Chương 10 Đạo sĩ lừa đảo
Nói cho đúng thì thời phong kiến cũng có cái lợi khá lớn là ý vua quan là tuyệt đối. Dù vậy, vẫn không có nghĩa là không có kẻ chống đối. Dù sao thì cái cách chống dịch này của hắn quá tân tiến. Châu u và Bắc Mỹ còn chưa có vụ này. Hơn nữa, bây giờ mà giãn cách theo kiểu của thời hiện đại thì có khả năng nhiều người chết đói nên. Dù sao thì dân bây giờ phải phụ thuộc hoàn toàn vào nông nghiệp. Cũng vì lẽ đó mà hắn phải họp bàn cùng Hoàng Diệu khá căng. Dù sao thì gã cũng làm quan bao nhiêu năm, kinh nghiệm ứng phó cũng tốt hơn hắn.
Cả hai sau đó nhanh chóng đi một vòng, dĩ nhiên có khẩu trang để phòng ngừa dịch bệnh.
Đi dọc theo đường làng, Hoàng Diệu nhận ra những thay đổi rất lớn trong cuộc sống của người dân dù chỉ có vài ngày trôi qua. Nên nhớ là ôn dịch vẫn đang diễn ra. Dịch bệnh trong ký ức của gã là những thứ mà xác người chất thành núi, còn khủng khiếp hơn chiến tranh nhiều lần. Ấy vậy mà chỉ nhớ mấy biện pháp của Ưng Lịch mà số người chết đã giảm đến hơi chín mươi chín phần trăm.
- Đội ơn đại nhân.
Một người dân lên tiếng.
- Không có gì đâu. Đó là nhờ sự giúp sức của mọi người mà.
Lịch nói. Với dân hắn chỉ là khách sáo nhưng xét tới chênh lệch đẳng cấp giữa hắn và người dân thì đây đúng là biểu hiện hiếm có. Cả người từ xông pha quan trường như Hoàng Diệu cũng phải kính nể đứa nhóc này.
Lúc này, một tên lính lệ đang đánh cãi nhau với dân chúng.
- Đúng là quá đáng! Từ xưa tới giờ làm gì có cái chữa bệnh kiểu đó!
Một người phụ nữ trung niên cầm chổi quét vào một tên lính. Hắn đang định đánh trả thì ánh mắt của Hoàng Diệu ra hiệu hắn đừng làm bậy. Nói ngu chứ giờ mà sinh thêm chuyện thì không khéo có thể gây ra thêm một cuộc khởi nghĩa khác. Từ lúc lập quốc tới này nhà Nguyễn thiếu đủ thứ chứ khởi nghĩa nông dân căn bản là không thiếu.
- Đại nhân, con theo lệnh của cậu Lịch bảo bà ấy đừng cho con uống nước bùa mà phải làm theo đứng hướng dẫn. Vậy mà bả lại dám chống mệnh quan triều đình…
- Bác ơi. Bác bình tĩnh cái đã…
"Nhóc" Ưng Lịch nói. Hắn dù sao cũng là hoàng thân. Hắn tin rằng mọi thứ sẽ ổn.
- Cút đi!
Người phụ nữ lên tiếng. Chuyện này làm hắn có chút sửng sờ. Đang định làm gì thêm thì đã bị Hoàng Diệu kéo lại.
- Bà có thể không cần tuân theo chỉ thị chống dịch nhưng không được phép gây hại cho người khác… - Viên quan lên tiếng với ánh mắt nhìn vào gã thanh niên trong nhà. – Còn nữa, đứa trẻ này không ổn rồi. Nên cẩn thận…
Cả hai nhanh chóng đi khỏi. Sau khi đi một đoạn, Ưng Lịch hỏi tại sao lại không cho hắn khuyên bảo người phụ nữ.
- Có thể cậu có nhiều kiến thức từ trên trời nhưng kinh nghiệm sống của ta nhiều hơn. Nếu cứ tranh cãi thì không cứu được ai.
- Quan trọng nhất, ta nhận được tin báo có một số gián điệp của quân Pháp và quân Thanh đang xâm nhập vào các tỉnh của Đại Nam. Nhiệm vụ của chúng bên cạnh thu thập tin tức tình báo còn là phá hoại đất nước này.
