Chương 171: Cảng Hợp Phố
Nói đến trận chiến này thì phải kể đến việc 1 tuần trước đây khi đoàn buôn phương Tây của Abdukrahman cập bến cảng Hợp Phố. Thật ra tình hình Hợp Phố cực kì căng thẳng trong thời gian vừa qua, khi Lục Y nhận được tin báo của Tô Nương Nương về cần Vương sự tình thì không nói hai lời mà để lại 4 ngàn quân trong đó có 3 ngàn là Bách Việt một ngàn là quân Hán để phòng giữ Hợp Phố. Còn bản thân Lục Y dẫn theo 7 ngàn quân Đông Ngô cộng thêm 3 ngàn quân bản địa tức tốc chạy về Nam Hải sau đó theo thuyền nhỏ chưng dụng của dân chúng mà ngược dòng chạy đến Quế Dương… Thế nhưng Hợp Phố đang là vùng chiến sự với quân Đại Việt nên việc điều đi 7 phần binh mã như vậy cực kì nguy hiểm, rất có thể quân Đại Việt sẽ biết được mà cường công chiếm Hợp Phố. Mặc dù cứu giá hoàng đế sẽ có công, nhưng để mất Hợp Phố cũng là tội, mà trong cái triều đình nhiều phe cánh như Đông Ngô thì có công không sao có tội sẽ bị lôi ra bới móc đến chết mới thôi. Ý thức được điều này Lục Y cực kỳ cẩn thận trong việc thực hiện rút lui kế hoạch.
Trước khi rút lui Lục Y tiến hành một lần động động binh quy mô lớn với 3 ngàn quân tấn công mạnh vào phòng tuyến KaLong của Đại Việt. Hắn muốn tạo ra giả tượng là quân Đông Ngô muốn tổng tiến công vào KaLong. Sau đó một vạn quân do chính Lục Y thống lĩnh đã nhân đêm tối, nhựa buộc mõm bao vó, người ngậm miệng hành quân bí mật mà thoát lên phía bắc. Thám tử Đại Việt thực sự là lực lượng non trẻ và cực kì thiếu thốn chính vì vậy họ chỉ quan tâm được hướng đi của 3000 quân tấn công Kalong cứ điểm mà thôi. Sau khi rút đi thì thành Hợp Phố thành đã thành nơi nội bất xuất ngoại bất nhập nhằm phong tỏa tin tức 1 vạn quân Đông Ngô đã rút khỏi. Nhưng việc phong tỏa này chỉ có tác dụng với các thám tử Đại Việt vốn chỉ luẩn quẩn ở vòng ngoài chứ không thể dấu được thổ địa hào gia cùng các thương nhân người Hán có mặt nơi Hợp Phố này. Nếu nói đến kẻ nào thong thuộc tình hình nhất có lẽ phải nhắc đến là thương nhân, vì họ luôn phải dỏng tai lên mà nghe tứ phương, dương mắt lên mà nhìn tám hướng, chỉ cần cây lay gió động là họ phải biết đầu tiên để tìm ra đối sách nhằm bảo toàn lợi ích của bản thân.
Lục Y rút quân đi để cho thương nhân người Hán tại vùng Hợp Phố khá bàng hoàng, thông tin Tôn Quyền bị tấn công và Lục Y điều quân cần vương là tuyệt mật do đó bề ngoài của cuộc hành quân này lại trở thành cuộc rút lui của quân Đông Ngô. Trong lòng các thương nhân người Hán sợ hãi không thôi vì đây là biểu hiện buôn bỏ Hợp Phố của Đông Ngô quân rồi, số phận họ sẽ ra sao nếu rơi vào tay chính quyền "Man Di" của người Bách Việt. Thế nên không ai bảo ai các hào gia thương nhân người Hán tại Hợp Phố lục tục di rời tài sản chuẩn bị chạy lên Uất Lâm, mà xa hơn là Nam Hải, theo họ nghĩ thì đến Hợp Phố quan trọng như vậy mà Đông Ngô cũng buôn bỏ thì Uất Lâm cũng chả khá là bao. Nhưng chính trong lúc các thương nhân người Hán lục đục chạy nạn thì đoàn thương thuyền của Abdukrahman đã tới cảng Hợp Phố.
