Chương 538: Thành tựu mới

Vô Địch Gian Thương

Chương 538: Thành tựu mới

Chương 538: Thành tựu mới


Ngày hôm sau, Ánh Dương theo hoàng thân Phra Ratcha Vajiralongkorn qua Thái.

Nhưng Cường vì không yên lòng, thế là biệt phái một nữ nhân viên trong tập đoàn đi theo, người này chịu trách nhiệm chăm sóc Ánh Dương trong thời gian đầu đồng thời nếu em gái gặp phải vấn đề gì thì kịp thời thông báo cho hắn.

Nhưng Cường cũng chỉ la lo lắng xuông, Ánh Dương qua đó một ngày liền gọi về cho bà Mai nói cô đã gặp được cha.

Quốc vương Brahmin Rama Vajiralongkorn tỏ ra rất vui mừng khi tìm được con gái còn kể cho cô nghe nhiều chuyện về mẹ và bản thân ngày nhỏ.

Trở về Thái Lan, Ánh Dương sẽ được làm lễ sắc phong tước vị công chúa cả, khôi phục tên gọi cũ là Rajasarini Siribajra Vajiralongkorn hơn nữa theo lời của nhà vua, mẹ đẻ của cô cũng sẽ được phong hiệu tước vị vương phi.

Ánh Dương tạm thời sẽ ở lại Thái Lan một đoạn thời gian, nhắn nhủ bà Mai và Cường yên tâm, chờ đợi mọi chuyện ở đây quen thuộc, cô sẽ về Việt Nam thăm hai người.

Cường nghe mẹ kể lại, tâm tình cũng là buông lỏng, có thể quay lại tập trung với công việc của tập đoàn.

Sau hơn bốn tháng thi công tích cực, nhà máy sản xuất vi chip đã bước vào giai đoạn thử nghiệm, từ đầu tuần liên tục có các tốp kỹ sư từ Mỹ, Anh và Hà Lan bay qua.

Bọn họ đều là nhân lực chất lượng cao của Acmerican Technoloy Components, Inc được Virkram Rangnerkar điều động từ Inforsonics, ARM và ASML theo yêu cầu của Cường, chịu trách nhiệm hướng dẫn, đào tạo lực lượng lao động mới cho nhà máy.

Sản xuất vi chip là một hoạt động yêu cầu quy trình nghiêm ngặt và chính xác, tuy rằng tại hầu hết các khâu đều đã được tự động hóa nhưng muốn vận hành hệ thống thông suốt vẫn yêu cầu trình độ kỹ thuật cùng kỷ luật vô cùng cao.

Lực lượng lao động trong nước hiện còn không đáp ứng được những tiêu chuẩn khắt khe đó, cho nên ban đầu Cường vẫn phải dựa vào nhân lực nước ngoài.

Hết cách rồi, hạn chế về chất lượng nhân sự không phải ngày một ngày hai có thể giải quyết được, nhóm kỹ sư tuyển dụng trước đó cử đi Mỹ đào tạo ít nhất cũng phải tới cuối năm mới có thể trở về cho hắn sử dụng.

Đơn vị chủ quản nhà máy vi chip tại Việt Nam là Atlanta Precision Industry Co. (Ltd.) được điều hành bởi đại diện của nhóm cổ đông Grand Technology., Inc - UK, Dubai Investments - UAE, Charoen Pokphand – Thái Lan, Neumann Kaffee Gruppe - Đức, Schneider Electric – Pháp cùng với Sumitomo Mitsui – Nhật Bản.

Tất nhiên theo thỏa thuận đã ký trước đó, mọi quyết định vận doanh đều lấy ý kiến của Grand Technology., Inc làm chủ, những cổ đông còn lại chỉ có quyền đóng góp bổ sung, điều này đảm bảo quyền chi phối tuyệt đối của Grand Technology., Inc đối với nhà máy vi chip.

Atlanta Precision Industry Co. (Ltd.) có một chủ tịch và năm phó chủ tịch điều hành.

Peter Rimmer đại diện cho phần vốn góp của Cường, giữ chức chủ tịch Hội đồng quản trị trên danh nghĩa, năm phó chủ tịch còn lại là đại diện của nhóm cổ đông còn lại.

Vị trí Tổng Giám đốc thuộc về Robert Oppenheimer vốn là tổng công trình sư dự án vi chip tại Acmerican Technoloy Components, Inc, theo đó cơ cấu vận hành phía sau cũng do ông ta thiết lập.

Nhà máy xây dựng xong khung sườn, mặc dù còn nhiều vấn đề cả về con người lẫn kỹ thuật phải khắc phục, thế nhưng trên cơ bản là đã khá hoàn thiện.

Sau quy trình sản xuất thử cùng kiểm nghiệm nghiêm ngặt cho kết quả đánh giá tốt, ngày 26 tháng 9 Robert Oppenheimer chính thức phát lệnh vận hành nhà máy vi chip.

Sự kiện này đánh dấu một bước tiến mới của ngành công nghệ đồng thời cũng đưa Atlanta Precision Industry Co. (Ltd.) vào hàng ngũ các công ty sản xuất cung ứng chip bán dẫn hàng đầu toàn cầu.

Theo kết quả đo lường, siêu chip thế hệ thứ hai mang mã số A2.BH có năng lực xử lý hiệu quả vô cùng mạnh mẽ, so với vi chip đời đầu A1.BH được công bố trước đó một năm, hiệu năng còn tăng thêm hơn 20%.