Hoàng Diệu lên tiếng.
Nói tới đây, Ưng Lịch mới ngớ người. Hắn vốn chỉ muốn cứu dân, gia tăng uy tín nhưng có vẻ như lại dây vào âm mưu động trời rồi.
Trong khi đó, chuyện vốn chả phức tạp bỗng chốc phát triển thành một gây rối. Nếu theo cách nào thời hiện đại thì gọi là biểu tình.
Lúc này, cuộc biểu tình diễn ra ngày càng phức tạp.
- Đại nhân, công tử, hay để tiểu nhân cho người xử lý vài tên.
Một tên lính nói.
- Không được!
Ưng Lịch cản lại.
- Cậu Lịch, ta biết cậu không thích đổ máu nhưng nếu cứ làm loạn như thế này thì ôn dịch bao giờ mới hết.
Hoàng Diệu nói.
"Vậy đây là cách xử lý biểu tình thời nhà Nguyễn sao? Chả trách khởi nghĩa thời này nhiều như vậy"
- Chuyện này ta nghĩ có cách khác tốt hơn để giải quyết…
Với đám đông biểu tình, thứ đại kỵ nhất là dùng vũ lực, gây ra cái chết bởi nó chỉ làm mọi thứ ngày càng nghiêm trọng. Bản chất người biểu tình khác vớiquân nhân chuyên nghiệp. Lúc đầu thì họ có thể rất hung hăng nhưng càng về sao thì họ sẽ càng đuối dần và nó mới là lúc giải quyết chuyện này.
- Ta hiểu ý của ngài nhưng không phải làm như vậy sẽ khiến tình hình càng trầm trọng sao?
Hoàng Diệu nói. Với một viên quan phong kiến mà nói, giết vài tên ngu để cứu cả vùng là chuyện quá bình thường. Gã nhìn ra được đám này không có dính tới phản quân. Chỉ cần vài người bị chém chết thì đám đông tự động giải tán.
- Nếu như vậy sao không nhờ người dân…? – Ưng Lịch nói. – Có phải tất cả người dân đều nghe lời đám đạo sĩ mà chống đối.
- Cái đó thì không có.
- Vậy thì tốt! Ngài gọi cho ta vài tên lính có võ nghệ đến đây. Nhớ bảo bọn nó mặc thường phục nhé. Đừng để dân chúng thấy được.
Mười lăm phút sau, có năm tên lực điền to cao, mặc quần áo nâu sồng chạy đến. Ưng Lịch lỉnh ra chỗ bọn chúng và nói thầm vào tai tên cầm đầu: " Chúng bay làm như thế này cho ta.... Xong việc ta có thưởng". Mấy tên lực điền đồng loạt thưa:
- Dạ rõ, thưa cậu.
- Nói bé cái mồm chứ, bọn nó nghe được thì hỏng việc. Gọi thêm mấy thằng dân phu khỏe mạnh để phụ chúng bay một tay.
Về phần Hoàng Diệu, ông cho gọi một đội lính cầm khiên cùng gậy tới. Bọn chúng lập lên một bức tường khiên chắn giữa ông và đám đông quần chúng lộn xộn. Thấy quân triều đình ập đến, lão đạo sĩ Tiêu Viêm- kẻ kích động vụ lộn xộn này gọi đám đệ tử lại để lẩn trốn. Bọn chúng định bụng sẽ sang huyện bên kiếm ăn, huyện này không thể ở được nữa. Bỗng có mấy tên tá điền áo nâu chạy tới, một tên nói:
- Lạy thầy, cụ bá nhà con đang đau nặng, thầy sang làng con chữa giùm. Đây là 2 quan tiền, thầy cầm trước, chữa xong nhà con xin tạ thầy thêm.
- Cứu người quan trọng. Các anh dẫn đường cho ta đi!
