Chương 31: Hệ Thống Mới (2)

Đại Việt Giang Sơn

Chương 31: Hệ Thống Mới (2)

Đã kiểm tra về thông tin Hoàng Thiều Hoa thì Nghiêm Quang không thể không kiểm tra thông tin về những người khác.


Lần này Nghiêm Quang ánh mắt hướng về Phạm Bạch Hổ cùng Nghiêm Kế.

Nhắc đến hai người này làm Nghiêm Quang nghĩ đến Nghiêm Bạch Hổ.

Nghiêm Bạch Hổ cũng chẳng phải nhân vật to tát gì, thậm chí hắn cùng lắm chỉ coi là người qua đường thời Tam Quốc mà thôi, nhưng mà Nghiêm Quang vẫn nhớ tên người này.


Không vì gì cả, chỉ vì tên của hắn mang theo hai chữ Bạch Hổ, Nghiêm Quang cảm thấy tương đương bất phàm nên hắn sẽ nhớ.


Khi trọng sinh đến thế giới này, mang theo họ Nghiêm khiến Nghiêm Quang thật sự liên tưởng đến Nghiêm Bạch Hổ, hắn thậm chí tự hỏi kẻ này liệu có liên quan gì đến Nghiêm gia không?.


Lần này thì tốt rồi, vừa triệu hồi một danh tướng họ Nghiêm, lại vừa triệu hồi một danh tướng tên Bạch Hổ.

Đáng tiếc cả hai người này, Nghiêm Quang thật sự không biết.


"Hệ thống, kiểm tra cho ta thông tin về Phạm Bạch Hổ cùng Nghiêm Kế".


"Đinh, hệ thống đang kiểm tra thông tin danh tướng, xin kí chủ đợi trong giây lát".


.........

Phạm Bạch Hổ (910 - 972) tên xưng Phạm Phòng Át


Phạm Bạch Hổ là võ tướng hiếm hoi trong lịch sử Việt Nam trải qua ba triều đại khác nhau.


Truyền ngôn nói mẹ ông nằm mộng thấy Sơn Tinh và Hổ trắng mà có mang nên đặt tên ông là Bạch Hổ. Lớn lên Bạch Hổ có thân hình vạm vỡ, mạnh mẽ như hổ, thông minh hơn người, văn võ song toàn.


Ban đầu, Phạm Bạch Hổ làm hào trưởng đất Đằng Châu theo giúp Dương Đình Nghệ đánh bại nhà Nam Hán.


Ông là người giúp Dương Đình Nghệ đánh bại Lý Tiến, thứ sử Giao Châu thủa bấy giờ sau đó lại tiếp tục đánh bại Trần Bảo do Lưu Nghiễm cử sang cứu viện, khi Dương Đình Nghệ tự xưng Tiết Độ Sứ liền phong ông làm nha tướng.


Sau khi Dương Đình Nghệ bị Kiều Công Tiễn sát hại, Kiều Công Tiễn đoạt chức Tiết Độ Sứ sau đó lại cầu cứu nhà Nam Hán mang quân sang tiếp viện, lúc này Phạm Bạch Hổ liền đi theo Ngô Quyền, trợ giúp Ngô Quyền đánh bại quân Nam Hán trên sông Bạch Đằng.

Ngô Quyền sau đó lên ngôi lập ra nhà Ngô, phong Phạm Bạch Hổ làm chức Phòng Át tướng công, trấn giữ toàn cõi Hải Đông (khu vực Hưng Yên, Hải Dương, Hải Phòng, Quảng Ninh ngày nay)


Khi Ngô Quyền mất (944), Dương Tam Kha cướp ngôi vua của Ngô Xương Ngập.

Vùng núi Hun Sơn của Phạm Bạch Hổ liền là nơi ông che chở cho Ngô Xương Ngập 2 lần trốn thoát khỏi truy lùng của họ Dương. Sau khi Đỗ Cảnh Thạc và Dương Cát Lợi giúp Ngô Xương Văn lật đổ Dương Tam Kha, Phạm Bạch Hổ tham gia giúp Hậu Ngô Vương


Năm 965, Hậu Ngô Vương mất, các hào kiệt trong nước nổi lên cát cứ từng vùng. Phạm Bạch Hổ chiếm giữ Đằng Châu và là một trong mười hai sứ quân thời đó.


