Chương 9: Tham quan Thị Xã Bình Lập

Xuyên Không Đến Cộng Hòa Liên Bang Đông Dương

Chương 9: Tham quan Thị Xã Bình Lập

Chương 9: Tham quan Thị Xã Bình Lập

Chương 9: Tham quan Thị Xã Bình Lập

Giờ cái trời đầy nắng gay gắt của tháng 4/1896, sự thay đổi rõ ràng nhất của cái xứ Miền Nam này là khí hậu.

Khí hậu miền Nam phân hóa đa dạng dựa theo từng khu vực. Phía các vùng đồng bằng có địa hình bằng phẳng, khí hậu đồng nhất, chế độ mưa ẩm chủ yếu là do gió mùa Tây Nam mang lại. Ngược lại, phía Bắc do chịu tác động tương hỗ của hoàn lưu gió mùa và điều kiện địa hình, chế độ mưa ẩm hai bên sườn của các khối núi thuộc Nam Trường Sơn phân hóa rất phức tạp, có thời điểm còn đối lập nhau hoàn toàn.

Kiên sau gần 5 năm ở thế giới này, cũng đã biết kha khá nhiều thứ và nhiều sự kiện, đơn giản hơn thì nhờ vào đống sách mà nhà Kiên đang có.

Tôi phải biết nói gì đây, sống ở đây thật sự không quen, không 1 hoạt động giải trí, hay bất kỳ 1 sự kiện, chỉ cùng lắm là tôi chỉ có ăn, chơi và ngủ, cho tới lên 5, tôi mới vài phần được tiếp thu nhiều thứ hơn, cuối cùng cũng có chút thông tin, dù rất mơ hồ vì tôi còn khá nhỏ.

Ba mẹ tôi ở thế giới này, không quá quen thuộc, thậm chí là tôi còn cảm thấy xa lạ, tôi phải mất 3 đến 4 năm để quen được 2 người ba và mẹ mới này, ba tôi tên Nguyễn Khắc Tuân, 27 tuổi, là 1 cán bộ hay nhân viên thuộc Huyện Cha La của chính phủ Huế, mẹ tôi tên là Hồng Phúc Tiên, 26 tuổi, là 1 người nội trợ, trước kia từng là 1 nhân viên trong máy Bánh Mì Hòa Mỹ, sau đó nghỉ làm vì mang bầu tôi cho tới điểm này, mẹ tôi vẫn chưa có ý định đi làm lại.

Tháng 4/1896, sau sự kiện chiến tranh giữa Đại Thanh Đế Quốc và Đế Quốc Nhật Bản hoặc có thể gọi là Chiến Tranh Thanh - Nhật hay chiến tranh Giáp Ngọ, là một cuộc chiến tranh giữa đế quốc Đại Thanh và đế quốc Nhật Bản diễn ra từ ngày 1 tháng 8 năm 1894 đến ngày 17 tháng 4 năm 1895. Cuộc chiến tranh này đã trở thành biểu tượng cho sự suy yếu của Đại Thanh và sự trỗi dậy của Nhật Bản, quyền lực bá chủ Châu Á được chuyển từ Đại Thanh sang Nhật Bản, mà trong cuộc chiến này, toàn bộ Hạm Đội Bắc Dương đã hoàn toàn bị xóa sổ, biến mất và giờ nó chỉ còn trong những trang giấy của lịch sử.

Nhưng đó là câu chuyện phía bên kia của lục địa Châu Á, đó là chuyện của Nhật Bản và Đại Thanh, tôi cũng không cần phải quan tâm làm gì, tôi chỉ cần lo cho công việc của mình.

" Bính, con có muốn đi lên thị xã không, ở đó có khu chợ mới mở đấy "....Tiên (Mẹ của Kiên

" Dạ có, dạ có " Kiên tỏ ra vẻ vui mừng, hào hứng

Ngay lúc này, tôi được mẹ tôi hỏi về việc có muốn lên thị xã hay không, tôi giả vờ tỏ vẻ muốn đi, gì chứ, tôi cần phải đi xem kiến trúc lúc này như thế nào cái đã, cộng cả trang phục hay cả đường xá nữa chứ ở nhà cũng chán ngấy rồi chả được đi đâu cả, đi đi xung quanh cái xóm này chắc có lúc chết vì buồn.

" Vậy thì được, để mẹ lấy xe, con ngồi mẹ chút " Kiên

" Vâng ạ " Kiên

Trong khi chờ mẹ tôi đi lấy xe, tôi ngồi chờ suy nghĩ về việc liệu những sự kiện từ thế giới bên kia có giống như ở thế giới này không vì 1 sự trùng hợp là cuộc chiến tranh Thanh - Nhật vẫn diễn ra y như trong lịch sử, suy nghĩ mu mơ thì mẹ tôi cũng đã lấy xe ra.

