Chương 31: Hội nghị

Đại Đế Châu Á

Chương 31: Hội nghị

Chương 31: Hội nghị

Ngày mùng sáu tháng chạp năm Ất Hợi(1875)- Văn phòng công ty xe đạp Ưng Phong.
4 vị trung đoàn trưởng của đội quân cứu hộ đang họp mặt tại đây quanh một chiếc bàn tròn. Chủ tướng của họ, một thằng bé chưa đầy 5 tuổi ngồi tại ghế chủ tọa. Tổng cộng có hai mươi tư chỗ ngồi quanh chiếc bàn lớn này, ở giữa nó là bức địa đồ xứ Nam Bàn tức Tây Nguyên sau này. Ưng Lịch lên tiếng:
- Theo chiếu lệnh của bệ hạ, ta cùng cha ta sẽ lên trấn giữ đất Nam Bàn. Ta sẽ mang theo trung đoàn 4 và một nửa trung đoàn 1 cùng hai ngàn hai trăm tân binh. Lực lượng còn lại của trung đoàn 1 sẽ ở lại đóng quân tại Hải An tuyển thêm tân binh, kết hợp với tổng đốc Phạm đại nhân bảo vệ thương cảng Vân Đồn cùng Móng Cái. Khi xảy ra thiên tai, vỡ đê, dịch bệnh thì tùy tình hình hành động. Triều đình nếu không cấp kinh phí thì bắt tổng đốc ghi giấy nợ rồi báo về cho ta.
- Thưa tổng chỉ huy, nếu bắt được mấy thằng sâu mọt như lần trước thì sao?
- Cứ bắt lại đem lên phủ tổng đốc xử cho ta. Không cần tha thằng nào cả, ít nhất cũng tịch biên hết gia sản chúng nó.
- Rõ! Thưa tổng tư lệnh!
Các quan tổng đốc cùng tuần phủ các tỉnh miền Bắc đều có cổ phần trong các công ty xây dựng của Ưng Lịch. Lợi ích hai bên hầu như được cột lên lẫn nhau, hắn có chuyện thì đám kia cũng chịu vạ lây. Bên cạnh các quan luôn có 1 tay thư kí là người của thằng nhóc Lịch cử đến, mang tiếng là làm cố vấn nhưng thực chất để điều hòa lợi ích của các vị đại quan đầu tỉnh và sản nghiệp của hắn ở vùng đó. Mô hình quan chức hợp tác cùng doanh nghiệp lần đầu tiên được triển khai ở Đại Nam này. Cũng nhờ việc này mà thuế thu tại các tỉnh tăng rất nhiều. Mọi khi các cấp làng, xã, huyện, phủ đều có tình trạng phép vua thua lệ làng, thuế đinh, thuế ruộng đều bị đám quan lại cấp thấp này tham ô vô số kể. Nay nhờ các doanh nghiệp dưới quyền phủ Kiên Quốc công thống kê, tính toán giùm quan tổng đốc mà sổ sách rõ ràng hơn. Dân trong vùng tham gia vào các hợp tác xã chẳng bao giờ nợ thuế đinh thuế ruộng cả, hợp tác xã sẽ trực tiếp nộp thuế lên tỉnh thay cho xã viên; điều tương tự xảy đến với các doanh nghiệp và công nhân của họ. Nhờ đó sự "hao hụt", "thất thoát" có khi lên đến 70% thuế khi đi qua các cấp trung gian được loại bỏ. Ở mỗi tỉnh, Ưng Lịch chỉ cần nắm chặt hai thứ: quan đầu tỉnh cùng dân lao động là được, đám cường hào địa chủ thuận hắn thì sống, chống lại tan cửa nát nhà. Các quan từ tri phủ trở xuống cũng vậy, không có tổng đốc hay tuần phủ chống lưng thì đấu sao lại hắn. Bọn chúng đều phải thuận theo mọi quyết sách mà thằng nhóc gần 5 tuổi này đưa ra, nếu không bất cứ lúc nào cũng có khả năng ngồi nhà đá. Hệ thống thu thập thông tin nhờ dân chúng đời nào cũng nhạy, việc lớn việc bé nhà các quan luôn có người biết. Trong những việc đó không thiếu những tin tức nhạy cảm đủ thổi bay mũ quan của họ. Nếu một vị quan tri huyện không nghe lời, hôm sau sẽ có một cuốn sổ gửi đến cho ông và ngài có hai lựa chọn: ngồi yên trên công đường làm việc cho nhà Kiên Quốc công hoặc vào nhà đá. Nhờ vào các hợp tác xã và những doanh nghiệp xây dựng, dược phẩm và hệ thống bán lẻ luồn xuống được các làng xã khắp đồng bằng Bắc Bộ trong lần ra Bắc vừa rồi, Ưng Lịch có thể khống chế đời sống của gần 80% dân số vùng đất quan trọng nhất của Đại Nam hiện nay. Chỉ có thành Hà Nội cùng các khu vực xứ đạo chưa ở trong tầm khống chế của hắn.