Cũng tại vùng núi Hun Sơn là nơi diễn ra nhiều trận đánh giữa Phạm Bạch Hổ cùng đại danh tướng Nguyễn Bặc dưới quyền Đinh Bộ Lĩnh – Đinh Tiên Hoàng.


Phạm Bạch Hổ cũng từng giao chiến rất nhiều trận với Đinh Tiên Hoàng cùng các danh tướng của ông, hai bên đều giằng co ở thế bất phân thắng bại sau đó tại vùng núi Hun Sơn, Phạm Bạch Hổ trúng kế hỏa công của Nguyễn Bặc, lấy thất bại chấm dứt chiến cuộc.


Sau trận chiến này, Phạm Bạch Hổ liền trở thành hổ tướng dưới quyền Đinh Bộ Lĩnh, theo Đinh Bộ Lĩnh dẹp loạn 12 sứ quân, một lần nữa thống nhất lãnh thổ quốc gia.


Năm 968, Đinh Bộ Lĩnh dẹp xong loạn 12 sứ quân, lập ra nhà nước Đại Cồ Việt, lên ngôi ở kinh đô Hoa Lư, tức là Vua Đinh Tiên Hoàng. Phạm Bạch Hổ trở thành tướng nhà Đinh, được vua Ðinh phong chức Thân vệ Đại tướng quân.
Ngày 16 tháng 11 năm Nhâm Thân (tức 24 tháng 12 năm 972), Phạm Bạch Hổ mất tại quê nhà, thọ 62 tuổi. Đinh Tiên Hoàng đã sắc cho nhân dân lập đền thờ, các triều đại đều phong tặng ông là: "Khai thiên hộ quốc tối linh thần". Tuy nhiên một số nguồn tin khác cho biết ông còn sống đến tận khi Lê Hoàn lên ngôi hoàng đế thay nhà Đinh, tức năm 983, thọ 73 tuổi.


........

Phạm Bạch Hổ, người này thực sự đáng để Nghiêm Quang kính trọng.


Hắn chưa từng nghe tên ông nhưng đây là hắn cô văn quả lậu chứ tuyệt không phải ông kém cỏi.


Nguyên lão ba triều như Nguyễn Chế Nghĩa trong lịch sử đã khó nhưng so với nguyên lão ba triều đại khác nhau như Phạm Bạch Hổ thì lại có chút không bằng.


Phạm Bạch Hổ đầu tiên là cánh tay phải của Dương Đình Nghệ trong trận chiến tranh Nam Hán lần thứ nhất thậm chí có thể xưng tụng là đệ nhất hãn tướng của Dương Đình Nghệ.


Sau này khi Kiều Công Tiễn sát hại Dương Đình Nghệ, để tỏ lòng trung với quân, Phạm Bạch Hổ lại cùng Ngô Quyền giết chết Kiều Công Tiễn, lại theo Ngô Quyền lần thứ hai đánh bại quân Nam Hán tạo nên chiến công sông Bạch Đằng đánh dấu trang sử hào hùng bậc nhất trong lịch sử Đại Việt.


Bạch Đằng là con sông hùng vĩ, là con sông trong niềm tự hào bao thế hệ người Việt Nam, con sông này đã tự mình chứng kiến bao công tích vĩ đại nhưng có lẽ trận chống quân Nam Hán lần thứ hai kia mãi mãi là công tích vĩ đại nhất.


Không phải trận chiến này khó khăn bao nhiêu, cũng không phải trận chiến này quân đội hai bên đông đảo thế nào, đây là trận chiến khép lại 1000 năm bắc thuộc, đây là trận chiến thành danh của Tiền Ngô Vương, là trận chiến để nói lên người Việt cũng có đủ phách lực mà xưng vương xưng đế.


Phạm Bạch Hổ sau đó tiếp tục đi theo Ngô Quyền, ngay cả khi Ngô Quyền mất ông vẫn nhất mực bảo vệ nhà Ngô, nhất mực bảo vệ huyết mạch nhà Ngô sau đó còn tiếp tục phò tá con cháu Ngô Quyền đoạt lại quyền lực xây dựng nhà Hậu Ngô.