Mượn cớ sang làng bên cứu người, Tiêu Viêm cùng đám đệ tử của hắn thoát khỏi đám đông và cùng nhau đi mất, bỏ mặc đám dân kia chửi bới bọn lính triều đình. Khi đi qua bụi tre, bỗng có mấy bóng đen xồ ra trùm bao tải lên đầu Tiêu Viêm và đám đệ tử. Sau một màn xoa bóp bằng gậy tầm vông và "củ đậu", chúng bị dẫn đến trước mặt Ưng Lịch. Cậu quát lớn:
- Chữa bệnh bằng cách lừa đảo, kích động dân bạo loạn, vơ vét tiền tài nhân dân, tội chúng bay phải bị lột da tùng xẻo. Khôn hồn thì khai rõ ra ta tha chết cho, nếu còn ngoan cố thì ta xử ngay chúng bay ở đây.
- Các ngươi giữa thanh thiên bạch nhật sao dám bắt cóc người tra tấn. Ta là dân Đại Thanh, luật pháp An Nam không được phép xử ta - Tiêu Viêm hét lớn.
- Láo toét! Ai cho phép ngươi nói chuyện. Lính đâu, bẻ hết răng nó cho ta.
Đám lính bèn xúm vào cậy mồm lấy kìm nhổ từng chiếc răng của hắn ra. Thấy cảnh tượng đáng sợ đó, mấy tên đệ tử tè hết ra quần. Một tên có vẻ trẻ tuổi hét lên:
- Tha cho con, con xin khai hết ạ! Xin cậu tha mạng cho con!
- Tách bọn nó ra hỏi cung. Thằng nào khai láo thì thiến luôn.
Mấy tên đệ tử sợ quá vội khai ra hết. Với nhiều người chết không phải thứ đáng sợ nhất, cái hình phạt cắt đi công cụ nối dõi tông đường kia mới là cơn ác mộng khủng khiếp hơn nhiều. Mất đi thứ đó là mất đi toàn bộ tôn nghiêm, hy vọng của một người đàn ông, có lẽ chỉ có đám biến thái mới không sợ cái hình phạt này. Mấy tên lính và dân phu nghe được cũng thấy háng có vẻ hơi lạnh lạnh. Sau một hồi tách ra thẩm vấn, bọn đệ tử kể rõ ngọn ngành thủ đoạn của chúng như sau:
- Lão đạo sĩ Tiêu Viêm sẽ cử đám đệ tử giả làm khách buôn, đi qua làng nào là chúng sẽ rỉ tai quảng cáo về "tài năng" và "đức độ" của lão. Mấy đứa nữ đệ tử kiêm người tình của lão thì sẽ rỉ tai những người đàn bà đi chợ về bùa phép nhiệm màu của Tiêu lão sư. Khi con mồi cắn câu thì lão sẽ biểu diễn 1 số màn ảo thuật và dạy một số bài dưỡng sinh để lấy lòng tin của họ. Với những người bệnh, lão bán cho họ một lá bùa, bảo về nhà đốt và hòa với nước uống. Nếu uống mà không khỏi thì do bệnh nhân không thành tâm hay có điều gì khuất tất mờ ám nên trời phạt. Vài trường hợp khỏi bệnh thì lũ đệ tử bảo người ấy phải tung hô lão và kể với mọi người khắp làng khắp xóm. Với người bệnh nặng lão cho dùng thêm thuốc phiện để họ ngủ khỏe, những người này có khỏi thì cũng trở thành con nghiện phải phụ thuộc vào lão. Nếu đi đến vùng nào không kiếm ăn được nhờ việc đó thì chúng còn ăn trộm, cướp đường hay bắt cóc trẻ em để đem bán hoặc làm thuốc tráng dương.
Nghe vậy Ưng Lịch giận đến mức muốn lột da cả đám này ngay lập tức. Tuy nhiên, cậu vẫn nén giận mà bắt đám đệ tử đến trước mặt dân chúng để kể hết những lời vừa rồi ra. Đám đông bị lừa nghe xong, ai cũng điên người muốn nhào lên ăn tươi nuốt sống cái lũ lừa đảo này. Hoàng Diệu phải thuyết phục mãi người dân mới bớt giận mà không đập chết chúng ngay. Ưng Lịch giữ lời hứa thả tên khai đầu tiên ra nhưng hắn ngay lập tức bị dân làng bắt lấy và đập chết. Tiêu Viêm và đám đệ tử bị đánh gãy chân và nhốt vào ngục chờ ngày hành hình.