Chương 159: Công nghệ hàng hải Đại Việt (2)

Tam Quốc Việt Tộc Tham Chiến

Chương 159: Công nghệ hàng hải Đại Việt (2)

Lại nói về đấy là công nghệ đóng tàu khá tân tiến của Đại Việt lúc trước khi có hàng mẫu thuyền đáy nhọn Ba Tư, Vơi những tiến bộ kĩ thuật mà Nguyên Quốc mang đến nên chỉ trong 7 tháng thời gian có tới 30 chiến thuyền cỡ nhỏ 15m chiều dài được ra đời mặc dù kiểu thuyền này vẫn là bỡ ngỡ đối với các thợ thủ công đóng thuyền. Sau 7 tháng học tập thì 1500 thợ gốc Việt cũng đã thành thạo triệt để với cách chế tạo thuyền đóng ván rồi, nhưng kĩ thuật của họ cũng chỉ có thể dừng lại ở đó mà thôi. Việc nâng kích cỡ chiến thuyền đang là bài toán hóc búa đối với những thợ thủ công Đại Việt này bởi các mối ghép kiểu thuyền hộp diêm không thể chịu đựng cho một con thuyền với nhiều góc tròn uốn lượn kích cỡ lớn. May sao lúc này đây có những con thuyền Ba Tư làm mẫu vậy nên tất cả mọi người đều hi vọng vào một đột phá mới…

Những chiếc thuyền Long Cốt đáy nhọn mà người Ba Tư mang đến Phương đông lần này có tên là Trireme. Một trireme,có nguồn gốc từ tiếng Latinh: trirēmis " ba hàng của mái chèo", (Hy Lạp cổ đại: τριήρης triērēs, nghĩa là "ba-chèo") là một tàu cổ được sử dụng bởi các nền văn minh biển cổ đại của Địa Trung Hải, đặc biệt là người Phoenicia, Hy Lạp cổ và người La Mã. Về thời gian xuất hiện Trireme thì các bằng chứng khảo cổ từ các mảnh vỡ gốm từ thế kỷ thứ 8 trước CN tại thủ đô của người Ayr ở Nineveh miêu tả các đội tàu của Tyre và Sidon cho thấy những con tàu được trang bị hai tầng mái chèo như Trireme vào lúc này. Theo Thucydides, những chiếc thuyền Trireme được người Corinth đưa vào Hy Lạp vào cuối thế kỷ 8 trước Công nguyên, và Ameinocles của Corinth đã xây dựng bốn tàu như vậy cho người Samians. Điều này có nghĩa là triremes đã được phát minh ở Corinth, Phoenicia. Đến ngày nay sau hơn mười thế kỉ phát triển và cải tiến thì các thuyền Trireme đã được hoàn thiện rất nhiều, có thể là một tầng mái chèo mỗi bên mà cũng có thể từ 2 đến 3 tầng tùy theo nhu cầu của từng loại thuyền nhất định. Như 7 chiếc Trireme mà Abdukrahman mang tới Đại Việt lúc này là thuyền với hai tầng mái chèo thường dành cho thiết kế thuyền buôn.

Thật ra thì Ai Cập mới là những người đầu tiên sử dụng rộng rãi Thuyền Triremes, Pharaoh Necho II của Ai Cập (610-595 TCN) đã xây dựng các triremes trên sông Nile, phục vụ ở Địa Trung Hải và Biển Đỏ. Nhưng Ai cập dùng Triremes phần lớn để phục vụ đi lại và giao thương mà chưa hoàn toàn đưa nó vào mục đích quân sự chính thức. Nhưng những người Hy Lạp mới chính là tiên phong trong việc phát triển các Trireme thành phương tiện chiến tranh. Vào năm 525 TCN, Tyrant Polycrates của Samos đã dùng đến 140 chiến thuyềnTriremes cho một cuộc xâm lược Ai Cập của Ba Tư (Trận Pelusium). Kể từ đây Trireme bước chân chính thức lên vũ đài chiến tranh với cương vị là vũ khí chiến lược của các quốc gia quanh Địa Trung Hải.

Nói về sự khác biệt lớn nhất của Triremes và các con thuyền đáy bằng phương đông hình hộp diêm đó là tốc độ và độ ổn định trên mặt nước cùng mức ăn nước của thuyền. Nếu nói về độ ổn định thì thuyền đáy bằng phương đông với mặt tiếp xúc nước là bề ngang nên sự ổn định cực cao, ít bị rung lắc mà chòng chành theo song biển. Có lẽ cũng chính vì lý do này mà chúng được chọn để trở thành vũ khí chiến lược trên biển của người Á Đông. Việc tác chiến trên một chiếc thuyền ít bị rung lắc rất có lợi cho việc xạ kích của binh sĩ cũng như kể cả dang trận đánh nhau cận chiến trên sàn thuyền. Từ đó yêu cầu về phẩm chất thủy thủ giảm xuống đáng kể. Vơi những chiếc đại Lâu thuyền hình Vuông thì chiến đấu trên đó không khác gì là đứng trên đất liền chiến đấu vậy. Để tấn công và đánh đắm một chiến thuyền dạng hình vuông quái dị như tòa thành di động này với công nghệ hiện nay là không thể, cách duy nhất chiến thắng chúng là tiếp cận đổ bộ và chiến đấu trên sàn thuyền. Nhưng kết cấu của những chiếc đại lâu thuyền hình vuông này như một tòa thành với nhiều lớp tường thành vững trãi, công phá chúng không khác gì tấn công một tòa thành trên đất liền, độ khó có thể nói là không tưởng. Cách duy nhất khi đối diện với loại này chính là lượn vòng qua chúng hoặc quay đầu chạy thẳng. Bởi tốc độ của loại thuyền này thường nhanh hơn con rùa một chút mà thôi.