Đến khi nhà Hậu Ngô suy tàn, hào kiệt nổi lên khắp nơi, loạn 12 sứ quân xảy ra cũng là lúc đánh dấu cho sự tỏa sáng của Đinh Tiên Hoàng trong vũ đài lịch sử nhưng mà ngay cả Đinh Tiên Hoàng một trong những nhân vật được đánh giá có tài dùng binh mạnh nhất trong sử Việt cũng gặp rất nhiều khó khăn khi đối đầu cùng Phạm Bạch Hổ.


Phạm Bạch Hổ khi đó cũng không sai, ông đâu có lý do đầu hàng họ Đinh?, Đinh Tiên Hoàng khi đó vẫn là người của sứ quân Trần Lãm, Trần Lãm cũng chỉ là sứ quân như Phạm Bạch Hổ, ngay cả công tích cũng không sánh bằng Phạm Bạch Hổ, Phạm Bạch Hổ đầu hàng Đinh Tiên Hoàng mới là việc lạ.


Sau này bị Nguyễn Bặc đánh bại, Phạm Bạch Hổ cũng thức thời đầu hàng, so với sự chống cự ngoan cố của Kiều Công Hãn hay Đỗ Cảnh Thạc thì còn tốt hơn nhiều lắm, thậm chí trong cuộc thống nhất 12 sứ quân, Phạm Bạch Hổ cũng là một trong những đại tướng mạnh nhất dưới quyền Đinh Bộ Lĩnh – Đinh Tiên Hoàng.


Bất kể khó khăn sóng gió ra sao, triều đại biến đổi thế nào, là thù trong hay là giặc ngoài, đều không che đi được ánh sáng của ông, không che được ánh sáng của Bạch Hổ.


Trong vòng trăm năm, từ năm 900 đến năm 1000, liệu có danh tướng Việt nào dám vỗ ngực nói vượt qua Phạm Bạch Hổ?.


Lúc này Nghiêm Quang chỉ có duy nhất một thắc mắc, Bạch Hổ Đại Vương trong bảng chỉ số của Phạm Bạch Hổ nghĩa là gì?.


Cái này Nghiêm Quang không biết cũng là dễ hiểu, Bạch Hổ Đại Vương, danh tự này rất không đơn giản.


Ở Bách Việt không có quốc gia thì làm sao có vương?, đây chắc chắn là một danh hiệu không được phép hoặc không được công nhận tại Bách Việt.


Về phần Trung Nguyên thì lại càng không cần nói, cái thời đại này ngoại trừ bậc tôn lão Lưu gia, bậc hoàng thân quốc thích ra thì ai dám dùng một chữ ‘vương’, đây chính là tội khi quân.


Từ hai cái việc trên đại khái cũng có thể hiểu, Bạch Hổ Đại Vương giống như một dạng sơn trại đại vương vậy, thuộc về phiến quân hoặc tặc quân, ý nói chiếm núi xưng vương.


Ví dụ lớn nhất để nói về vấn đề chiếm núi xưng vương liền liên hệ với Lương Sơn Bạc.


Phạm Bạch Hổ như vậy thế Nghiêm Kế thì sao?.


Nghiêm Kế có thể coi là tộc lão Lạc Việt Tộc tức là thế hệ trước của Nghiêm Quang hay thậm chí là thế hệ trước của cả Nghiêm Minh, xa hơn nữa còn có thể là thế hệ trước của Nghiêm Huân tộc trưởng.


Bảng chỉ số của Nghiêm Kế rất đẹp, ngay cả việc hiện nay tất cả chỉ số của ông đều đại giảm thì không thể không nói, Nghiêm kế trong lịch sử chắc chắn cũng là một nhân vật, quan trọng nhất trung thành của ông với Nghiêm Quang cao đến dọa người.


Trung thành 109.


Điểm Trung Thành này thật ra nên hiểu theo hai nghĩa, tuy hệ thống không nói nhưng sau khi triệu hồi qua vài vị danh tướng, Nghiêm Quang cũng có thể tự ngộ ra.


Nghĩa thứ nhất tất nhiên là trung thành, nghĩa thứ hai liền là hảo cảm.