Phải nói Hợp Phố lúc này không có nhiều huyện, xã như Quảng Tây Tỉnh của Trung quốc ngày nay… Nơi đây thực sự là vùng đất thuộc Giao Châu (Giao Châu cũ) trước khi bị Đông Ngô chia tách thành Giao Châu (Giao Châu mới) và Quảng Châu. Hợp phố, Uất Lâm, Xương Ngô và Nam Hải là ba thành trì lớn tạo nên Quảng Châu lúc này. Trong đó lãnh địa Hợp Phố thuộc hàng bé nhất trong 3 quận, trực thuộc Quận Thành Hợp Phố chỉ có một huyện thành Bắc Hải mà thôi. Nhưng Hợp Phố lại là nơi có thương cảng thuộc dạng phát triển nhất khu vực vì đây là nơi chung chuyển cũng như giao thương hàng hóa với các đoàn buôn phương tây cũng như các quốc gia bé nhỏ thuộc Đông Nam Á, hay nói cho chuẩn xác thì đây là điểm tập trung của những chuyến hàng triều cống của các nước phụ thuộc nhà Hán tại phương Nam.
Đáng lẽ ra vào lúc chiến loạn như vậy thì đoàn thuyền buôn của Abdukrahman không thể nào tiếp cận Hợp Phố cho được thế nhưng mọi chuyện đều có ngoại lệ của nó. Thương nhân là những kẻ hám lợi quên hết mọi nguy hiểm. Một khi lợi nhuận đã lớn thì ngay cả mạng họ cũng không cần chứ đừng nói đến mạo hiểm. Chính vì thế mặc dù ngày đầu tiên đoàn thuyền buôn Abdukrahman bị xua đuổi không cho vào cảng Hợp Phố thế nhưng mọi chuyện thay đổi 180 độ vào ngày thứ 2.
Số là đêm hôm đó Abdukrahman cử ngay một thuyền nhỏ sứ giả đi vào cảng Hợp Phố, nói là cầu kiến trưởng quan Hợp Phố cảng nhưng thực chất là hắn mang đến mười lượng vàng đút lót tướng quân cai quản nơi đây. Sau đó vị sứ giả này gặp mặt các thương nhân người Hán mà bàn bạc vài chuyện. Lấy lý do lần này không may gặp chiến hỏa có lẽ đi về công không nên đoàn buôn Abdukrahman chấp nhận bán hàng hóa giá gốc, chỉ mong thu lại tiền vốn mà thôi. Thương nhân Hán tộc hám lợi nên quyết định làm một vố lớn trước khi rời lên phía Bắc. Với sức nặng từ tiền đút lót, sức ép từ các Hào môn Hán tộc bản địa, cộng thêm những hứa hẹn của các thương Nhân người Hán thì vị sĩ quan chủ quản Hợp Phố chấp nhận đoàn thuyền buôn của Abdukrahman đi vào cảng Hợp Phố. Thật ra tên trưởng quan cũng chả có gì lo ngại cả. Đoàn buôn Abdukrahman là khách quen của Hợp Phố rồi, rất nhiều thượng nhân Hán tộc biết đoàn buôn này và đứng ra đảm bảo, thứ hai đó là giấy tờ đòng buôn này hoàn toàn hợp lệ. Cộng thêm một thư đảm bảo từ Hải Phò mã vì trên thuyền Abdukrahman chứa rất nhiều cỏ Anh Túc. Những lý do này cộng thêm tiền đút lót ngập mồm thì Tống Khả (cháu họ Tống Khiêm một danh tướng nhà Ngô) nhất trí cho 11 tuyền buôn của Abdukrahman cập bến. Tất nhiên hắn kiểm tra gắt gao để tránh gian tế lọt vào Hợp Phố cảng.
Việc kiểm tra thì Abdukrahman xì mũi khinh thường, vì 1200 thủy thủ và 800 nô lệ trèo thuyền tất cả đều là người Ả rập, Ai Cập, Ấn Độ với bề ngoài phân biệt rõ nét cùng người Á Đông thế nên việc kiểm tra nhanh chóng xác định không hề có người Bách Việt trà trộn trong này. Thế nhưng những tên quan binh hợp phố cảng không biết rằng cả 1200 người Tây Á và Trung Á này đều là gián điệp của Đại Việt.