Ưu điểm thứ hai của thuyền đáy bằng đó là trở được trọng lượng lớn với độ giãn nước thấp hơn thuyền đáy nhọn long cốt, chính vì vậy nếu cùng kích thước thì số lượng binh lính cũng như vật tư của thuyền đáy bằng thường nhiều hơn 30%- 50% thuyền Trireme.

Một điểm tích cực nữa đó là việc chế tạo các thuyền đáy bằng hộp diêm phương đông dễ hơn nhiều thuyền đáy nhọn với hình dạng ít những đường cong phức tạp. Quan trọng là rất dễ nâng kích thước thuyền loại này lên với các công nghệ ghép ván không cần quá nhiều kĩ thuật cao.

Nhưng nói về ưu điểm thì không thể nhắc đến nhược điểm của thuyền Á Đông so với thuyền Trireme. Long cốt là bộ phân cực kỳ quan trọng trong cấu tạo của thuyền, kéo dài từ trước ra sau nằm dưới đáy thuyền theo chiều dọc. Nó được ví là bộ xương sống của thuyền và từ bộ xương sống này người ta sẽ gắn các phần khác vào gọi ví như là các xương sườn (tức là công đà), và từ đó hình thành nên bộ khung vững chãi của con thuyền. Ngoài tính năng là bộ xương sống của thuyền thì nó còn có tác dụng "chẻ nước", giúp việc điều khiển thuyền dễ dàng hơn để tiến về trước hoặc muốn bẻ lái sang hai bên. Thuyền máy thì long cốt là bộ phận có thể có hoặc không vì nó đã có tuabin chạy để đẩy và điều khiển hướng di chuyển, nhưng đối với thuyền buồm thì nó là bộ phận không thể thiếu. Chinh nhờ long cốt cùng hình dáng thủy động học hinh giọt nước khiến tốc độ thuyền Trireme thường cao gấp rưỡi trở lên so với tuyền đáy bằng cùng kích cỡ. Quan trọng nhất là chúng chuyển hướng rất chính xác và linh hoạt.

Ưu điểm thứ hai của thuyền Trireme là độ chắc chắn vượt trội so với thuyền đáy bằng Phương Đông nếu ván sàn có cùng độ dày và cùng chất liệu gỗ. Có được điều này là do kết cấu khung xương khiến cho lực tác dụng tại một điểm sẽ bị phân tán và dàn đều trên thân thuyền. Thế nên nếu hai loại thuyền trên có cùng kích cỡ mà lao vào nhau thì kẻ bị húc thủng chắc chắn là các tấm ván đóng phẳng lì của thuyền đáy bằng phương Đông.

Việc chế tạo các thuyền Trireme lúc này khác với thực tiễn hiện đại. Phương pháp cổ đại Địa Trung Hải là để xây dựng vỏ tàu bên ngoài đầu tiên, và xương sườn sau đó. Nhưng Nguyên Quốc lại cho xây dựng long cốt trước sau đó mới gắn các tấm ván vỏ tàu, đây là cách chế tạo tàu theo lối hiện đại. Từ việc tháo tung một con thuyền Trireme thì các thợ thủ công Đại Việt vốn rất lành nghề và khéo léo rất nhanh chóng học được một số phương pháp mới trong cách ghép các mối nối của chiến hạm. Kể từ đây một thế hệ thứ hai của chiến thuyền Đại Việt tự chế tạo đã ra đời, trong khí đó 30 chiến thuyền cỡ nhỏ đã đóng trước đó được gọi là chiến thuyền đời đầu với một vài bất cập về mặt kết cấu khiến cho chúng không quá vững trãi như mong đợi, nhưng dù sao độ chắc chắn vẫn vượt trội chiến thuyền đáy bằng cùng kích cỡ.

Chính vì sự chắc chắn này mà thuyền Trireme rất thích hợp những chuyến viễn trình và hoạt động ở vùng biển sâu hơn, quan trọng nhất là khả năng chống chịu gió bão tuyệt vời của nó. Chính vì lý do này mà Nguyên Quốc quyết định chọn thuyền long cốt là phương tiện chiến tranh chủ yếu của người Đại Việt trên biển.

15 tháng 1 năm 131, thời điểm mà sau khi 11 thuyền buôn xuất phát một tuần thì 30 chiến thuyền đáy bằng dài 35m cùng 30 chiến thuyền long cốt mới đóng made in Đại Việt xuất phát từ cảng Luy Lâu tiến ra cửa biển Nam Triệu sau đó ngược Bắc mà hướng về Hợp Phố. Lần này Nguyên Quốc thân trinh xuất chiến với 7000 thủy quân Đại Việt mang đi toàn bộ. Nhưng Nguyên Quốc không biết rằng hắn đã chậm chân một bước rồi, chắc có lẽ hắn phải vò đầu bứt tai mà muốn chết khi biết được thông tin này…. tất cả cũng chỉ vì một thời đại thông tin bế tắc mà thôi.

Chú thích các hình ảnh cho thuyền Triremes
https://www.facebook.com/permalink.php?story_fbid=159891331488378&id=100024025355502