Chương 169: Lý Nghiêm

Tam Quốc Việt Tộc Tham Chiến

Chương 169: Lý Nghiêm

Nghe được lời mếu máo của Hải phò mã xong thì Lục Tốn cũng vứt luôn thằng này lại đấy mà chạy vội đi tụ tập binh lính rồi chạy qua bến tàu. Nhưng Vũ Xương Lại có hai bến tàu là Đông Vũ Xương và Tây Vũ Xương đại diện cho hai chi thủy quân khác nhau tập trung nơi này. Nhóm quân tại Tây Vũ Xương là dùng để trấn thủ phía Tây, lúc nào cũng có thể ngược dòng Trường Giang đi tiếp ứng cho Kinh Châu nếu quân Thục Hán gây hấn. Còn ngược lại thì nhánh quân tại Đông Vũ Xương lại dành cho việc cấp cứu Kiến Nghiệp, Quảng Lang ở phía Đông nếu quân tào Ngụy tấn công. Mà con đường phía đông lại có một nhánh của sông Trường Giang tách ra chảy về phía Nam đoạn ngã ba Bành Trạch hồ Khẩu… mà nhánh sông này lại xuôi về Lư Lăng chính là nơi tập trung bộ lạc Phượng Hoàng của Tôn Thượng Hương.

Theo suy nghĩ chủ quan khi gặp nguy hiểm thì tất nhiên Tôn Thượng Hương phải chạy về đất phong của mình, về nơi có lực lượng của mình để tiến hành lẩn trốn. Thế nên không nghĩ một giây nào mà Lục Tốn vội vã chạy về phía Đông. Thế nhưng suy nghĩ của vị danh tướng này đã sai lầm hoàn toàn. Vì Tôn Thượng Hương không thể dùng lẽ thường để suy nghĩ. Ả vậy mà cắm đầu chạy về hướng Tây nhằm đột phá Kiếm Các chạy về Bạch Đế thành đầu hàng Thục Hán. Nói là đầu hàng thì cũng không phải vì trên danh nghĩa ả là phu nhân của Lưu Bị, cho dù gã này chết rồi thì cái tiếng Tôn Phu Nhân vẫn không thay đổi, Cho dù Tôn Thượng Hương có cả vườn hậu cung toàn mĩ nam nhưng đó là chuyện không công bố bên ngoài. Người ngoài nhìn vào chỉ thấy ả không có tái giá bất kì ai cả nên cái danh Phu Nhân đất Thục vẫn không hề cải biến qua. Mà Tôn Thượng Hương không kém có liên hệ cùng Thục Quân, đây là đường lui khi có biến mà ả lựa chọn.

Khi gặp chuyện thì Tôn Thượng Hương không do dự mà liên hệ cùng thám tử của Thục Hán đang tiềm ẩn trong Vũ Xương, gã này nhận được lệnh và lời hứa của Thượng Hương thì nhanh chóng xuất phát chạy về Bạch Đế thành trước một ngày so với Thượng Hương. Vì Ả này còn phải thực hiện phi vụ tại phủ đệ phò mã của Hữu Hải. Tại sao Thượng Hương không chạy về Lư Lăng thì không ai biết trừ ả ra, có thể ả không chụi nổi cảnh "ăn bờ ngủ bụi" của bộ lạc vì Thượng Hương chưa bao giờ coi mình là người Bách Việt. Cũng có thể ả hiểu rằng Phượng Hoàng bộ và Bách Việt tộc không có khả năng che trở cho ả nên tìm con đường khác. Tóm lại là Thượng Hương chạy về phía tây.

Lục Tốn chạy đi đươc một canh giờ thì bỗng a lên một tiếng, từ trên ngựa phun ra một ngum máu mà gục xuống. Cũng may thân vệ bên cạnh nhanh tay đỡ được chứ nếu không thì phen này gã danh tướng từng đốt cháy cả vạn quân Thục Hán này sẽ đi đời nhà ma bởi.. té ngựa.

- Loạn chuyện.. loạn tính… nhanh, quay lại hướng Tây hướng về Kiếm Các, Tôn Thượng Hương chạy về Thục Hán…

Lục Tốn thì thào được một câu với thân vệ thì ầm ầm ngất đi, không hổ là một trí tướng bậc nhất thời Tam Quốc. Chỉ sau một lát bị loạn chuyển suy tính do tình thế lộn xộn đả kích Lục Tốn đã suy nghĩ thấu đáo ra phương hướng chạy của Thượng Hương. Quả thật không hổ là một danh tướng đương thời, chỉ riêng khoản tính toán không lọt này thì Tốn đại ca rất cường đại rồi. Nhưng có cường đại thì cũng bị chậm thêm hai canh giờ do chạy đi và chạy lại…

Cùng lúc Lục Tốn và quân sĩ chạy đi và chạy lại như vậy thì mộ sự kiện diễn ra tại Kiếm Các, sau vài năm im hơi vắng bong thì quân Thục Hán bỗng nhiên không tiếng động xuôi quân Tấn công mãnh liệt vào Kiếm Các, Tuy Lăng là hai căn cứ địa quân Đông Ngô. Lần này xuất binh vội vàng nên quân Thục chỉ tập trung được 1 vạn tinh binh cùng 60 chiến thuyền, thế nhưng sức tấn công của họ là vô cùng mãnh liệt và có chiều hướng hi sinh tính mạng không tiếc rẻ. Đây là mệnh lệnh của Lý Nghiêm đại tướng Trấn thủ Bạch Đế, Ba Động và Quỷ Quan của Thục Hán. Mệnh lệnh đơn giản là " có chết hết một vạn quân cũng phả đón được phu nhân về nước".

