Chương 16 Luyện quân
Mấy ngày tết trôi qua nhanh chóng, Ưng Lịch liền bắt tay vào thành lập đội quân đầu tiên của mình. Tuy nói là đội quân cứu trợ thiên tai nhưng nói chung thì đi lính cũng không sai bởi đây là thời loạn. Thời điểm thiên tai dịch bệnh cũng là lúc dễ xảy ra chuyện, người cứu trợ cũng phải có chút bản lĩnh. Chỉ một chút câu chữ này thôi mà lần đầu tiên trong lịch sử Đại Nam, một vị hoàng tộc không phải con vua lại có thể đường đường chính chính sở hữu binh lực chính quy lên tới sáu ngàn người. Nói cho đúng thì Tự Đức cũng lờ mờ đoán ra nhưng lão chả xem nó ra gì. Quân đội Đại Nam tuy nói nát nhưng vẫn dư sức đè bẹp sáu ngàn tên vừa mới được huấn luyện. Hồng Bảo khi xưa không phải là ví dụ tốt nhất sao. Ưng Lịch tuy tài năng hơn người nhưng vẫn chỉ là đứa trẻ. Hắn mà có chút không an phần thì đầu mình hai nơi ngay.
Quay lại tình hình hiện tại, việc mấy ngày nay làm gã đi lại trong đồn điền nhà Kiên Quốc Công là chọn lựa tráng đinh. Vừa tuyển lính, vừa phải kiếm đủ số lượng vừa phải cân bằng sản xuất để Lâm Sơn vẫn là nơi sản sinh lương thực trong thời gian đầu thì quả là không dễ. Dù cho hắn đã tuyển hơn ba ngàn tráng đinh quê Quảng Trị cùng một ngàn người tham gia chống dịch từ đợt trước. Đây là công việc cần dùng đầu óc chứ không phải cơ bắp là xong.
- Các nông hộ có hưởng ứng không?
Hắn hỏi.
- Bẫm cậu, họ đều sẵn sàng đi lính… tham gia đội cứu hộ ạ.
Một tên người hầu nói.
Việc thu thập tráng đinh chủ yếu là từ các nông nô hộ mà ra, theo nguyên tắc nông nô hộ thuộc quyền sở hữu tuyệt đối của gia chủ. Vậy nên việc họ phục vụ cho gia chủ là tất lẽ dĩ ngẫu. Nhưng lần này Ưng Lịch gia ban bố chính sách rất dõ dàng. Đi lính cho gia chủ thì người nhà được giảm thuế ruộng, bản thân người đi lính có tiền lương hàng tháng. Nếu tử trận thì con em được bảo đảm nuôi dưỡng trợ cấp, giải trừ thân phận nông nô, cấp điền sản đủ canh tác. Phục vụ mười năm cũng có chế độ giải bỏ thân phận nông nô cấp ruộng đất. Bị thương không chiến đấu được thì cho về làm ruộng, giải bỏ thân phận nông nô cho thuê ruộng canh tác với tiền thuế rẻ. Mặc dù lương không cao nhưng tính ra ưu đãi vượt xa cả công nhân xe đạp.
Những chính sách như từ thiên đàng nầy khiến cả đồn điền Kiên Quốc Công sôi sục như chơi thuốc lắc. Tất cả tráng đinh, lão già, thiếu niên, trẻ em thò lò mũi đều xung phong nhập ngũ. Chuyện này đã chắc chắn như đinh đóng cột, vậy nên nói các nông nô hộ con cháu nhập ngũ cũng không sai. Cũng may là lợi nhuận từ công ty xe đạp cũng không tệ lại có sự đồng ý của Tự Đức nên gã Cai, cha hắn mới không lôi đứa con này ra đánh sống dở chết dở.
- Vậy để ta đi xem.
Hắn nói.
Kể ra thì thời của hắn người ta thi nhau trốn lính thì giờ lại có cả ngàn người đòi đi lính, đi tham gia đội cứu hộ. Nói trốn lính thì thời này cũng có nhưng chính sách của hắn quá tốt nên ai cũng muốn tham gia. Nếu muốn thì việc có đạo quân vạn người không khó.
