Chương 3: Cải cách kinh tế 40 năm (P1)

Xuyên Không Đến Cộng Hòa Liên Bang Đông Dương

Chương 3: Cải cách kinh tế 40 năm (P1)

Chương 3: Cải cách kinh tế 40 năm (P1)

Chương 3: Cải cách kinh tế 40 năm (P1)

Sau một quãng thời gian, có thể nói là rất lâu, tôi đã không thể nào tiếp cận được cuốn sách, vì thế mà tới năm tôi 4 tuổi, tôi đã chấp nhận ba mẹ mới này, cũng chấp nhận cái tên Bính này cùng với cuộc sống này, tôi đã tự mở lỏng bản thân mình.

Khi 4 tuổi, tôi đã nói trước ba mẹ tôi trong lúc đi ngủ, đó là lần đầu tiên mà tôi thấy cảm xúc của bọn họ vỡ òa, họ bảo tôi nói lại, tôi cứ nói vậy, họ vui lắm, ôm tôi vào lòng như thể là tôi quý báu lắm với bọn họ vậy, thật kì lạ.

Tôi yêu cầu bọn được tiếp cận cuốn sách, họ nghĩ rằng tôi còn trẻ con nên nghĩ tôi rằng tôi chỉ tò mò nên đồng ý luôn vì bọn họ rất bảo quản sách, hiếm khi nào cho tôi chạm vào chúng vì sợ làm hỏng.

Tôi cuối cùng cũng tiếp cận được cuốn sách, trên sách với tựa đề là " cải cách kinh tế 40 " từ năm 1850 - 1890 được viết, soạn thảo và biên tập bởi Bình Trí Tiến, nó không dày cho lắm nhưng số lượng trang tầm 120 là cùng, có lẽ sẽ mất tầm 2 - 3 ngày đọc

Tôi đang có rất là nhiều câu hỏi chưa được trả lời và cuốn sách này sẽ chính là đáp án mà tôi đang cần

(Do cuốn sách chỉ có 120 trang nên về mặt khác, nó chỉ tóm tắt kinh tế, chính trị, xã hội của toàn bộ Cộng Hòa Liên Bang Đông Dương trong 40 năm cải cách)

(Đây là nội dung của cuốn sách)

Trích dẫn 1 phần lời từ bản tuyên bố cải cách kinh tế của Vua Tự Đức năm 1950

" Trẫm muốn nước giàu và mạnh, ta là người, chúng ta cũng là người, con người theo từng năm mà phát triển, ta nhìn vào Phương Tây mà cảm thấy ghen tị, tự ti, đất nước của trẫm không thể nào mà đứng mãi như vậy được, vì thế ta tuyên bố năm nay, lấy ngày này mà bắt đầu cải cách kinh tế "

Ngày 22/3/1850 (tức là năm Tự Đức thứ 4) vua Tự Đức đã bắt đầu kế hoạch cải cách kinh tế, khoa học kĩ thuật, nông nghiệp, ngư nhiệp và quân sự.

Ông bắt đầu cải cách toàn bộ mọi thứ theo mô hình hóa của Phương Tây, trước khi bắt đầu cải cách, ông đã soạn thảo kế hoạch cải cách từ năm 1848, phải mất tận 2 năm mới hoàn thành được bản kế hoạch.

Về các lĩnh vực cải cách, trích theo lời nói của Đoàn Vũ Kiệt, cận thận của vua Tự Đức, ông nói rằng " Bản thân vua Tự Đức nghĩ rằng, ngài ấy không chọn việc phát triển các ngành như đóng tàu, luyện kim, hay nâng cao sản lượng lương thực, mà là chiến tranh, mà chiến tranh thì chỉ có quân sự, ngài ấy lo ngại việc các nước như Anh, Pháp hoặc Đại Thanh, thậm chí là Xiêm có thể sẽ xâm lược Đại Nam trước khi bắt đầu cải cách, nên mới tăng cường ngân sách cho quân sự, dù ngài ấy biết việc này sẽ trì trệ việc cải cách nhưng đó là lựa chọn duy nhất mà ngài ấy bắt buộc phải làm, là bắt buộc phải làm "

Vua Tự Đức đã nâng cao việc đầu tư ngân sách cho quân sự, nhưng trước khi ngài ấy làm, ngài ấy cùng với triều đình đã bàn bạc kĩ lưỡng về việc hợp tác phát triển kinh tế giữa các nước Phương Tây.

Đặc biệt là vào ngày 14/5/1850 tại Kinh Thành Huế, vua Tự Đức cùng với các quan văn triều thần đối ngoại với các phái đoàn ngoại giao của Pháp, họ bàn bạc cũng như đưa ra các hiệp ước về việc phát triển kinh tế cũng như quân sự, Hiệp Ước Triển Thành đã được kí kết gồm việc Pháp sẽ cùng với Đại Nam phát triển giao thương, mở hải cảng, giảm tiền thuế khi các tàu Pháp cập cảng, cũng như là đền bù cho người truyền giáo, cho phép người truyền giáo được tự do truyền giáo, Đại Nam cho Pháp thuê đảo Chàm và bán đảo Sơn Trà trong vòng 50 năm, đổi lại là Pháp hỗ trợ cho Đại Nam việc phát triển quân sự gồm cử người gồm các sĩ quan và các quan chỉ huy tới dạy và huấn luyện quân đội Đại Nam theo mô hình Phương Tây, cung cấp vũ khí và bán cho Đại Nam bản thiết kế sản xuất súng và đại pháo.

