Chương 22 Đối đầu mưa lũ

Đại Đế Châu Á

Chương 22 Đối đầu mưa lũ

Chương 22 Đối đầu mưa lũ

Trung tuần tháng 8, trên mạn thượng nguồn Đà Giang trời bắt đầu mưa xối xả, làm lính gác phong hỏa đài liên tục phải thay nhau chạy ra bờ sông canh chừng. Hiện tại, một gã thanh niên trẻ với mặt mũi lắm lem đang đăm chiêu suy nghĩ.

Đạt, tiểu đội trưởng đội lính cứu hộ đóng ở Hòa Bình mấy đêm nay không dám chợp mắt, nước sông Đà dâng cao làm hắn không thể không liên tục đi tuần trên vùng thượng nguồn này. Chỉ cần mực nước ngập cái cọc báo lũ kia là hắn phải đi đốt lửa báo nguy ngay.

Bất thình lình, một tên lính hết hơi chạy vào thét lớn:

- Ngập rồi! Ngập rồi! Nước lũ về rồi anh em ơi!

- Cha mẹ đó! Nếu tiền bạc mà được như vậy thì tốt quá!

Đạt chạy ra, nhìn thấy chiếc cọc báo lũ cắm ở bờ sông 3 tháng trước đã bị chìm nghỉm. Hắn hét lớn:

- Đốt lửa lên! Bắn pháo hiệu báo nguy ngay!

- Rõ!

Đám lính nén đĩa dầu vào đống rơm, củi trong phong hỏa đài, ngọn lửa hừng hực cháy lên. Đạt móc quả pháo hiệu ra bắn lên trời. Mấy phút sau, lần lượt mấy chục phong hỏa đài dưới hạ nguồn đều làm như vậy.

Khắp các làng xóm vang rộn tiếng trống, tiếng chiêng chạy lũ. Trung đoàn 2 và trung đoàn 3 tất bật sơ tán nhân dân, trâu bò lên những chỗ đất cao. Mọi đồ đạc thiết yếu được cho hết lên nhà phao. Trâu bò trong đã được lính cứu hộ nhốt tập trung lên những khu đất cao. Những vùng có lính cứu hộ đóng quân đều đã gặt sớm từ tháng 8, ngoài đồng chỉ còn những gốc rạ trơ trọi đợi con nước về. Mấy trăm dặm mặt đê bên phía bờ nam sông Nhị Hà tại khu vực phủ Sơn Tây và thành Hà Nội đã được xây bằng đá hộc xi măng, chắc chắn vô cùng, nước không thể ngấm vào được.

Trung đoàn 1 từ đầu tháng 8 đã chuẩn bị sẵn thuyền bè để đi đến các vùng bị nạn. Tổng tư lệnh của họ, Nguyễn Phúc Ưng Lịch cũng đã mượn hơn ba trăm chiếc thuyền với một ngàn năm trăm tay chèo dưới quyền Phạm Phú Thứ đến các vùng lũ để giúp đỡ. Hắn cho hơn hai ngàn tám trăm người chèo thuyền giúp những chỗ bị ngập nặng, hai trăm người còn lại được hắn phân ra đi tóm những kẻ phải chịu trách nhiệm cho các vụ vỡ đê lần này.(Tất nhiên trừ những chỗ bị hắn phá đê để giảm lũ cho hạ nguồn).

………………………..

Gần một giờ đêm, trời mưa tầm tả. Nước sông Nhị Hà lên lên to quá, khúc đê làng...thuộc phủ... xem chừng núng thế lắm, hai ba đoạn đã thầm lậu rồi, không khéo thì vỡ mất.

- Cố lên anh em!

Dân phu kể hàng trăm nghìn con người, từ chiều đến giờ hết sức giữ gìn, kẻ thuổng kẻ thì cuốc, kẻ đội đất, kẻ vác tre, nào đắp nào cừ, bì bõm dưới bùn lầy ngập quá khuỷu chân, người nào người nấy ướt lướt thướt như chuột lột.Tình cảnh trông thật thảm.

Tuy trống đánh liên thanh, ốc thổi vô hồi, tiếng người gọi nhau sang hộ, nhưng xem chừng ai ai cũng mệt lử cả, ấy vậy mà trên trời vẫn mưa tầm tả trút xuống, dưới sông thì nước bốc lên. Than ôi! sức người khó lòng địch nổi sức trời! Thế đê không sao cự lại dược với thế nước! Lo thay! nguy thay! Khúc đê này hỏng mất.