Cuối cùng lăn đi lộn lại thì Ưng Lịch cũng chọn ra được một ngàn năm trăm thanh niên cường tráng. Tất nhiên lúc này chỉ ghi danh rồi để đó mà chưa huấn luyện quân sự gì. Tuy Tự Đức đồng ý nhưng sắc lệnh công bộ chưa có. Tụ tập ngàn người một chỗ thì dù là hoàng tộc cũng khó sống yên. Nóng vội không ăn được đậu hũ nên Ưng Lịch cũng không sốt ruột.
Dù vậy, nói không có luyện tập cũng không đúng, những tráng đinh này mặc dù không luyện tập đao thương tránh cho người ngoài nói này nói nọ nhưng họ lại được huấn luyện một môn học đặc thù, đó là đội ngũ.
Ví như đứng nghiêm, tập trung xếp hàng nhanh chóng, đi bước đều, chạy bước nhỏ theo đội hình. Bên phải, bên trái quay v.v….
- Bẩm cậu, con mỏi quá cho nghỉ một chút.
Một gã tân binh nói.
- Một khắc nghỉ, đánh một roi.
Một tên thân binh của Ưng Lịch nói. Hắn đã được sự đồng ý của chủ nhân.
Đừng tưởng công việc tập luyện như vậy nhẹ nhàng. Một tuần này các tráng đinh bị Ưng Lịch cùng đám năm mươi thân binh hành cho lên bờ xuống ruộng.
- Tôi chịu hết nổi rồi!
Một người khác nói.
- Đúng là mày muốn ăn đòn rồi!
Một gã thân binh trực tiếp cầm roi đi tới xử lý tên lính vô kỷ luật. Cái lợi của thời phong kiến là không có nhân quyền. Giai cấp thống trị có quyền lực tuyệt đối.
Nói đúng ra thì không trách được hắn. Đứng nghiêm một hai canh giờ không phải là việc dành cho con người, việc đứng nghiêm này cực kỳ tốn sức và cần tinh thần bền bỉ cao. Cái mà Ưng Lịch muốn truyền đạt là sự chuyên nghiệp hóa của quân sự. Binh sĩ là phải nghe quân lệnh tuyệt đối, không thể có bất kì ý kiến nào khác ngoài chỉ huy. Vậy nên không biết bao nhiêu tân binh phải ăn đòn trong mấy ngày qua, Ưng Lịch không hề nhẹ tay một chút nào, năm mươi thân binh như lang như hổ mà không nề hà tình bà con đánh đập thẳng tay những kẻ không thực hiện tốt.
- Được rồi. Mọi người làm tốt lắm. Đi ăn thôi!
Hắn nói.
- Đội ơn cậu!!!
Ưng Lịch chia sáu ngàn người này ra làm 4 trung đoàn. Các trung đoàn cứ thay phiên nhau huấn luyện, cứ hai trung đoàn huấn luyện thì hai trung đoàn còn lại phải làm kinh tế như cuốc đất, trồng rau, đóng gạch, nung vôi, xây nhà... Hắn thực hiện chính sách này vừa tiết kiệm quân lương, vừa giúp đám này có thời gian giải tỏa sau huấn luyện. Thực sự, hắn huấn luyện khá độc ác, làm cho bọn lính mỗi lần nghe thấy mình được đi lao động thì cực kỳ vui mừng và chăm chỉ. Bù lại,Ưng Lịch lại rất hào phóng trong việc ăn uống và bồi dưỡng, ba bữa trong ngày thì có một bữa thịt, một bữa có trứng gà hoặc vịt. Quả thật nếu xét riêng về ăn uống thì các tân binh cảm thấy mình đang trên thiên đàng. Nhưng nói về luyện tập thì họ đang dưới địa ngục nhân gian.
- Sao tự dưng cậu Lịch lại nghĩ ra trò này vậy trời!
Một gã lên tiếng than thở.