Dù lúc ban đầu các quan ngoại giao Pháp khá là lưỡng lự và họ phải mất vài tháng để xin ý kiến từ mẫu quốc, kết quả là bọn họ đồng ý nhưng chỉ cung cấp súng và đại pháo, bản thiết kế súng nhưng pháo lại không.

Loại súng mà Pháp chuyển cho Đại Nam gồm loại các súng mồi đá lửa, hạt nổ và khóa nòng, tương đối mà nói là vô cùng hiện đại nhưng lại quá thiếu đối với quân đội Đại Nam, cung không đủ cầu.

Nhưng kể từ sau năm 1851 trở đi thì mới là thời điểm mà quân đội Đại Nam phát triển mạnh mẽ, nhập số lượng và đặt hàng lượng lớn các loại súng như khẩu M1819 Hall của Mỹ, Khẩu Kammerlader-1842 của Na Uy, khẩu 1848 Dreyse của Phổ và nhiều loại vũ khí khác, các loại vũ khí được nhập vào Đại Nam có số lượng lớn là loại súng nạp bằng cửa hậu và dùng vỏ đạn giấy là chủ yếu, Vua Tự Đức đã dần loại bỏ lượng lớn các loại súng hỏa mai và súng nạp bằng nòng.

Nhưng khi nói đến việc nhập khẩu thì lại chưa nhắc tới trang phục, quân số và các lực lượng trong quân đội

Về trang phục thì lấy theo hình mẫu của Phương Tây, gồm áo dài, quần dài, dây đeo, ủng, mũ cối....

Về quân số, quân đội Đại Nam có khoảng 103.000 quân chính quy vào 21/2/1851, vua Tự Đức đã nâng con số đó lên khoảng 265.000 quân vào ngày 4/6/1852.

Dù biết được rằng tất cả các binh lính mà vua Tự Đức đều có thể được động viên chủ yếu là nông dân, đến cả súng bọn họ chưa bao giờ chạm vào dù chỉ 1 lần nên sức chiến đấu mà nói thì thật sự rất yếu, điều kiện ăn uống cho các binh lính cũng lại là 1 vấn đề khiến Tự Đức muốn điên hết cả đầu nên ông đã tự chủ trương trong việc xây dựng và huấn luyện các binh sĩ ở mức khủng khiếp, ông muốn bọn họ phải mạnh mẽ mà bảo vệ nước nhà, chứ không phải là 1 lũ nông dân cầm cuốc xẻng mà đi đánh bại kẻ thù.

Về các lực lượng, đây cũng là vấn đề khiến ông không thể nào suy nghĩ kĩ càng vì các thành phần trong quân đội mà nói thì lại có liên quan đến sự chia sẻ và cầm quyền, dù ông là vua nhưng ai mà biết ông lại chạm đến lợi ích của một ai đó rồi họ nổi điên mà đòi hạ bệ ông.

Các vấn đề có liên quan đến việc phát triển vũ khí, sản xuất đạn dược, pháo, tàu chiến, được triển khai trên toàn bộ, bộ máy chiến tranh của Đại Nam đang được khởi động.

Kế tiếp đó, triều đình Huế liên tục kí các hiệp ước liên quan đến phát triển kinh tế, quân sự, công nghiệp, khoa học kĩ thuật, khai thác tài nguyên....... Gồm các hiệp đã kí kết với các nước Phương Tây

Hiệp ước Triển Thành (Pháp - Đại Nam)
Hiệp ước Thừa Thiên (Anh - Đại Nam)
Hiệp ước Bắc Việt (Hà Lan - Đại Nam)
Hiệp ước Nam Việt (Bồ Đào Nha - Đại Nam)
Hiệp ước Tân Việt (Tây Ban Nha - Đại Nam)

Các hiệp ước ở trên chủ yếu liên quan đến cho phép các nước thuê 1 số đảo tại Khánh Hòa, Đà Nẵng và 1 số nơi khác, cho phép truyền đạo và mở thương cảng, phát triển kinh tế lẫn hợp tác toàn diện giữa các nước, bù lại khá giống như Hiệp Ước Triển Thành, các nước sẽ phải hỗ trợ Đại Nam trông các lĩnh vực như Quân Sự, Ngoại Thương, Công Nghiệp, Hóa Chất...... Cũng như đóng tàu và nhiều thứ khác.....

Nói chung là khá ổn, mọi thứ vẫn đi theo quỹ đạo cho tới khi Tự Đức nhận ra rằng quốc khố đã cạn tiền, việc xây dựng cơ sở hạ tầng đã có vấn đề, việc loại bỏ và thu hồi đất đai lẫn thống kê dân số thì lại gặp sự phản đối của các địa chủ lẫn các thế gia vọng tộc, lẫn cả các sĩ tử vì Tự Đức muốn loại bỏ chữ viết cũ và thay chữ viết mới (Chữ Quốc Ngữ) cộng với việc loại bỏ giai cấp sĩ nông công thương lẫn cả việc giảm sức ảnh hưởng của giới quý tộc, chưa kể đến việc xây dựng đường xá, nhà cửa, trường học, cầu cống, cảng, khu công nghiệp, quy hoạch đô thị, phân cấp hành chính, đảng phái, pháp luật, bệnh xá, phương tiện, khai thác tài nguyên........ Đã xuất hiện ngày càng nhiều, khiến cho triều đình Huế lẫn cả vua Tự Đức bắt đầu gặp khó khăn trong việc cải cách.