Ấy lũ con dân đang chân lấm tay bùn, trăm lo nghìn sợ,đem thân yếu hèn mà chống với mưa to gió lớn, để bảo thủ lấy tính mạng, gia tài, thế thời quan tri phủ ở đâu?

Thưa rằng: đang ở trong đình kia, Cách đó chừng bốn năm trăm thước. Ðình ấy cũng ở trên mặt đê, nhưng cao mà vững chãi, dẫu nước to thế nào cũng không việc gì.

Trong đình đèn thắp sáng trưng, nha lệ, lính tráng, kẻ hầu người hạ, đi lại rộn ràng. Trên sập mơi kê ở gian giữa, có một mình quan tri phủ đại nhân, uy nghi chêm chệ ngồi. Tay trái dựa gối xếp, chân phải duổi thẳng ra, để cho tên người nhà quỳ dưới đất mà gãi. Một tên lính lê đứng bên, cầm cái quạt lông chốc chốc lại phe phẩy. Tên nữa đứng khoanh tay chực hầu điếu đóm.Bên cạnh ngài, mé tay trái, bát yến hấp đường phèn, để trong khay khảm khói bay nghi ngút, tráp đồi mồi chữ nhật để mở, trong ngăn bạc đầy những trầu vàng, cau đậu, rể tía, hai bên nào ống thuốc bạc, nào đồng hồ vàng, nào chuôi dao ngà, nào ống vôi chạm, ngoáy tai, ví thuốc, quản bút, tăm bổng trông mà thích mắt.chung quanh sập, bắc bốn ghế mây, bắt đầu từ phía hữu gian,thì có thầy đề, rồi lần lượt đến thầy đội nhất,thầy thông nhì sau hết giáp phía tay tả ngài, thì đến cai tống ở tại cũng ngồi hầu bài.

Ngoài kia tuy mưa gió ầm ầm, dân phu rối rít, nhưng trong này xem chừng tĩnh mịch, nghiêm trang lắm: trừ quan phụ mẫu mọi người không dám to tiếng. So với cảnh trăm họ đang lấm láp, gội gió tắm mưa như đàn sâu lũ kiến ở trên đê, thời ở trong đình rất là nhàn nhã, đường bệ, nguy nga: nào quan ngồi trên, nào nha ngồi dưới, người nhà lính lệ khoanh tay sắp hàng, nghi vệ tôn nghiêm, như thần như thánh. Thỉnh thoảng nghe tiếng quan phụ mẫu gọi: "Ðiếu mày", tiếng tên lính hầu thưa: "Dạ"; tiếng thầy đề hỏi: "Bẩm bốc", tiếng quan lớn truyền: "ừ". Kẻ này "bát sách! ăn". Người kia "thất văn"!...."Phỗng", lúc mau, lúc khoan, ung dung êm ái; khi cười, khi nói, vui vẻ dịu dàng. Thật là tôn kính, xứng đáng với một vị phúc tinh.

Quan lớn ù thêm. Người đầu cánh, kẻ cuối tay, tranh nhau phô bài để quan lớn rõ rằng: "Mình có đôi mà không dám phỗng qua mặt!". Hèn chi mà quan chẵng ù luôn! Quan ù ấy là hạnh phúc!...

Khi đó, ván bài quan đã chờ rồi. Ngài xơi xong bát yến vừa xong, ngồi kểnh vuốt râu rung đùi, mắt đang mãi trông đĩa nọc, bỗng nge ngoài xa tiếng kêu vang dậy trời đất. mọi người đều giặt nảy mình, quan vẫn điềm nhiên, chỉ lăm le chờ người ta bốc trúng quân mình chờ mà hạ, Vì ngài sắp ù to.

Có người khẽ nói:

- Bẩm, dễ có khi đê vỡ?

Ngài cau mặt, gắt rằng:

- Mặc kệ!

Rồi ngồi xếp bài lại, quay gối dựa sang bên phải, nghiêng mình bảo thầy đề lại:

Có ăn không thì bốc chứ?

Thầy đề vội vàng:

Dạ, bẩm bốc.

Vừa lúc đó thì tiếng người kêu rầm rỉ, càng nghe càng lớn. Lại có tiếng ồn òa nhưthác chảy xiết, rồi lại có tiếng gà,chó, trâu,bò kêu vang tứ phía.