Đám thân binh này thực ra học vấn rất thấp, họ cả đời không biết làm gì ngoài cày cấy và chuyện vặt trong thôn mà thôi. Cái đầu óc của họ không thể nào tưởng tượng được tại sao Ưng Lịch lại nghĩ ra nhiều cách hành hạ con người như vậy. Nửa đêm gõ kẻng bắt tập hợp đội hình trong một khắc, quần áo phải chỉnh tề, trên vai phải đeo một khúc gỗ dài tầm bốn thước có buộc dây. Mọi người chả hiểu thanh gỗ này có mục đích gì thế nhưng nếu xộc xệch sẽ bị ăn đòn ngay.
Còn chưa hết, nửa đêm tập hợp còn chưa đủ. Tập hợp xong còn chạy một vòng sau đó về ngủ tiếp. Mà ngủ là cấm thì thào nói chuyện riêng, nếu không cũng ăn đập như thường. Một đêm hai ba bận bì dày vò thì sau một tuần cũng có kết quả, người ăn đòn ít hơn rất nhiều.
Nhưng mọi việc chưa dừng ở đó, hàng ngày ngoài chạy bộ xếp hàng, bước đều đứng nghiêm giờ còn thêm một mộ nữa là chạy vượt chướng ngại vật, bò. Nói chung các tân binh giờ cũng mặc kệ rồi, sức thích ứng của những người đàn ông này rất cao, có mệt cũng chỉ bằng với công việc đồng áng mà thôi, giờ chuyện họ bàn tán là những bữa cơm canh thịt, những quả trứng rán vàng óng kia kìa. Nhiều người muốn dấu diếm một ít đem về cho mẹ già, con nhỏ, hay mụ vợ ở nhà nhưng bị Ưng Lịch đánh cho thừa sống thiếu chết.
- Đây là quân lương … các ngươi hiểu là gì không… là lương thực cho quân sĩ. Ừ thì các ngươi là đội cứu hộ nhưng mà mức độ huấn luyện không khác quân nhân là mấy. Các ngươi an hết không sao nhưng đem ra ngoài là trộm quân lương … là tội chém đầu. Lầy này ta tha vì các ngươi xuất phát vì hiếu tâm. Lần sau chặt đầu thị chúng. Các ngươi muốn có thịt có trứng cho người nhà không?
Ưng Lịch lên tiếng.
- Có.. có… có…
Tiếng hô dậy trời lật đất.
- Muốn có thì luyện tập cho tốt, cuối tháng phát lương tha hồ mà mua đồ cho người nhà.
Những tân binh này mua thịt mua trứng của ai? Tất nhiên là nhà Kiên Quốc Công bán rồi, vậy nên tiền lại quay về tay hắn. Lương thực cũng có người tiêu thụ, đây là một cái vòng luẩn quẩn. Quan trọng nhất, họ cũng có tăng gia sản xuất. Mấy thứ này cũng là họ làm ra. Nói chung là Ưng Lịch không có lỗ tý nào.
Thế là tân binh lại càng hăng hái luyện tập nhiều hơn, này thì hành quân dưới bùn. Này thì vác thanh gỗ lên đầu bơi qua sông mà không để ướt, này là chạy mười mấy dặm. Này là vượt chướng ngại vật…tất cả chỉ là chuyện nhỏ mà thôi. Trứng thịt cho người nhà mới là quan trọng. Sức tiến bộ của tân binh cũng khiến Ưng Lịch há mồm.
"Thời hiện đại bói không ra được đoàn người chăm chỉ chịu khó lại biết nghe lời như vậy."
Hắn nghĩ thầm.
Cái này thật là hạnh phúc chết Ưng Lịch. Hắn đang yêu chết chế độ nông nô này.
Nhưng ngày tàn của các tân binh đến rất nhanh, họ phải tập luyện với phụ trọng 12 kg hàng ngày rồi, chỉ có thể nói là khổ vô cùng. Họ đeo trên vai một thứu may bằng vải bố có tên gọi balo. Bên trong chứa phụ trọng đến 12 kg. Nói thì có vẻ không nhiều, ai đó thử đeo liên tục 12 tiếng đồng hồ sẽ biết mùi ngay lập tức.
- Nặng quá!
Một gã than.