Với những danh tướng đã đầu nhập vào Nghiêm Quang thì có thể dùng nghĩa thứ nhất, với những danh tướng mà Nghiêm Quang chưa từng gặp mặt, liền sẽ sử dụng nghĩa thứ hai.


Trừ khi có thâm cừu đại hận, có thù giết cha giết mẹ nếu không điểm hảo cảm tuyệt sẽ không thấp hơn 30 bởi con số 30 là một cột mốc.


Hảo cảm 30 liền sẽ coi là người qua đường.

Hảo cảm dưới 30 thì nhất định trở thành sinh tử đại thù.


Tiếp tục nói về Nghiêm Kế, hảo cảm của lão nhân này với Nghiêm Quang lên đến 109?. không kém tử trung là bao nhiêu thậm chí còn cao hơn cả ca ca Nguyễn Hiền?.


Tất nhiên cái điểm hảo cảm này chỉ làm Nghiêm Quang bất ngờ chứ không phải là không thể tin, dù sao hai người đều họ Nghiêm.


.......


Nghiêm Kế sinh năm 1214, năm mất không rõ, tên thụy là Thuần Công, người xã Lan Độ, huyện Đông Ngàn, phủ Từ Sơn, Kinh Bắc, nay là làng Quan Độ, xã Văn Môn, huyện Yên Phong, Bắc Ninh.


Ông là con trai trưởng của Quận công Đại tư mã Nghiêm Tĩnh (thụy Triệu Xương) và Quận phu nhân Lý Thị Phương (hiệu Từ Tiên); và là cháu nội của Lan thượng tướng Nghiêm Xã (hiệu Phúc Tường).

Nghiêm Kế vốn thông minh tài chí, văn võ kiêm thông, túc trí đa mưu và rất am hiểu võ nghệ. Ông là người có công lớn trong việc bảo vệ biên giới đất nước và đánh đuổi giặc Nguyên-Mông xâm lượng nước ta thời Trần.


Sau khi nhà Trần giành được ngôi báu, nắm quyền thiên hạ; đã mở nhiều cuộc thi văn võ để kén chọn nhân tài. Năm được cơ hội đó, Nghiêm Kế đã kịp thời ứng thí và giành được huân tích vẻ vang; vốn xuất thân thế gia lệnh tộc, ông càng được Nhà vua tin tưởng chọn làm vị tướng chỉ huy bảo vệ Hoàng thành.



Vào những năm Đinh Tỵ và Mậu Ngọ (1257-1258), đứng trước nguy cơ xâm lược của quân Moogn Cổ, vua tôi nhà Trần đã khẩn cấp chuẩn bị chu đáo để bảo vệ non sông Đại Việt. Năm 1257, chúa Mông Cổ mở cuộc tiến công lớn nhằm tiêu diệt Nam Tống, đạo quân của Ngột Lương Hợp Nha ở Vân Nam được lệnh tiến xuống đánh chiếm nước Đại Việt rồi từ đó hòng mở rộng gọng kìm đánh lên miền nam Trung Quốc nhằm phối hợp với 3 đạo quân từ phía Bắc đánh xuống.


Trong khi giặc Mông Cổ đánh xuống Đại Việt, Nghiêm Kế được vua Trần Thái Tông cử làm Bắc vệ Đại tướng quân có nhiệm vụ trấn giữ ở biên giới phía Bắc.


Sau khi kế hoạch đánh nhanh thắng nhanh của Mông Cổ gặp thất bại do thiếu lương thực, giặc binh liền chuẩn bị rút quân về phương Bắc, nắm được tình hình này vua tôi nhà Trần mở chiến dịch phản công, quân ta ngược dòng sông Hồng tiến lên mở cuộc tấn công quyết liệt vào Đông Bộ Đầu, quân địch bị đánh bật ra khỏi kinh thành, chúng theo dòng sông Hồng tháo chạy về phía Tây Bắc, trong cuộc truy kích đó, Nghiêm Kế đã dẫn một đội quân gồm hơn 700 binh lính đánh thẳng vào trung tâm đội hình quân giặc, lập chiến tích vẻ vang. Sau đó, ông được Hưng Đạo Vương giao cho hàng vạn binh sĩ, mở những trận huyết chiến tiêu diệt kẻ thù, Nghiêm Kế đã liên tiếp lập nhiều chiến công hiển hách.