Bấy giờ ai nấy ở trong đình đều nôn nao, sợ hãi. Thốt nhiên một người nhà quê, mình mẩy lấm láp, quần áo ướt đẫm, tất cả chạy xông vào, thở không ra hơi.

Bẩm... quan lớn... đê vỡ mất rồi!

Ðê vỡ rồi!... Ðê vỡ rồi, thời ông cách cổ chúng mày, thời ông bỏ tù chúng mày. Có biết không... Lính đâu? Sao bay dám để cho nó chạy xồng xộc vào đây như vậy? không còn phép tắc gì nữa à?

Dạ, bẩm...

Ðuổi nó ra!

Ngoảnh mặt vào hỏi thầy đề:

Thầy bốc quân gì thế?

-Dạ, bẩm con chưa bốc

Thì, bốc đi chứ!

Thầy đề tay run cầm cập, thò tay vào đĩa nọc, rút một con bài.lật ngữa xướng rằng:

Chi chi!

Quan lớn vỗ tay xuống sập, kêu to:

Ðây rồi! Thế chứ lại.

Rồi ngài vội vàng xòe bài, miệng vừa cười vừa nói:

ù! thông tôm chi chi nảy!

Ðiếu, mày!...

Bỗng một tiếng trẻ con vang lên:

- Quan lớn đánh giỏi nhỉ, ù to nhỉ? Cho ta chơi với được không?

Cả đám giật mình. Không ai biết từ đâu ra một thằng nhóc như vậy.

- Thằng nhãi nào dám nói bậy? Lính đâu, gô cổ nó lại cho ông!

Lão tri phủ hét lớn.

- Bẩm quan, đó là, đó là… Thầy đề mặt tái mét, lắp bắp nói.

Quan lớn quay lại, khuôn mặt ngài tái nhợt khi thấy một thằng nhóc khoảng 4-5 tuổi đầu đội nón lá, mặc áo tơi đi vào. Thằng bé tháo nón ra, để lộ một khuôn mặt non nớt nhưng đầy sát khí. Nếu không có mấy tên lính cao to cầm trường đao đi đằng sau thì ai cũng nghĩ thằng nhóc này bị điên rồi.

Ưng Lịch thét lớn:

- Bắt hết cả lũ chúng nó lại!

- Cậu Lịch tha cho chúng con!

Lão tri phủ cùng cả đám nha lại chức sắc vội quỳ xuống rối rít xin tha. Cả Đại Nam này, ngoại trừ Nguyễn Phúc Ưng Lịch ra thì không có thằng nhóc nào làm được. Dù vậy, thằng nhóc kia mặt vẫn lạnh tanh và quát:

- Tống chúng nó vào ngục Sơn Tây! Ba ngày sau chém hết, tài sản đem sung công!

Lịch không phải kẻ cuồng sát. Hắn có lòng thương người. Tuy nhiên, nó là giành cho những người dân cố làm mà không có ăn, cho dân tộc đang trong cảnh nước sôi lửa bỏng. Đám hại nước hại dân không nằm trong danh sách đó.

Lúc này, một tên lính chạy vào thưa:

- Thưa tổng tư lệnh! Đã vớt được hết người dân trong vùng bị lũ cuốn. Lương thực cũng vớt được một nửa. Trâu bò cũng vớt được sạch, chỉ có lợn gà của dân quanh đây chết đuối thôi ạ.

- Tốt lắm! Đã bắt được hết đám sâu mọt làm hỏng đê chưa?

- Dạ, chúng nó bị tóm hết rồi! Ngài định xử trí bọn này thế nào?

- Ba ngày sau đem ra chém cùng đám kia. Tài sản cũng sung công hết.

Trận lũ đợt này do có sự chuẩn bị và báo động sớm nên hầu như không có thiệt hại về người và trâu bò. Mùa màng các vùng hầu hết đã gặt sớm nên cũng không thiệt hại đáng kể. Sau lũ, nhiều người dân bị mắc bệnh đường ruột nhưng nhờ có berberin của công ty dược Tuệ Tĩnh nên dịch bệnh không bùng phát. Số người chết lần này chỉ khoảng gần ba trăm người, tính gộp đám quan viên bị chém. Ưng Lịch lại dẫn trung đoàn 1 về Hải Dương trông coi việc sản xuất xi măng. Phạm Phú Thứ nhắn với hắn đã tìm được một đối tác thương mại đến từ xứ Phù Tang, theo cách gọi của người phương Bắc hay Nhật Bản, mời hắn đến gặp gấp.