Chương 9 Xuất phát
Để chuẩn bị cho cuộc dập dịch lần này, Ưng Lịch đã cho may hơn 10 vạn chiếc khẩu trang cùng 4 vạn đôi găng tay. Ngoài ra hắn cũng chưng cất 3000 lít rượu mạnh sẵn sàng cho việc sát khuẩn. Số khẩu trang và găng tay, Ưng Lịch huy động người nhà đám công nhân tham gia may khẩu trang, vải thì được lấy từ xưởng dệt hắn mới mở. Cũng may mà hắn dùng loại máy kéo sợi và máy dệt thủ công kiểu mới chứ không thì chắc cũng ko đủ nguyên liệu để làm mất. Để tiết kiệm chi phí, hắn chỉ dùng sợi đay(loại sợi may bao tải) để làm khẩu trang vì nó vừa dày vừa rẻ. Hắn xuất trong kho ra 1000 chiếc xe trượt 2 bánh và 200 chiếc xe đạp dùng để chuyên chở đống vật tư này. Kiên Quốc Công thì vào cung xin với thái hậu cho miễn khoảng chia lãi từ công ty xe đạp năm nay, đổi lại toàn bộ số tiền bỏ ra cứu trợ dịch bệnh do Ưng Lịch chi trả sẽ được xuất ra dưới danh nghĩa thái hậu bỏ tiền ra cứu trợ dân chúng Quảng Trị. Về phía triều đình Hoàng Diệu xin Tự Đức cấp cho hai ngàn quân cho việc chống dịch, ngoài ra ông còn có quyền triệu tập năm ngàn dân phu ở Quảng Trị để phụ giúp.
Sau hơn một tháng trời chuẩn bị, Ưng Lịch dẫn theo một ngàn người tham gia cùng với haingàn quân của Hoàng Diệu khởi hành đi đến vùng dịch. Ba ngàn con người mangtheo mấy chục tấn vật tư lặn lội đường xá xa xôi sau hơn ba ngày mới đến nơiđược. Ưng Lịch và Hoàng Diệu bỏ qua tiệc tẩy trần đón tiếp của quan Tổng đốc đạoQuảng Trị, cả hai trực tiếp dẫn người khi đến thẳng vùng dịch. Hoàng DiệuTriệu tập tập toàn bộ bộ các quan lại chức sắc ở vùng dịch đến báo cáo tìnhhình dịch bệnh ở các địa phương. Ba ngàn quân tùy tùng đóng trại gần bờ sôngThạch Hãn. Ưng Lịch đã cho chuẩn bị sẵn những chiếc chum lọc nước trước khi khởihành, chúng có cấu tạo tương tự bể lọc nước: 1 bên là hệ thống lọc 5 lớp; 1 bênlà thùng chứa nước; cả 2 nối với nhau bằng 1 ống tre lớn. Toàn bộ nước ăn uốngcủa ba ngàn người đều phải dùng nước lọc đun sôi, nghiêm cấm ăn uống bằng nướclã để tránh bị ảnh hưởng của dịch bệnh.
Ngày hôm sau hai tri huyện các huyện Vũ Xương, và Ưng Lịch Linh dẫn theo vài viên cai tổng và lý trưởng, thầy lang đến đình làng Cót bái kiến Hoàng Diệu. Thấy Ưng Lịch ngồi ngang hàngbàn chuyện với ông, họ lấy làm lạ. Khi được đám lính hầu giải thích việc Ưng Lịchlàm phụ tá cho quan lớn trong việc dập dịch lần này, ai cũng ồ lên. Không aidám nói trước mặt nhưng thâm tâm họ đều nghĩ rằng
"Thằng nhóc miệng còn hôi sữa này thì làm được cái gì chứ?"
Mặc kệ những ánh mắt coi thường của họ, Ưng Lịch nóilớn:
- Chúng bây! Lấy ghế cho hai quan tri huyện ngồi. Cai tổng ngồi xuống chiếuhầu trong đình, lý trưởng đứng hầu ở ngoài, khi nào quan lớn gọi thì đi vào.
Nghe lời của chủ nhân, hai thằng lính hầu bê theo 2 cái ghế lùn cho 2 lão tri huyện ngồi ở 2 bên, Ưng Lịchcùng Hoàng Diệu ngồi trên 2 chiếc ghế cao ở chính giữa, mấy lão cai tổng quỳ
chầu ở chiếu dưới, đám lý trưởng thì đứng hầu ngoài sân đình. Tri huyện Vạc chắp tay thưa:
- Bẩm quan lớn, dịch bệnh xảy ra đã hơn hai tháng nay, ban đầu xuất hiện ở làng Cót, một thằng tá điền nhà bá hộ Hải bị ốm nhưng mọi người cứ nghĩ bình thường. Mấy ngày nó lăn ra chết, cả làng nó cũng bị nhiễm bệnh mấy chụcngười rồi lan ra các làng các tổng khác ạ.
- Thế nhà bá hộ Hải thì sao?