Sau khi đất nước trở lại thanh bình, vua Trần đã phong cho Nghiêm Kế là Đặc tiến phụ quốc - Bắc vệ Đại tướng quân và ban Hầu tước, rồi lên Công tước, tặng phong Thái bảo dũng Quận công.


Hiện nay tại từ đường Nghiêm gia còn đôi câu thơ để ca ngợi chiến tích của ông.


Bình Thát trừ hung an xã tắc
Phò Trần tá quốc cứu lê dân.


(P/S: Thông tin được sưu tầm từ gia phả họ Nghiêm)


........


Lại một danh tướng trong thời Hào Khí Đông A.


Đây là suy nghĩ đầu tiên của Nghiêm Quang về Nghiêm Kế.


Ông có thể không sánh được với những đại tướng nổi tiếng như Dã Tượng, Yết Kiêu, Nguyễn Chế Nghĩa, Phạm Ngũ Lão hay thậm trí cả Trần Quốc Toản nhưng đây vẫn là một danh tướng nhà Trần.


Công tích của ông không sánh bằng những người trên không hẳn là do năng lực mà bởi ông chỉ tham ra trận chiến chống quên Nguyên – Mông những năm 1257 – 1258 mà thôi.


Chiến tranh chống quân Nguyên – Mông lần thứ hai chính là vào năm 1285.

Nghiêm kế sinh vào năm 1214, xét theo tuổi tác chỉ sợ ông cũng không còn sống đến chiến tranh chống giặc Mông Cổ lần thứ 2.


Điều này nói lên, công tích của Nghiêm kế được lập nên toàn bộ trong cuộc chiến tranh chống giặc Mông Cổ lần thứ 1.


Nhìn vào một điểm này, tài năng của Nghiêm kế tuyệt đối chẳng thua ai, tước hiệu Thái Bảo Dũng Quận Công cũng không phải đặt cho vui, nên biết tại thời phong kiến, tước vị của Nghiêm kế chỉ thua ‘vương gia’.


.........


Khác với nữ tướng Âu Việt Tộc, ba người Mạc Đĩnh Chi, Phạm Bạch Hổ cùng Nghiêm Kế thực sự có chỉ số trung thành rất cao với Nghiêm Quang.


Nghiêm Kế lúc này ở tại Lạc Việt Tộc, Nghiêm Quang tin tưởng người tộc lão này tạm thời sẽ không xuất hiện ở Giang Đông.


Phạm Bạch Hổ ở đâu bản thân Nghiêm Quang cũng không biết.


Chỉ duy nhất có Mạc Đĩnh Chi là hắn có thể đại khái nắm được vị trí chính xác.


Ba người này... đều có khả năng rất lớn là tài sản cuối cùng mà phụ thân Nghiêm Minh tặng cho hắn.


Trầm ngâm một lúc, Nghiêm Quang rốt cuộc lại lên tiếng.


"Hệ thống, ta cần một lời giải thích".


Hệ thống một hơi triệu hoán 7 vị danh tướng, đấy là còn chưa kể hệ thống thêm vào một dòng ‘thân phận hiện tại’.


Tất nhiên còn một dòng nữa là binh chủng, Nghiêm Quang cũng để ý thấy tượng binh nhưng cũng không phải là cái gì khó giải thích, hắn sẽ không tiếp tục đi hỏi hệ thống.


Nhắc đến chiến trận trong sử Việt, không thể không có tượng binh.


Nhắc đến tượng binh, lập tức phải nghĩ đến Hai Bà Trưng.


Sau Hai Bà Trưng thì cũng chính là Bùi Thị Xuân - Một trong Tây Sơn Ngũ Phụng Thư.


Nhà Tây Sơn thực sự rất cường đại, võ tướng như mây ngoại trừ Tây Sơn Thất Hổ Tướng còn có cả Tây Sơn Ngũ Phụng Thư, đấy là còn chưa kể các hổ tướng bên dưới.


Triều đại Tây Sơn, không hổ là triều đại có võ lực bậc nhất trong sử Việt.