam kiệt quệ và suy yếu trầm trọng, không còn sức để chiến đấu sau 2 năm dẹp loạn, 1 nguyên do khác là người Thái tấn công thực sự quá bất ngờ, khi nghe tin quân đội Xiêm La xâm lược, tấn công vào Đại Nam, vua Tự Đức suýt chút nữa ngã nhào xuống đất vì lên cơn bàng hoàng, chóng mặt.

Đại Nam bị rơi vào thế hạ phong khi các Quân Đoàn của người Thái liên tục tiến công như vũ bão, khiến quân đội Đại Nam khốn đốn, người Thái với chiến dịch " Đánh nhanh chiếm nhanh " đã làm chủ được 1 số tỉnh tại Trấn Tây Thành vào tháng 6/1855, nhưng sau đó, Đại Nam đã tổ chức lại quân đội của mình gồm 3 quân đoàn khoảng 90.000 người và 75.000 người thuộc lực lượng hậu cần và dưới sự chỉ huy của tướng Nguyễn Tri Phương, Tôn Thất Thuyết, Phan Thanh Giản và Hậu Bát Minh đối đầu với 2 quân đoàn thuộc Lực Lượng Bộ Binh số 2 Xiêm La khoảng 85.000, gồm cả lực lượng tượng binh và pháo binh dưới sự chỉ huy của Pinklao và Perth, cả 2 bên giao chiến với nhau trên đất Cao Miên.

Còn lại gồm 3 Quân Đoàn thuộc Lực Lượng Bộ Binh Số 3 Xiêm La gồm 120.000 binh lính, 40 pháo Krupp cùng với 250 tượng binh dưới sự chỉ huy của các tướng Xiêm gồm Prayurawongse và Ratchasima đã tấn công vào Nam Bàn, lực lượng quân đội Nam Bàn với trang bị chẳng khác gì như thời kỳ đồ đá đã bị đánh tan chỉ sau 23 ngày chiến đấu, 2/5 lãnh thổ bị chiếm, Vua Lửa là Siu Y và Vua Nước là R’com Nhuak cùng với 1 số tộc trưởng và bộ lạc tại Nam Bàn muốn nhờ sự giúp đỡ của Đại Nam để chống lại người Thái, mà thật ra thì Đại Nam cũng đang có ý định giúp Nam Bàn, cả 2 bên hợp ý với nhau, Đại Nam không thể mất thêm bất kỳ 1 tấc đất nào vào tay người Thái, nó sẽ làm suy yếu sự ảnh hưởng của Đại Nam tại Nam Bàn.

Quân Đội Đại Nam dưới sự chỉ huy của Trương Công Đinh, Hoàng Kế Viên, Nguyễn Quang Bích, Siu Y và R’com Nhuak cùng với 4 Quân Đoàn gồm 120.000 binh lính, 23 pháo Krupp, hàng trăm các loại pháo từ lớn tới nhỏ và gần 100.000 người làm lực lượng hậu cần và 25.000 lính thuộc các lực lượng tại Nam Bàn đã tới chi viện và phản công lại quân đội Xiêm La, đánh bật Xiêm La ra khỏi Nam Bàn, cuộc chiến đang diễn ra vô cùng khốc liệt trên mặt trận tại Cao Miên và Nam Bàn, giữa 2 lực lượng quân đội mạnh nhất Đông Nam Á vào giữa 1855........ Cuộc chiến này, quyết định số phận của cả 1 đất nước.