Hoàng Diệu hỏi.
- Bẩm quan lớn, nhà đó bị mắc bệnh chết gần hết rồi ạ. Bá hộ Hải cùng 2 con trai, 4 cô con gái và ba bà vợ lão đều nhiễm bệnh và chầu trời rồi ạ.
- Thế không ai trong nhà lão còn sống à?
Ưng Lịch hỏi.
- Bẩm cậu, chỉ có con trai cả nhà lão cùng vợ con nó còn sống thôiạ. Con vợ nó cũng bị nhiễm bệnh nhưng may không chết. Mấy đứa trẻ con thì lại không bị làm sao.
- Mang họ lên gặp ta trong ngày mai! Các ông nói tiếp về tình hìnhthiệt hại do dịch bệnh đi!
Một lãothầy lang hầu ở ngoài chắp tay thưa:
-Bẩm quan lớn, tổng cộng có ba huyện, tám tổng, mười sáu làng, ba mươi ngàn dân bị ảnh hưởng của dịch. Số bệnh nhân lên đến hơn bốn ngàn người. Triệu chứng bệnh biểu hiện là sốt cao kèm các biểu hiện khác giống bệnh cúm thông thường như ho, đau họng, đau đầu, mệt mỏi...Một số trường hợp còn bị tiêu chảy, nôn, đau bụng, chảy máu cam và lợi.Sau đó là các triệu chứng như khó thở,đau ngực. Ở nhiều người biểu hiện của viêm phổi còn xuất hiện từ giai đoạn sớm. Khó thở tiến triển rất nhanh, trường hợp nặng thì khó thở, suy đa phủ tạng, nói lảm nhảm rồi chết ạ. Đến nay đã có hơn 500 người nhiễm bệnh đã tử vong ạ. Đến nay chưa biết chúng nó lây lan thế nào, nhiều người còn mời đạo sĩ về cúng ôn thần mà cũng chẳng khỏi được.
"Tình hình xem ra khá là tệ. Bệnh dịch không lây lan nhanh chỉ do Quảng Trị khá thưa dân nhưng nếu để lan đến Huế thì chắc có thảm họa quá. Không tìm được nguyên nhân, không hiểu biết kỹ về dịch bệnh thì sẽ còn nhiều người bị chết nữa."
Ưng Lịch nghĩ thầm rồi nói với Hoàng Diệu:
- Thưa tham tri đại nhân, việc cần kíp trước mắt là cho cách ly bệnh nhân, lọc tách người khỏe và người bệnh ra trước sau đó chúng ta mới có thể tính đến dập dịch được ạ. Cứ để họ ở chung thế này thì chẳng biết đâu bệnh tật lây lan như thế nào. Ngoài ra chúng ta cần phải vệ sinh khử trùng quanh các làng, các tổng để tránh bị những dịch khác như dịch tả, dịch hạch nữa ạ, xung quanh đây tình trạng vệ sinh kém quá. Ta đã huấn luyện đám gia nhân của mình các biện pháp này rồi, xin đại nhân cho quân phối hợp cùng bọn chúng. Ta cũng đã gửi tin về kinh thành, xin thêm năm mươi thầy thuốc đến đây chi viện rồi, chỉ ngày mai là họ đến đây thôi. Chúng ta hãy cho tập trung bệnh nhân ở từng khu vực lại và cạch ly họ ngoài đình làng. Người bệnh nặng thì cho phép 1 người nhà theo chăm sóc. Đám đạo sĩ cúng ôn thần là bọn lừa đảo, đề nghị cho bắt lại để tránh gây haong mang trong dân.
Hoàng Diệu ngẫm nghĩ 1 lúc rồi ra lệnh:
- Các vị quan lại ở đây phối hợp với cậu Ưng Lịch tham gia chống dịch. Mọi người mộ thêm năm ngàn dân phu khỏe mạnh từ cách vùng chưa có dịch để phụ giúp quan quân làm việc. Dân chúng trong vùng dịch phải nghe theo điều động của quan quân, kẻ nào chống đối sẽ bị nghiêm trị.
Có lệnh của Hoàng Diệu ban ra, đám quan viên ngay lập tức chạy về điều động dân phu, chuẩn bị đồ đạc. Về phần Ưng Lịch, cậu ra lệnh cho đám quân lính và dân phu tất cả phải tuân theo các biện pháp bảo hộ chống dịch đã đc thống nhất trước khi xuất quân:
Thường xuyên rửa tay. Dùng rượu mạnh để sát khuẩn.
- Giữ khoảng cách an toàn với những người đang ho hoặc hắt hơi.
- Đeo khẩu trang và găng tay khi chống dịch.
- Không chạm vào mắt, mũi hoặc miệng.
- Khi ho hoặc hắt hơi, dùng khuỷu tay lại để che mũi và miệng.