Dựa vào sức mạnh của xe đạp, hệ thống bán lẻ mà thằng nhóc xây dựng nên có khả năng vận chuyển tốt gấp hai ba lần đám lái buôn Trung Hoa. Cũng nhờ sáu ngàn binh sĩ cứu hộ cùng ra Bắc đợt vừa rồi trấn áp vô số đám thổ phỉ hợp tác cùng bọn lái buôn đó mà hai vạn nhân viên trong hệ thống phân phối của hắn mới yên tâm làm việc. Đám lái buôn hợp tác với thổ phỉ kẻ thì chạy, kẻ bị chém. Chỗ trống trong chuỗi cung ứng được người của phủ Kiên Quốc Công trám vào, những kẻ còn lại không đủ sức mạnh để làm nên việc gì. Hệ thống sản xuất thủ công nghiệp tại các làng nghề Bắc bộ cũng được Ưng Lịch giúp đỡ về vốn liếng và vật liệu hoặc tổ chức thành các hợp tác xã tiểu thủ công nghiệp tại đó. Các hợp tác xã mọc lên khắp miền bắc cũng giúp việc buôn bán hàng hóa thuận lợi hơn trước rất nhiều. Trước kia, nông dân và thợ thủ công nhiều lần phải bán rẻ sản phẩm của mình cho đám thương lái để lấy tiền đóng thuế mỗi đợt triều đình thúc thuế thì nay họ được hợp tác xã giúp đỡ về khoản tiêu thụ sản phẩm. Nhờ đó thu nhập của người nông dân hay thợ thủ công tăng lên rất nhiều. Ngoài ra các kỹ thuật nông nghiệp mới cũng được hướng dẫn cho những nông dân tham gia hợp tác xã giúp cho năng suất tăng gấp đôi ba lần năm trước. Nhiều địa chủ thấy thế không muốn lạc hậu cũng tự động góp đất, góp tá điền tham gia hợp tác xã. Nhờ khống chế được hệ thống sản xuất, vận chuyển cùng tiêu thụ mà Ưng Lịch bây giờ trở thành nhà tư bản độc quyền lớn nhất Đại Nam này. May cho Tự Đức không ngu ngốc đến mức động đến hắn và gia đình hắn chứ nếu hắn muốn, hắn có thể cho nền kinh tế của hai phần ba đất nước Đại Nam này sụp đổ trong một tuần.
Ưng Lịch tiếp tục ra lệnh cho hai trung đoàn trưởng còn lại:
- Trung đoàn 3 đóng quân tại Bắc Ninh, tiếp tục hỗ trợ các hợp tác xã cùng các doanh nghiệp và công ty mới mở của ta. Các anh hãy chia ra các đại đội về các vùng và xây dựng các trạm y tế tại nơi đóng quân của từng đại đội để tổ chức khám, chữa bệnh cho nhân dân trong vùng. Với người nghèo có thể thu phí khám chữa bệnh ít đi, người giàu thì cứ thu thẳng tay cho ta.
- Trung đoàn 3 đã rõ.
- Trung đoàn 2, nhiệm vụ của các anh cực kỳ quan trọng. Các anh đóng quân tại kinh thành lo nhiệm vụ vận chuyển vũ khí từ nhà máy cho các nơi. Sẽ có người của nhà máy vũ khí đến nói địa điểm giao vũ khí cho các anh. Hãy hộ tống chúng đến từng địa điểm theo lệnh ta.
- Trung đoàn 2 đảm bảo hoàn thành nhiệm vụ.
