Từ Làng Vũ Đại Bắt Đầu Thay Đổi Nhân Sinh

Chương 1: Vết Sẹo.

Chương 1: Vết Sẹo.




Một anh đi thả ống lươn, một buổi sáng tinh sương đã thấy hắn trần truồng và xám ngắt trong cái váy đụp để bên một lò gạch bỏ không, anh ta rước lấy và đem cho một người đàn bà góa mù.

Người đàn bà góa mù này bán hắn cho một bác phó cối không con và khi bác phó cối này chết thì hắn bơ vơ, hết đi ở cho nhà này lại đi ở cho nhà nọ.

Năm hai mươi tuổi, hắn làm canh điền cho ông lý Kiến, bây giờ cụ bá Kiến, ăn tiên chỉ làng. Hình như, có mấy lần bà ba nhà ông lý, trẻ lắm mà lại hay ốm lửng, bắt hắn bóp chân, hay xoa bụng, đấm lưng gì đấy.

Người ta bảo ông lý ra đình thì hách dịch, cả làng phải sợ, mà về nhà phải sợ cái bà ba còn trẻ này. Người bà ấy phốp pháp, má bà ấy hây hây, mà ông lý thì hay đau lưng lắm; người có bệnh đau lưng thì hay sợ vợ mà chúa đời là khoẻ ghen.


Có người bảo ông lý ghen anh canh điền khoẻ mạnh mà sợ bà ba không dám nói. Có người thì bảo anh canh điền ấy được bà ba quyền thu quyền bổ trong nhà tin cẩn nên lấy trộm tiền trộm thóc nhiều. Mỗi người nói một cách. Chẳng biết đâu mà lần. Chỉ biết một hôm Chí bị giải huyện rồi nghe đâu phải đi tù.


_ _ _ _ _ _


Thời kỳ thực dân phong kiến, miền Bắc năm 1933.


Trong ngục giam bé tẹo tèo teo, một cái ngục giam hôi hám tối đen như mực, trong cái ngục giam đó thỉnh thoảng vang lên những tiếng cười ghê rợn.


Ngục giam quá tối nhưng dưới cái ánh trăng sáng le lói vẫn có thể nhìn thấy một chút hình ảnh bên trong, có thể thấy ba tên tù tội thân hình gầy nhom đang đè một thanh niên trả tuổi xuống nền đá lạnh, một tên giữ chân, một tên giữ hai tay, một tên lại cầm một mảnh sành chẳng biết từ đâu ra.


"Tiên sư mày, thằng mặt trắng, mày thích mặt trắng không, mày thích mặt trắng không?, mày biết ông mày là ai không? ".


Theo tiếng gằn từng chữ của tên tù phạm là âm thanh ú ớ phát ra từ cổ họng của thanh niên sau đó tên tù phạm lấy mảnh sành cắt một vết trên khuôn mặt thanh niên, máu tươi bật ra.


Đau không, đau chứ, đau chết đi được.


Cái khuôn mặt trắng kia, cái khuôn mặt được coi là đẹp trai kia bị rạch một vết thật dài từ dưới mắt cắt xuống má.


Nhìn thấy vết sẹo này, cảm nhận được máu tươi bắn ra, tên tù phạm rú lên cười, hai tên đồng phạm cũng khặc khặc cười theo.


Bọn chúng chỉ rạch một vết sau đó liền buông tha cho thanh niên, dùng chân đá liên tục vào người nam thanh niên tên Chí khiến thân thể thanh niên co vào một góc, Chí cảm thấy thật lạnh, cũng thật sợ sau đó cứ thế lim dim ngất lịm đi trong nỗi sợ hãi cùng cái lạnh giá nơi ngục tù.


Trong cái đêm hôm đó, mạch đập của Chí yếu dần yếu dần, Chí lên cơn sốt cao, cả người cong như con tôm cứ run rẩy từng đợt từng đợt.


Tên tù phạm nghe thấy từng tiếng rên hừ hừ của Chí lại nhấc thân lên, Chí quá ồn, hắn không ngủ được.


Tên tù phạm lại đưa chân ra, đá mấy cái liên tục vào sống lưng Chí, miệng không ngừng chửi rủa.


"Rên này, rên này, cho mày chết này, cho mày chết này ".


Hắn đá phải có 6 -7 cái, đến khi âm thanh của Chí tắt lịm, tên tù phạm mới trở về vị trí cũ, yên vị mà ngủ có điều một đêm nay là một đêm không bình thường.


Nửa đêm, trời đột ngột đổ mưa to, trong phòng giam đã lạnh lại càng thêm lạnh.


