Chương 48: Mãnh Hổ bang.(1)
Bây giờ chỉ còn đợi mỗi Nguyễn Bành nữa xem sao, nếu như nhau thì quá tốt.
Hắn nhìn lên trời, thấy cũng gần hai giờ chiều nên lập quy lại chỗ cũ chờ Nguyễn Bành.
Đứng đợi một lúc thì thấy thanh niên cũng trở về.
Theo lời Nguyễn Bành nói thì hai tiệm ở chợ và phía đông cũng không khác phía bắc là bao.
Hắn nghe vậy thì rất vui mừng, vậy là coi như suôn sẻ được một phần.
Tiếp theo chỉ việc đi tìm xưởng in rồi thuê người ta in sách.
Hai người lại lập tức tìm người hỏi đường đến xưởng in.
Thời bây giờ người ta còn chưa có giao thông công cộng, nên muốn đi đâu chỉ có thể chạy bằng chân, ông nào giàu thì có thú cưỡi hoặc kiệu, võng không thì thôi.
Quang Anh không sao chứ Nguyễn Bành chỉ là thư sinh suốt ngày chỉ cắm mặt vào sách vở. đến vác cái cặp đi học cũng còng cả lưng thì đúng là có hơi không nổi.
Chạy đi chạy lại từ bấy đến giờ làm thanh niên này mỏi hết cả chân, mồ hôi nhễ nhại, thỉnh thoảng lại phải đứng nghỉ một tí.
Hắn cũng không giám đi nhanh của sợ Nguyễn Bành không theo kịp nên thả chậm bước chân lại.
Hai người lại đi vòng qua chợ, đi thêm một lúc nữa mới đến được xưởng in.
Xưởng này nằm ở trong ngõ, hai người vừa đẩy của vào thì thấy có một người đàn ông đi ra đón.
_ Không biết hai người đến đây tìm ai? có việc gì?
Từ lúc lên huyện tới giờ Nguyễn Bành vẫn rất ít nói, mọi chuyện đều do Quang Anh lên tiếng, lần này cũng vậy, hắn nói.
_Đến xưởng in thì tất nhiên là để in rồi, các ông hôm nay có làm việc không?
_ Có chứ, có chứ! Mời hai vị vào trong nói chuyện.
Người này thấy là đến làm ăn thì niềm nở mời hắn với Nguyễn Bành vào trong nhà.
Đây là xưởng in nhỏ, người làm cũng chỉ là người trong gia đình.
Bên trong trừ người đàn ông này ra thì còn hai người trẻ tuổi chỉ đóng mỗi cái khố đang bận rộn làm việc.
Thời này đa số dân lao động như làm ruộng, đắp đê, bốc vác nặng nhọc đều đóng khố như vậy cả, vì nước ta là nước nhiệt đới rất nắng nóng nên mặc vậy cho mát.
Nhưng do bây giờ trời tháng 4, trời vẫn còn dễ chịu nên người ta ra đường vẫn mặc áo ngắn tay, còn làm trong nhà nóng hơn thì mặc khố.
Mà thực ra chỉ cần đợi hơn 2 tháng nữa trời nóng gắt lên rồi đi ra đường thì kiểu gì cũng thấy toàn các ông đóng khố cởi trần đi đầy ra đấy.
Người đàn ông mời hai người ngồi vào bàn rồi rót hai chén nước vối mời khách.
_ Không biết hai cậu đây muốn in sách gì, in bao nhiêu?
Quang Anh lấy trong người ra một tập giấy đưa cho người đàn ông.
_ Bọn tôi muốn in thêm một trăm bản, đóng lại thành tập sách, các ông xem giá cả thế nào.
Người đàn ông đưa tay cầm lấy mấy tờ bản thảo lật ra xem, bản thân ông này cũng làm nghề in lâu năm nên biết cả chữ Hán lẫn Nôm. Vừa lật đọc được vài tờ đã bị cách mấy câu thơ cuốn hút.
Quang Anh thấy vậy thì họ nhẹ một tiếng nhắc nhở.
Người đàn ông lúc này biết mình thất thố nên ngại ngùng.
_ Để hai vị cười rồi, quả thật tôi từ trước đến giờ chưa đọc được bài thơ nào hay mà lại dễ hiểu như vậy, người viết ra được tác phẩm thế này đúng là đại tài!!
Quang Anh cũng không nói gì thêm mà chỉ hỏi.
_ Vậy không biết các ông tính lấy giá cả ra sao?
Người đàn ông đếm kỹ thấy có 23 tờ, 46 trang rồi nói.
_ Của cậu là 23 tờ, thêm cả bìa là 25.Các cậu muốn in thành sách 100 cuốn thì tôi tính giá là 3 xâu rưỡi, tức 210 đồng.
Quang Anh lập tức lắc đầu.
_ Không được, tôi chỉ trả một xâu thôi!!
Người đàn ông nghe thế thì giãy nảy.
_ Một xâu làm sao đủ được, cậu có biết riêng tiền giấy không cũng hơn 80 đồng rồi đấy.