- Abdukrahman kính mến…. chúng ta phải nhanh chóng làm xong giao dịch trong ngày hôm nay… chúng ta còn phải đi lên hướng bắc… giá cả ngươi nói tối hôm qua là xác thực…
-Đúng rồi ta cũng phải đi… Abdukrahman người phải giao dịch với ta trước…
- Không được … phải giao dịch với ta… vì chính ta mới là người bỏ ra nhiều sức nhất để đoàn buôn được cập bến…
Bên trong kho hàng Hợp Phố cảng biển là một cảnh nhao nhao của các thương nhân người Hán… họ mạo hiểm ở lại giao dịch nhưng muốn càng nhanh càng tốt nếu không biết đâu quân Bách Việt phía Nam ập đến thì đại nạn của họ lâm đầu.
- Khoan đã nào… khoan đã nào… Tại sao tất cả các vị lại phải lên hướng Bắc… Ở đây không tốt sao… Hàng hóa ta có đủ nhưng bốc dỡ tốn thời gian lắm, nhiều đồ tinh xảo dễ vỡ nên cần cẩn thận hết sức…
Abdukrahman đánh hơi được mùi vị không binh thường nơi đây. Quân sĩ Đông Ngô canh gác bến cảng Hợp Phố quả thật rất thưa thớt, đếm qua chỉ có 500 người là cùng. Thêm vào đó vẻ hốt hoảng cũng như vội vã muốn rời đi của những tên thương nhân người Hán khiến cho Abdukrahman cáo già như hiểu như không điều gì đó vì vậy hắn tiếp tục mà dò hỏi khai thác thêm tình báo…
- Abdukrahman chuyện này không nói loạn được… nhưng nể tình lâu năm làm ăn ta có thể cho ngươi biết… giao dịch nhanh sau đó ngươi cũng mai chóng rời khỏi đây …..
Một tên thương nhân mặt quắt vơi đôi mắt bé tí gian xảo cộng thêm chòm râu các chê hai bên mép âm trầm nói với Abdukrahman sau đó ra hiệu đánh mắt với hắn một cái….
- Ồ đáng kính Mã gia… ngươi đã nói vậy thì chúng ta tiến hành giao dịch nhanh thôi… nào nào… mặt hàng của ta có….
Nhưng lần này ngoài lụa Trung Quốc thì Abdukrahman yêu cầu hàng đổi hàng càng nhiều là lương thực… theo như Abdukrahman giải thích thì các quốc gia nhỏ phía Nam đánh nhau rất giữ, họ thiếu lương nên nguyện đổi vàng lấy lương thực, Abdukrahman muốn trê đường về qua nơi đây thì ghé qua kiếm thêm chút lợi. Mà đổi hàng lấy lương thì thương nhân người Hán vỗ hai tay hoan hô, thứ không đáng giá nhất với họ giờ đây là lương thực. Những thương nhân này chạy nạn lên phía Bắc thì lương thực dự trữ của họ là thứ khó vận chuyển nhất, vì chúng nặng nề và cồng kềnh. Vậy nên khi nghe tin Abdukrahman muốn lương thì ai cũng tranh nhau lấy lương ra đổi hàng, họ hoàn toàn không đặt vấn đề là đến cả vạn hộc lương như vậy thì 11 thuyền buôn của Abdukrahman làm sao vận chuyển được về phía Nam, còn thêm cả vải vóc lá trà nữa thì việc vận chuyển là bất khả thi. Nhưng mặc nhiên không ai quan tâm đến vấn đề này, họ chỉ cần biết tống đi được chỗ lương thực dự trữ đến cồng kềnh của mình đi là tốt rồi. Còn về phần binh sĩ cũng như quan tướng Hợp Phố cảng lại càng chẳng cần để ý. Mấy ngày nay họ ăn tiền ngập cả miệng rồi, đêm nào chả mò đi kĩ viện như đại gia mà vui chơi ngất trời, thời gian đâu mà để ý đến lương thực chất cao như núi trong bến cảng. Đối với quân nhân thì việc làm ăn thối tha của lũ thương nhân họ không thèm quản, không ảnh hưởng trị an thì muốn mua gì bán gì. Miễn không phải hàng cấm là được rồi.