" Con cứ ngồi ở phía sau, nhớ ôm mẹ, không được buông tay nghe chưa "...Mẹ Kiên nghiêm túc

" Vâng ạ, con nhớ rồi " Kiên lập tức trả lời

" Tốt, con cứ ôm mẹ, chúng ta sẽ đi ngay bây giờ " Tiên

Sau đó cả 2 mẹ con khóa cửa nhà lại rồi lên xe mà đi, tiến đến Thị Xã Bình Lập

Nói về mẹ của Kiên và 1 vài thứ khác gồm chiếc xe, xe mà họ đang sử dụng là loại xe đạp thuộc công ty xe đạp nội địa Phúc Loan, 2 chỗ ngồi, xe đạp lần đầu tiên được sáng chế và ra đời bởi bá tước Sivrac vào năm 1790, với cái tên Célérifère(célérité có nghĩa là nhanh). Nó là một cái máy bằng gỗ, không có bánh xe để lái, việc chuyển hướng đòi hỏi phải lắc mạnh phần trước của xe. Ngày nay các sử gia về kỹ thuật cho rằng không có chiếc xe nào tên làCélérifère cũng như bá tước Sivrac, đó chỉ là những hình ảnh sai vì xe đạp không tay lái rất khó điều khiển. Célérifère đồ chơi thì có thể có, nhưng không thể chạy nó trong thực tiễn.

Năm 1817, nam tước người Đức là Baron Karl von Drais đã phát minh ra chiếc xe mang tên ông gọi là Draisienne (xe của Drais) được xem là tổ tiên của xe đạp. Drais đã giới thiệu mô hình xe này cho công chúng tại Mannheim vào mùa hè 1817 và tại Paris năm 1818. Người lái ngồi dạng chân trên một khung gỗ được hỗ trợ bởi hai bánh xe và đẩy chiếc xe bằng hai chân của mình trong khi chỉnh hướng bằng bánh xe phía trước.....

Sau đó gần tới hơn cả chục năm sau, xe đạp đã được cải tiến rất nhiều như được làm bằng sắt, có thắn, khung xe có thể gắn thêm động cơ động lực có thể chạy nhanh hơn so với sức người, lốp xe từ gỗ đời cũ nay đã thay thế lốp xe làm bằng cao su, dễ tháo ráp, dễ sửa chưa, rất được ưa dùng vì giá rẻ và tiện nghi trong việc đi lại, làm việc.....

Xe đạp được nhập khẩu vào Đại Nam vào năm 1883, sau đó 3 năm, 1 công ty có tên là Phúc Loan đã được thành lập bởi doanh nhân Phạm Văn Lãi, ông đã xin cấp sáng chế xe đạp từ các nước Châu Âu, cải biến và sản xuất sao cho đáp ứng nhu cầu dùng xe trong Liên Bang, ở thời điểm hiện tại, Công Ty Phương Tiện Phúc Loan đã coi như là làm trùm trong lĩnh vực xe đạp tại Liên Bang.

Còn mẹ của Kiên, bà Hồng Phúc Tiên, có thể gọi là 1 con người rất nỗi bình thường, chẳng khác hơn là mấy so với những người phụ nữ ở thời kỳ này nhưng bà lại là 1 trong những học sinh xuất sắc nhất của Trường Đại Học Quốc Gia Gia Định, tài năng xuất chúng, kỹ năng đối ngoại rất tốt, được cánh học sinh từ nam tới nữ làm quen, được nhà trường ủng hộ, sẽ cho bà đi sang bên Phương Tây để học tập nhưng bà từ chối, năm 19 tuổi, bà sau đó đã nghỉ học vì cảm thấy bản thân mình không còn khả năng học nữa, bà tránh xa ra tất cả mọi thứ có liên quan đến quá khứ, năm 20 tuổi, bà chuyển lên Tây Ninh sinh sống, sau đó quen Tuân và yêu nhau, sau vài tháng hẹn hò thì họ cũng đến với nhau.

Câu chuyện tình giữa 2 người chắc cũng không nên kể làm gì vì nó thật sự rất dài, muốn nghe thì chờ 1 lúc nào đó vậy.

Mẹ của Kiên và bản thân Kiên bắt đầu 1 chuyến xe đạp, đạp mất tới gần 10 phút đi xe, thật ra Thị Xã Bình Lập rất gần với Huyện Phước Chỉ, Làng An Thạch, chỉ cách có mấy Km, đi xe chỉ mất mười mấy phút là tới nơi, chẳng quá xa là mấy.

Những cơn gió mát rười rượi, những cánh đồng đang được chờ tới ngày thu hoạch, những con người làm việc chăm chỉ, mưu sinh hàng ngày, những đứa trẻ chăn trâu, vui đùa với nhau, con đường đất đá nhưng lại bằng phẳng này, bầu trời dù có chút âm ưu nhưng vẫn chưa mất cái khí trời của ngày thường hay những hàng cây đang đung đưa theo nhịp điệu của gió. Đó là những lời mà Kiên đang miêu tả trong đầu trong khi thấy những cảnh vật xung quanh, thật lạ, rất lạ, cảnh sắc dù đẹp những quá lạ lẫm trong mắt của Kiên

Rốt cuộc sau vài phút, cuối cùng tôi và mẹ tôi đã tới ngoại ô của Thị Xã Bình Lập, người đi xe ngày càng nhiều hơn, tôi cũng thấy nhiều xe kéo và xe chở hàng hóa nữa, nhà cửa cũng bắt đầu nhiều hơn, mà khi tiến sâu và trong Thị Xã Bình Lập, tôi càng choáng ngợp với mọi thứ xung quanh hơn, nếu là 1 con người từ thế kỉ 21 mà quay trở lại vào cuối thể kỉ 19, đầu thế kỉ 20 thì sẽ ra sao nhỉ, có lẽ từ ngữ để mô tả lúc ấy là sự ngạc nhiên, choáng ngợp hoặc 1 loại biểu cảm nào khác, ai mà biết được.