Đừng nhìn người thời này không được đi học nhiều mà tưởng họ không biết đếm, cái này kể cả người không đi học cũng đếm được tốt, chẳng hạn như người đàn ông này còn có cả tài tinh nhẩm nữa, đố nhầm được một đồng nào.Mỗi đồng 1 tờ giấy to, cắt ra làm giấy viết sách thì được gần 4 tờ, 250 tờ đúng 84 đồng không sai được.
Người này nói thêm.
_ 200 đồng thì làm, không thì thôi.
Quang Anh vẫn lắc đầu.
_Cao quá, 90 đồng thôi!!
_ 90 thấp quá, 195 đồng!!
_...
Bây giờ mua bán mà không biết mặc cả thì kiểu gì cũng bị bóp cho còn cái nịt, vì vậy hắn biết nhưng vẫn cố tình đè thấp giá để cò kè.
Cuối cùng sau một lúc tranh cãi thì hai người đồng ý với giá 170 đồng, sau khi chọn xong cỡ chữ cùng loại giấy. Quang Anh lại đưa cho ông ta thêm 30 đồng yêu cầu vẽ hình ảnh một thanh niên khôi ngô cầm gậy đánh tan bọn cướp hung tợn lên bìa mỗi quyển sách.
Hắn để ý là sách thời này rất ít in hình vẽ lên bìa, chỉ có tên sách cùng tên tác giả, ít lắm mới thấy có sách có hoa văn, nhưng cũng toàn là sách kinh phật.
Người đàn ông nhìn hình vẽ cũng không khó, chỉ có mấy nét minh họa thì cũng nhận lời, hẹn hắn hôm sau đến lấy sách.
Vừa đi ra khỏi xưởng in thì Nguyễn Bành mới lên tiếng.
_ Giờ đi đâu đây, về luôn à?
Quang Anh nhìn trời, từ lúc đến đây thì hắn đã học được cách nhìn bóng cây đoán thời gia khá chuẩn.
_Mới gần 3 giờ thôi, anh Cấn còn chưa đến đâu, sáng giờ chưa ăn gì con đói quá, hay đi ăn bát bún đi.
Thấy Nguyễn bành hơi chần chờ thì hắn nói.
_ Con bao, đầy tiền đây này.
Nói xong thì dẫn Nguyễn Bành đi đấn một quán bún gần đấy.
Tiệm này cũng coi như sách sẽ, vì hơi đông nên hai người ngồi cùng bàn với một người đàn ông nữa.
Quang Anh giơ tay lên.
_ Chủ quán, cho hai bát phở gà, nhiều thịt,nhiêu phở tiền vẫn thế.
_ Có ngay!!!
Chỉ một lát đã có người bưng ra hai tô phở gà.
_ Em xin!!
Thấy đồ ăn lên thì cả hai người đói meo bụng cũng không nhịn nổi nữa mà cầm đũa thìa lên ăn.
Quang Anh lấy thìa múc một miếng nước dùng lên nếm thử, tuy không có nhiều gia vị bột ngọt với mì chính như sau này nhưng nước lèo vẫn thơm ngon cực.
Mì chính cùng bột ngọt được thay bằng muối cùng nước xương hầm qua đêm vừa ngọt lại đậm đà, ăn vào không thấy khé, trong nước lại thả thêm ngũ vị hương như hoa tiêu, húng quế, đinh hương, hồi hương, thì là mùi hương làm nước hầm thêm nồng nàn đậm vị, mùi thơm bay thẳng vào mũi.
Uống vào một thìa mà như cảm giác được tinh hoa của vị xương với thịt gà hầm trong nước, ngon không tả xiết.
Đang lúc hai người đang thưởng thức bát phở gà thì ngoài có mấy gã bước vào.
Mấy người này ăn mặc ao phanh ngực, người cởi trần,nhưng có điểm chung là đều mang theo một thanh đao bên mình, trên bắp tay đều xăm lấy một cái đầu hổ, tất cả có ba người.
Người trong quán ăn thấy ba kẻ này đi vào thì bỗng im thin thít cúi mặt xuống bàn ăn, không giám nói thêm cầu nào.
Giống như ba người này là ông thần hay gì đó ghê gớm lắm chứ không phải người.
Quang anh đoán có lẽ là dọ thấy bọn này cầm đao bên người, triều Hậu Lê cũng không có nghiêm cấm người không được mang vũ khí theo bên mình, chỉ trừ kinh thành hoặc một số nơi có lệnh cấm riêng ra thì vẫn thỉnh thoảng thấy có người cầm đao hoặc kiếm đi ra ngoài.
Nhưng với giá sắt đắt cắt cổ thời này thì chả có ai rảnh với thừa tiền mà bỏ tiền ra rèn một thanh đao nặng mấy cân rồi suốt ngày mang bên người cả.
Vậy nên thời này những người đem binh khí đều là đều là người học võ, binh lính, hộ vệ,... thậm chí là cướp cũng có.
Dù sao thì cũng toàn những người không dễ trêu nên mọi người sợ cũng phải.
-----------------------------
Cảm ơn các bro RABATo, BwJIR17952,Anh Bị Schizophrenia,Phát NC và mọi người đã tặng quà, hoa và đánh giá ủng hộ truyện.