Nói đến Lý Nghiêm thì ông là tướng cũ của Lưu Chương. Ông quy hàng Lưu Bị sau khi Lưu Chương đầu hàng và Ích Châu bị chiếm. Ông dần dần thăng tiến và được Lưu Bị giao trọng trách phụ chính đại thần cho Lưu Thiện (cùng với Gia Cát Lượng). Gia Cát Lượng từng khen ngợi tài năng của Lý Nghiêm không kém gì Lục Tốn của Đông Ngô. Qua thời gian, mâu thuẫn giữa Lý Nghiêm và Gia Cát Lượng nảy sinh vì ham muốn quyền lực và danh vọng ngày một tăng lên của Lý Nghiêm. Gia Cát Lượng vô cùng thất vọng vì điều này.
Trong lịch sử Lý Nghiêm được giao trọng trách vận chuyển quân nhu trong chiến dịch bắc phạt của Gia Cát Lượng 231, và gián tiếp gây nên thất bại của quân Thục Hán khi Gia Cát Lượng đang thắng thế trước Tư mã Ý. Không những không hoàn thành nhiệm vụ, ông còn cố bịa chuyện để chê giấu sự việc nhưng bị bại lộ. Ông bị cắt chức và lưu đày, rồi mất vào đầu năm 234. Nhưng cũng có nhiều người cho rằng năm đó (231) vào tháng 6 có những trận mưa lớn kinh khủng nên dù Lý Nghiêm có kinh tài tuyệt diễm bao nhiêu thì cũng bó tay thúc thủ mà thôi. Việc Gia Cát Lượng trách tôi Lý Nghiêm là lấy công trả thù tư mà thôi. Có người nói Gia Cát Lượng có thể xem trước thiên tượng nên cố ý điều Lý Nghiêm đang trấn thủ phía Đông Thục Hán về giữ "trọng trách" vận lương. Thật ra là đang đào một cái hố to để Lý Nghiêm nhảy vào mà thôi.

Nhưng lịch sử thế nào thì không biết thế nhưng lúc này là vào những ngày đầu tiên của năm 231 nên Lý Nghiêm vẫn chưa bị điều về Ích Châu. Khi nghe thám tử nói về kế hoạch của Thượng Hương thì Lý Nghiêm ngay lập tức không chần chờ mà lĩnh luôn một vạn quân tinh nhuệ nhất tấn công Kiếm Các mặc dù Thục- Ngô đang có hòa ước để tạo điều kiện cho việc Bắc phạt của Gia Cát Lượng.

Việc Ngô Quốc có "tiên nhân" thượng giới chả thể nào giấu giếm được thám tử Ngụy- Thục, thế nên mới có chuyện Vương Chí Thành chạy được qua Ngụy quốc. Vậy thì Thục cũng không kém là bao, họ biết được Ngô quốc với sự giúp đỡ của thượng giới người mà có cá vũ khí nguy hiểm, tiếp theo Ngụy quốc cũng thành công lôi kéo được một người. Chỉ có Thục quốc là đang trắng tay tron cuộc đua này, thế nhưng Thượng Hương đưa lại một tin tức chắc chắn đó là ả sẽ lấy được tất cả bí mật của then thượng giới người này… yêu cầu Lý Nghiêm hỗ trợ để ả Thoát qua Kiếm Các về đất Thục. Việc Tôn Thượng Hương không bắt mang đi Hữu Hải thì cáo già như Lý Nghiêm dùng đầu gối cũng có thể nghĩ ra…. Ả Tôn Thượng Hương mà đón tên tiên nhân người này về thì địa vị của họ Tôn sẽ rớt ngàn trượng. Nhưng nếu Tôn Thượng Hương cướp được kiến thức của tên tiên nhân này mang về đất Thục thì địa vị của Tôn Thượng Hương sẽ là phượng hoàng dục hỏa trùng sinh mà vỗ cánh bay cao chín tầng trời. Thục Hán thèm khát vũ khí tiên nhân bao nhiêu thì công lao đón được Tôn Thượng Hương về lớn bấy nhiêu. Chính vì lý do này Lý Nghiêm chả ngại khai chiến cùng Đông Ngô, chả ngại chết một vạn quân. Cũng không cần chờ triều đình Ích Châu ban sắc lệnh, hắn tự minh xé luôn liệp nghị hòa bình giữa hai quốc gia mà tiến hành chiến tranh.

Cùng với Mã Tốc và Ngụy Diên, Lý Nghiêm là một trong những sai lầm nghiêm trọng của Gia Cát Lượng trong việc nhìn người và dùng người. Nhưng qua sự kiện này có thể thấy Lý Nghiêm không phải bùn nhão không thể xây tường, hắn có quyết đoán, có tự tin… và hành động cực kid chuẩn thời cơ. Có thể xuất phát từ tham công và ham muốn quyền lực, nhưng phải nói có ai trên đười không muốn quyền lực. Tại sao Gia Cát Lượng cứ ôm hết binh quyền trong tay, kẻ nào muốn phấn đấu chia sẻ một ít quyền lực trong đó mà không hợp ý ông thì Gia Cát Lượng cho là "ham muốn quyền lực" rồi tìm cách lọai bỏ. Mặc dù cứ cho là Gia Cát Lượng giỏi đi, nhưng ông ôm hết như vậy đến lúc ông chết mẹ nó đi thì lấy ai biết việc mà làm. Kiểu độc tài vơ hết vào minh này rất giống cách làm của một số quốc gia hiện đại, ai không vừa ý họ thì họ tìm đủ tội mà gán ghép quả thật là không chịu nổi. Nói về Lý Nghiêm thì hắn dám tự mình đơn phương xé rách hòa ước Ngô- Thục thì quả là dũng khí không phải thường nhân có thể có.