- Ráng chịu đi! Mày muốn bị đánh hay cắt khẩu phần!?
Một gã khác nói.
Thật ra lúc đầu Ưng Lịch chỉ nghĩ phụ trọng 8-10kg thôi, nhưng thấy các tân binh sức chịu khó quá cao nên hắn quyết tăng têm hai cân nữa. Danh tiếng ác quỷ của Ưng Lịch cực thịnh, nhưng đến bữa cơm lại thành Ưng Lịch đại thiện nhân. Tuy nhiên, nói gì thì nói hình ảnh uy nghiêm của Ưng Lịch đã in đậm vào tâm trí đám tân binh này. Nhất là cảnh Ưng Lịch dùng gậy tập lúc luyện đánh thương đập cho 20 tân binh sấp mặt chỉ sau một chum trà là đủ hiểu. Đám tân binh cứ cậy mạnh, cậy khỏe lao lên bị hắn dùng gậy chọc liên tục vào những chỗ hiểm như cổ, mặt, hạ bộ hay bị gậy gạt chân ngã xây xẩm mặt mày. Kiếp trước khi học võ cổ truyền hắn thích nhất là học võ thương, gậy vì kiếm thì quá biểu diễn, đao quá sát phạt, chỉ có thương, gậy nếu học thành tài thì dù không được như Triệu Tử Long một mình xông vào giữa mấy vạn quân nhưng cũng đủ để lấy ít địch nhiều, lấy yếu thắng mạnh. Sức một thằng nhóc 4 tuổi dù có khỏe thế nào cũng không thể đánh lại một thằng thanh niên 18 tuổi nhưng đấu thương thì khác, quan trọng là kẻ nào nhanh, chuẩn và hiểm hơn thôi. Sau vụ xa luân chiến với hai mươi thằng tân binh đó, ai cũng nói Nguyễn Phúc Ưng Lịch là thần nhân không phải người, lời Ưng Lịch là không được cãi… Câu này không biết từ ai mà lan truyền khắp đội quân.
Kể ra thì tên nhóc mang linh hồn người lớn còn nhiều điểm mới lạ khiến người ngoài khó hiểu, cách phân bậc trong tân quân là tiểu đội trưởng, trung đội trưởng, đại đội trưởng, tiểu đoàn trưởng, trung đoàn trưởng. Hoàn toàn không giống cách phân chia ngũ trưởng, thập trưởng, bách hộ như thời này. Nó giống quân đội châu Âu nhiều hơn. Dù vậy, cả tướng lĩnh lục quân Đức cũng phải há mồm trước cách dạy của tên này.
Tuy nhiên, mọi người chẳng quan tâm, chỉ biết tiểu đội trưởng được ăn ngon hơn đội viên bình thường. Trung đội trưởng ăn ngon hơn tiểu đội trưởng, đại đôi trưởng thì khỏi phải nói, sướng như vua. Mà còn chưa hết, Ưng Lịch đã hứa là những sĩ quan đội trưởng sẽ được phân lương tháng nhiều hơn tùy cấp bậc. Những người được bổ nhiệm thành các đội trưởng là những người biểu hiện xuất sắc nhất trong huấn luyện vừa qua. Tât nhiên Lịch còn bổ xung:
- Cái chức đội trưởng chỉ là tạm thời, sau một tháng xét lại, biểu hiện tốt làm đội trưởng, biểu hiện kém cút xuống làm đội viên, tất nhiên đội viên có biểu hiện tốt sẽ được thăng lên đội trưởng.
Câu nói này làm các đội trưởng tạm thời thấy nguy cơ hiện hữu, các đội viên thì như hùm như beo hai mắt tỏa sáng mài đao soàn soạt. Vậy là cả doanh trại lại bùng nổ một đợi phấn đấu huấn luyện chưa từng có.
Về sau, khi trả lời phỏng vấn, một cựu binh già kể lại: "Cách huấn luyện của hoàng thượng, lúc đó còn là công tử phủ Kiên Quốc Công, tuy rất độc ác nhưng cũng hiệu quả. Nó đã tạo nên bộ đội Hàm Nghi chấn động cả thế giới."