Ưng Lịch chia quân về các khu vực bị dịch, thực hiện phong tỏa các thôn, làng, ấp có người bệnh, cấm dân khu bệnh dịch đi sang nơi khác. Người trong làng ai bị bệnh thì phải vào khu cách ly, trẻ con và người già được phép có thêm 1 người khỏe mạnh đi theo để chăm sóc. Ưng Lịch tự mình dẫn lính đi tuần tra doanh trại, nếu có kẻ nào không tuân thủ kỷ luật sẽ bị phạt rất nặng. Ngồi trên võng cậu cứ nghĩ mãi về nguyên nhân xảy ra dịch bệnh, nếu là lây từ người sang người thì sao lại có nơi lây chậm nơi lây nhanh. Bỗng có tiếng vịt kêu từ cổng doanh trại, Ưng Lịch lấy làm lạ bèn bảo đám lính khiêng mình ra ngoài đó. Sau đó, hắn hỏi:
- Đàn vịt ở đâu thế này?
- Bẩm cậu, lão cai tổng Cải cho người đem đến biếu đấy ạ!
Một gã lên nông dân lên tiếng. Hắn cuối người không dám nhìn thẳng.
- Sao có mấy con dớt dãi chảy lòng thòng thế kia?
Lich hỏi.
- Bẩm cậu, chắc nó bị rù ạ.
Một ý nghĩ lạnh người hiện lên trong đầu Ưng Lịch. Cậu quát:
- Đem đàn vịt đi thiêu hủy ngay. Quân ta không nhận quà biếu gì hết. Cách ly thằng lùa vịt và mấy thằng động vào lũ vịt bảy ngày cho ta!
Nói chung thì hắn là hoàng tộc, có lệnh vua. Do đó những gì hắn làm không ai dám có ý kiến. Hơn nữa, theo cách nói thì rõ ràng là để chống dịch.
Bỗng có gã lính hầu chạy đến thưa:
- Bẩm cậu, đã đưa con dâu bá hộ Hải đến rồi ạ.
- Đem chị ta đến đây!
Hắn nói.
Một lúc sau tên lính dẫn một cô gái tuổi tầm hai mươi ba, dáng người dong dỏng đi đến, khuôn mặt hốc hác vì đau buồn. Hôm trước, Ưng Lịch có hỏi chuyện mấy lão cai tổng về bá hộ Hải. Ông ta là người có tiếng ham học trong vùng, đã từng đỗ hương cống thời trẻ nhưng mấy lần đi thi hội toàn bị trượt, lần thì đau bụng trong trường thi, lần thì phải về chịu tang cha mẹ, lần thì dính phải lỗi phạm húy… Cái số thi cử đen đến thế là cùng. Cuối cùng chán quá, ông ta về nhà làm một lão bá hộ, cho thuê đất thu tô sống qua ngày. Bá hộ Hải khá tốt bụng với bà con làng xóm, không hách dịch như mấy lão địa chủ thường thấy như trong mấy câu truyện dân gian, có lẽ vì ông ta cũng là người có học.
Ưng Lịch ngồi trên võng và hỏi cô con dâu:
- Chị kia, hai tháng trước nhà chị có chuyện gì lạ xảy ra không?
- Bẩm cậu, hai tháng trước, cụ bá nhà con có cho người giăng bẫy bắt được mấy trăm con vịt trời. Cụ bá có cho mời làng xóm đến để ăn cỗ cùng ạ.
Người phụ nữ thành khẩn khai báo. Tuy chỉ là thằng nhóc mấy tuổi như chênh lệch giai cấp hai bên khá lớn nên cô không dám không ăn nói nhỏ nhẹ.
- Thế hôm đó có làm tiết canh không?
Hắn hỏi. Nguyên nhân dịch bệnh có khả năng là từ tiết canh không nấu chín rồi mang vi khuẩn.
- Bẩm cậu, có ạ. Hôm đó chính tay con đánh mấy trăm bát tiết canh đấy ạ.
Người phụ nữ lại nói.
Biết hỏi đúng chuyện, hắn lại càng đi sâu:
- Ta nghe cái giống vịt trời rất khôn, khó sa bẫy lắm. Sao hôm đó nhà chị lại bắt được nhiều thế?
- Bẩm cậu, hai tháng trước vịt trời bay từ bắc về rất đông, có một đám nó yếu quá nó tự sa vào bẫy của nhà con ạ.
- Thôi được rồi, cho chị lui, mấy hôm sau ta lại gọi.
Câu trả lời của chị con dâu càng chứng thực thêm suy đoán của Ưng Lịch. Có lẽ đàn vịt trời kia đã mang mầm bệnh cúm truyền cho đám gia cầm trong vùng. Ưng Lịch nói điều này với Hoàng Diệu, hai người chuẩn bị sẵn tinh thần cho việc tiêu hủy hết bầy gia cầm trong vùng. May cái Đại Nam lúc này là thời phong kiến, vua quan có lệnh thì dân cấm cãi chứ không hở chút là lên mạng nói xấu. Do đó, mọi chuyện về căn bản là thuận lợi.