4 trung đoàn trưởng đầu tiên có những cái tên rất kêu: Anh, Dũng, Kiên, Cường. Tất cả đều xuất thân từ đội ngũ thân binh hộ vệ mà Hồng Cai giao cho con trai út của mình năm trước. Trong đội ngũ đó 4 người này không phải những kẻ giỏi võ nghệ nhất nhưng chắc chắn là những kẻ có tài quản lý binh lính tốt nhất. Điều cốt lõi quan trọng nhất của một đội quân luôn là quân kỷ phải nghiêm minh. Lính đánh trận có hăng mấy mà không có kỷ luật sắt thì cũng như đám Kiêu binh làm sụp cơ đồ nhà họ Trịnh thôi. Kiêu binh Thanh-Nghệ có sức mạnh rất đáng sợ, dưới tay thao lược của Trịnh Sâm liên tục đánh dẹp tứ phương từng quét ngang xứ Đàng Trong như chốn không người, làm anh em Tây Sơn phải quỳ gối xưng thần. Nhưng tại sao cũng đội quân đó trong tay Trịnh Tông lại tan rã nhanh chóng dẫu có cái lợi thế tác chiến sân nhà? Cũng vì một chữ quân kỷ mà thôi! Khi đó quân Tam phủ đã thành một đám đầu trộm đuôi cướp, mạnh ai người ấy đánh, liên tục nhũng nhiễu làm mất lòng dân, không lo binh bị nên giống như đống cát gặp nước lớn, bị Nguyễn Huệ đánh dẹp trong thời gian ngắn. Rồi một thời gian sau quân Tây Sơn cũng vậy, liên tục nhiễu dân tại Bắc Hà khiến Quang Toản mất lòng dân, khi chạy ra bắc liền bị cường hào bắt đem nộp cho vua Gia Long. Quân đội Đại Nam bây giờ cũng đang bước vào vết xe đổ ấy, quân kỷ không nghiêm khiến nhiều lần giặc chưa đánh đã chạy, gần vạn quân triều đình không đánh lại vài trăm thằng lính Pháp. Kiếp trước nhiều lần đọc lại mà thấy tức điên người, kiếp này sống lại hắn quyết không để đội quân mình tạo nên đi vào những vết xe đổ ấy nữa. Do đó Ưng Lịch mới cử 4 người thân vệ này làm trung đoàn trưởng và đẩy mạnh công tác chính trị trong hàng ngũ lính cứu hộ. Gần năm trời đào tạo qua chiến đấu và lao động, bây giờ đã có những thành quả rõ rệt. Binh lính của hắn gần như là bản sao của người lính QĐNDVN kiếp trước, khác biệt duy nhất là đối tượng trung thành của họ chỉ là một mình hắn mà thôi. Hắn đã từng phát biểu trước toàn quân nói hết cho anh em binh sĩ về lý tưởng của hắn: Bảo vệ nhân dân Đại Nam và đánh đuổi những kẻ xâm lăng khỏi đất nước này. Nó không chỉ như một lời kêu gọi mà còn là tuyên bố xác định mục tiêu chính nghĩa cao cả không chỉ của những người lính kia mà còn của tất cả mọi công nhân, nông dân, thương nhân… làm việc cho hắn nữa. Nó cho mọi người một lý tưởng để đoàn kết và phấn đấu, bất chấp những khó khăn gian lao sắp tới. Đó cũng là lý do mà hắn không thể soán ngôi Tự Đức được, lúc đó hình tượng của hắn không còn sự chính nghĩa nữa mà chỉ là một kẻ lợi dụng quyền mưu tranh giành ngai báu mà thôi.
Cho các sĩ quan chỉ huy quân đội lui xuống, Ưng Lịch tiếp tục làm việc với đám giám đốc doanh nghiệp, công ty của mình. Tất cả các doanh nghiệp, công ty dưới trướng hắn bây giờ đều được quản lý chung dưới cái tên: Tập đoàn Đại Việt. Chủ tịch tập đoàn đương nhiên là hắn, các doanh nghiệp công ty hoạt động dưới hình thức vốn cổ phần góp giữa hắn và các cổ đông khác nhau nhưng hầu hết đều là hắn chiếm hơn 50% cổ phần. Tập đoàn có lực lượng bảo an còn đông đảo hơn cả đám lính cứu hộ của hắn: lên đến hơn một vạn người. Mặc dù đông như vậy nhưng sức chiến đấu và kỷ luật so với quân cứu hộ vẫn kém xa, tuy nhiên lực lượng này khá hữu dụng trong nhiều việc quân đội không tiện làm. Những chuyện như buôn lô đề bên Thanh triều hay điều tra rồi thu phục bước đầu một số bộ tộc xứ Nam Bàn đều do họ thực hiện cả. Đám ninja và samurai đều trong biên chế của lực lượng này, góp phần nâng cao khả năng chiến đấu nếu cần thiết của họ.
Giao xong nhiệm vụ cuối năm và duyệt chi tiền tết cho mọi chi nhánh và doanh nghiệp trong tập đoàn xong, chỉ còn mấy người chỉ huy lực lượng bảo an ở lại làm việc với Ưng Lịch. Những gã này cũng xuất thân từ đám thân binh hộ vệ phủ Kiên Quốc công, đã theo hắn từ đợt đi chống dịch tại Quảng Trị từ năm ngoái. Hắn lần lượt điểm qua gương mặt từng người rồi nói:
- Mấy ngày nữa ta cùng cha sẽ lên Nam Bàn khai hoang, có một số chuyện quan trọng ta cần các anh làm giúp ta.