Đừng nhìn đây chỉ là tăng trưởng nhỏ, đối với ngành sản xuất vi chip, đó đã là cả một bước tiến dài. Hơn nữa người trong giới đều không thể quên rằng ngay cả với hiệu năng của mẫu A1.BH thì cho đến hôm nay các vi chip thế hệ mới nhất của Intel, TSMC hay Qualcomm vẫn còn chưa đuổi kịp.

Tin tức Atlanta Precision Industry Co. (Ltd.) chính thức vận hành gây nên chấn động không nhỏ, rất nhiều tạp chí chuyên ngành và truyền thông quốc tế tìm đến đưa tin theo đó địa danh Đông Thành, Việt Nam chỉ trong một đêm liền trở nên nổi tiếng.

Peter Rimmer và Robert Oppenheimer xử lý rất tốt công tác đối ngoại, tạo thành vỏ bọc hoàn hảo cho Atlanta Precision Industry Co. (Ltd.). Hầu hết ngoại giới đều tin rằng nó là một công ty đa quốc gia hải ngoại, rất ít người có thể liên tưởng đến mối quan hệ giữa nó với một cá nhân hay tổ chức nào đó của Việt Nam.

Với công suất hiện tại, Atlanta Precision Industry Co. (Ltd.) đủ sức cung cấp vi chip xử lý cho cả Điện tử Đông Thành và nhiều nhà sản xuất điện tử khác.

Cường là người đứng sau khống chế nhưng hắn không có ý định chỉ sản xuất vi chip cho Điện tử Đông Thành, đối với một sản phẩm di động, nắm giữ quyền chủ động về công nghệ và khống chế giá thành chip xử lý đã đủ tạo ra lợi thế quá lớn rồi, không cần phải giữ thế độc quyền.

Chỉ cung cấp chip cho Sphone, sẽ khó giấu được mối quan hệ cần che đậy phía sau, hơn nữa nhóm cổ đông cũng sẽ không bằng lòng khi nhà máy bị giới hạn thị trường.

Mặt khác, sự thành công của điện thoại di động cũng không phải chỉ dựa vào sự mạnh mẽ của chip xử lý là đủ, nó còn cần tới rất nhiều yếu tố ngoài kỹ thuật, đó mới chân chính là những thứ để Cường dựa vào.

Xu thế tương lai của thiết bị di động là điện thoại thông minh, mà một thiết bị như thế khác biệt với các dòng di động đương đại không phải chỉ ở một mặt đơn giản. Nó là một sự thuế biến hoàn toàn, đem ví von giữa con sâu lột xác thành cánh bướm đẹp đẽ cũng chẳng phải là nói quá.

Atlanta Precision Industry Co. (Ltd.) sản xuất chipset chỉ là giai đoạn đầu, tại Acmerican Technoloy Components, Inc nhóm kỹ sư do Trịnh Minh dẫn đầu đang được giao nhiệm vụ nghiên cứu liên quan đến chip sạc, chip modem và chip không dây, đó là những loại chip di động hoàn toàn mới mà khái niệm của nó có lẽ còn không nhiều hãng công nghệ có đủ sự hiểu biết.

Quy hoạch điện thoại thông minh, Cường cũng không chỉ quan tâm phần cứng, cách đây mấy năm hắn cũng đã âm thầm đặt xuống một quân cờ.

Thiệu Quân, vị tiến sĩ xuất thân từ Đại học Thâm Quyến được Cường cử đi Mỹ phát triển hệ điều hành di động, gần đây đã cho ra phiên bản thử nghiệm thứ hai, có khả năng tích hợp vào thiết bị di động cảm ứng để điều khiển tiện ích đa nhiệm.

Đội ngũ của Virkram Rangnerkar dựa trên những đột phá của nhóm Thiệu Quân và tiến bộ trong công nghệ màn hình cảm ứng phát triển từ kỹ thuật của nhóm tiến sĩ Westerman thuộc FingerWorks, chế tạo ra một thiết bị di động hoàn toàn mới, có khả năng hỗ trợ nhiều nhiệm vụ cá nhân PDA nhưng được điều khiển bằng cảm biến vân tay.

Thiết bị này ngoài tính năng nghe gọi của điện thoại, còn có khả năng quay phim, chụp ảnh, ghi âm, đo đạc, la bàn, tính toán số liệu, quản lý danh mục... về sau, nếu phát triển thành công chip modem và chip không dây liền có thể kết nối cả internet.

Thiết bị tuy rằng còn tồn tại nhiều vấn đề về mặt kỹ thuật, tính năng sử dụng còn chưa đủ ổn định nhưng sơ bộ đã có dáng dấp của một chiếc điện thoại thông minh, Cường khi được trực tiếp trải nghiệm một mẫu do Virkram Rangnerkar gửi sang thì liền biết thời đại của smartphone đã ở rất gần, tâm trạng không tránh khỏi sự phấn khích khi những kế hoạch mà mình dày công sắp đặt sắp thành sự thật.

Đối với sản nghiệp thiết bị di động, Cường chính là bỏ ra tâm tư rất lớn, có thể nói trong tất cả các sản nghiệp có trong tay, đây mới là sản nghiệp hắn dành thời gian bố cục lâu dài và tiêu tốn nguồn lực nhiều nhất.

Xuyên suốt quá trình kể từ lúc Cường quyết định thành lập nhà máy ở Tùng Giang, có cảm tưởng tất cả những sản nghiệp khác sau đó giống như đều xoay quanh và lấy thiết bị di động làm chủ, lượng lợi nhuận tạo ra đều thành tài nguyên dành cho sản nghiệp di động phát triển.

Cường sở dĩ làm như thế, vì hắn hiểu được rõ ràng hơn ai hết xu thế xã hội tương lai.

Tương lai chính là của thiết bị di động và chỉ cần một thiết bị di động thông minh, con người liền có cả thế giới.