Nữa đêm, đầu óc của Chí càng ngày càng mơ hồ, đôi mắt chậm rãi đóng lại cho dù Chí cố hết sức cũng không thể mở ra nổi.


Thật ra mà nói, Chí tuy sống nghèo khổ đã quen nhưng không biết vì sao thân hình phát triển rất tốt, so với đám tù phạm nơi này phải nói là một trời một vực.


Chí năm nay mới 20 tuổi, chiều cao 175 cm, tại cái niên đại này mà nói Chí thực sự đã rất cao.


Chí cao nhưng mà không gầy, thân hình thậm chí phải nói là cân đối lại thêm dung mạo ưa nhìn vì vậy mới có thể lọt vào mắt xanh mợ ba.


Cả cái làng Vũ Đại ngày ấy đâu có thiếu thanh niên trai tráng nhưng mà mợ ba vẫn để mắt đến Chí nhất, mấy thanh niên khác trong làng chẳng khác gì con ma đói, muốn đặt ra so sánh cũng khó.


Chí to cao lại có sức khỏe, cho dù không thể nói là trời sinh thần lực nhưng cũng hơn xa ba đứa tù phạm cùng phòng nhưng vấn đề tâm lý ảnh hưởng đến Chí rất lớn.


Chí thật thà mà chất phác, người ta nói gì làm nấy, bản thân cũng không có chủ kiến.


Không có chủ kiến phần vì bản tính Chí hiền lành cũng phần vì Chí vốn nhu nhược, nhu nhược không phải từ trong bản chất mà là trong quá trình trưởng thành cùng phát triển.


Chí lớn lên không cha không mẹ, từ nhỏ đã mồ côi, không ai biết cha mẹ hắn là ai, cũng chỉ có một mình bác phó cối trong làng thương yêu hắn.


Chí không được học hành đàng hoàng, sau náy bác phó cối mất, nhân sinh của chí cũng không còn ai che chở, không còn dai dạy dỗ, đi khắp nơi làm đứa ở cho người, từ đó Chí mới càng ngày càng tự ti, càng ngày càng nhu nhược.



Đây là vấn đề tâm lý từ nhỏ kéo dài đến hiện tại, tất nhiên nó không phải là bất biến nhưng nó cũng rất khó thay đổi.


Chí như một con voi con trong rạp xiếc, ngày con voi còn bé, người ta chỉ cần một sợi xích thêm một cái dùi gỗ cắm chặt xuống đất, con voi con sẽ không thoát ra được.


Voi con còn nhỏ làm gì có sức, cố mãi cũng chỉ vô vọng, nó sẽ mang theo cái tâm lý vô vọng đó mãi mãi, đến cả khi nó trưởng thành.


Khi con voi đã lớn, cùng là một cái xiềng xích, cùng là một cái dùi gỗ cắm xuống đất, với sức mạnh của nó cớ sao không thể nhấc lên?, đấy là bởi vấn đề tâm lý từ nhỏ, nó cảm thấy nó không thể nhấc, đây là một dạng tâm lý ám chỉ dẫn đến ngay cả khi con voi có sức vóc, có thể thồ cả tấn hàng thì nó vẫn cứ bị vây trong cái bóng ma tâm lý của chính mình.


Chí hiện tại chính là như vậy.



Cơn mưa ngoài kia sao mà to đến thế, mưa to đến mức ngay cả ở trong nhà ngục người ta cũng nghe thấy từng tiếng từng tiếng mưa rơi rõ ràng.


Cái lạnh của cơn mưa mùa đông thấm xuống mặt đất, cũng chẳng biết nó có truyền ngược lại lên trên không mà Chí thấy người mình càng ngày càng lạnh nhưng thân thể Chí càng ngày càng nóng.


Chí đột nhiên cảm thấy.. chết là hết thôi.


Chết đôi khi cũng là một sự giải thoát.


Rạng sáng hôm sau, khi trời còn mịt mờ trong làn sương trắng, Chí đi, hắn rời khỏi cuộc đời cô độc mà đầy đau khổ này nhưng theo vào đó, một linh hồn khác bắt đầu tìm tới thế giới này, một linh hồn theo cơn mưa lớn đêm qua tới đây, một lữ khách vốn không nên xuất hiện.


Lữ khách kia chỉ là một đoàn bóng mờ, một đoàn bóng mờ hư nhược vô cùng, nó hư nhược đến nỗi bất cứ lúc nào cũng có thể biến mất vậy.


Đoàn bóng mờ từ xa mà đến, nó quá mệt mỏi, quá mệt mỏi sau đó nó bị thân xác của Chí hấp dẫn, nó không tự chủ được mà tiến gần đến, càng ngày càng gần, càng gần.