- Xin cậu chủ cứ ra lệnh! - Cả đám đồng thanh đáp. (Do đều là thân binh nên họ quen gọi Ưng Lịch bằng cậu chủ.)
- Ta muốn các anh quản lý chuyện buôn bán súng đạn cùng thu mua diêm sinh cho ta.
- Thưa cậu chủ, chuyện quan trọng như vậy chúng tiểu nhân ít học sợ làm không được.
- Ta sẽ cho người giúp các anh về các khoản quản lý. Các anh lo nhiệm vụ giám sát và áp tải, bảo vệ hàng hóa thôi!
- Dạ rõ, thưa cậu!
Ưng Lịch cho người lấy ra mấy loại súng mà hắn sẽ bán ra thị trường. Loại thứ nhất là khẩu shotgun nòng trơn, dùng cơ chế lên đạn break-action. Vùng thân súng sẽ có bản lề để người sử dụng bẻ xuống, lấy vỏ đạn đã bắn ra và thay đạn mới vào. Loại này có ba phiên bản: 1 nòng, 2 nòng kiểu Side by Side (hai nòng cạnh nhau - SxS) và Over/Under (nòng trên nòng dưới – O/U). Loại hắn đem bán là loại 1 nòng cùng 2 nòng O/U. 1 khẩu 1 nòng có giá tám mươi quan tiền, khẩu hai nòng O/U có giá cao hơn nhiều: hai trăm quan. Mức giá này rẻ hơn rất nhiều so với súng của phương Tây hiện thời, phải biết năm 1865 một khẩu Spencer carbine ở Mỹ có giá đến 50 đô la tức bằng 1,6 lạng vàng tức khoảng hai trăm năm mươi quan tiền đồng thời Tự Đức. Tiền đồng thời này liên tục mất giá nên cái giá 1 lạng bạc bằng 1,7 quan tiền thực tế chỉ là giá mà triều đình ép dân bán bạc cho mà thôi (thực tế thời này 17 quan tiền mới bằng 1 lạng bạc). Chi phí sản xuất thấp như vậy bảo sao đám lái buôn vũ khí châu u lại giàu đến thế. Chúng chỉ việc mua những khẩu súng, pháo lỗi thời mà quân đội vứt đi rồi bán cho người châu Á là có thể lãi đến mười, hai mươi lần. Những khẩu súng hiện đại như của Ưng Lịch nếu cho bọn chúng bán ra có lẽ phải đắt gấp 3 - 4 lần ở châu Á này. Mấy khẩu shotgun này đều dùng nòng trơn và đạn thường, loại đạn hoa cải hắn chỉ cung cấp cho nhân viên bảo an của mình và cấm bán ra ngoài. Loại súng ngắn bán ra cũng có 3 phiên bản giống shotgun nhưng cỡ nòng nhỏ hơn nhiều, tầm bắn hiệu quả cũng chỉ trong 15-20 mét. Chúng có giá lần lượt là ba mươi quan, năm mươi quan cùng bảy mươi lăm quan tiền. Những khẩu được định chế riêng cho giới quý tộc, được nạm vàng bạc có giá còn cao hơn nhiều, từ vài chục đến vài trăm lượng bạc. Đạn dùng cho súng cũng có mấy loại thuốc nhồi khác nhau: loại rẻ chỉ nhồi NaClO3 với bột than, dùng loại này thì nhanh hỏng nòng súng; loại xịn thì dùng thuốc nổ đen theo công thức của người châu u, nòng súng ít bị tổn hại hơn.
Mấy gã chỉ huy bảo an nghe được trang bị súng thì mừng lắm, đi chuyển hàng lên miền núi bây giờ cũng yên tâm hơn, đỡ lo đám giặc cướp thổ phỉ đánh lén. Trước khi giải tán cuộc họp, Ưng Lịch cũng giao cho mấy tên quản lý đường dây ghi lô đề bên nhà Thanh nhiệm vụ mới: móc ngoặc với đám quan binh Tàu ở Quảng Châu để bọn chúng đổi diêm tiêu(KNO3) lấy NaCLO3 của hắn, chấp nhận với tỷ lệ 1 cân diêm tiêu đổi 3 cân natri clorat. Hắn cần tích trữ thuốc súng và các vật tư quan trọng từ bây giờ để chuẩn bị cho những trận chiến khốc liệt sắp tới.
-------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Hoan nghênh mọi người comment nhiệt tình! Nếu sau chương này có hơn 30 comment thì thứ 7 sẽ có chương 32.