Chương 33 Lực lượng đặc biệt

Đại Đế Châu Á

Chương 33 Lực lượng đặc biệt

Chương 33 Lực lượng đặc biệt

Nam Bàn, Kom Tum.
Cái chức Nam Bàn Quận Vương với Nam Bàn Quận Công nghe thì oai lắm nhưng chả được tích sự gì. Trên lý thuyết, Ưng Lịch và Hồng Cai có quyền ra lệnh cho toàn bộ quan viên và binh lính ở đây và cả quyền chém trước tấu sau. Khổ nổi là đào cả Tây Nguyên hay lúc này là Nam Bàn cũng chả đào đâu ra bóng dáng của quan viên nhà Nguyễn. Cùng lắm thì có vài người tới làng bản thu cống phẩm rồi té.
Theo lịch sử, phải tới năm 1888, một gã người Pháp mới leo lên Tây Nguyên rồi chinh phạt các bộ lạc ở đây. Tuy nhiên, mọi chuyện đã diễn ra sớm hơn mười nắm. Lúc này, Ưng Lịch mới hiểu cảm giác của đám thám hiểm người phương Tây. Cũng chả biết trùng hợp hay không mà ở Mỹ lúc này cũng đã có hàng loạt cuộc di dân về miền Tây hoang dã.
- Con nói đúng, người của ta không dễ mua chuộc.
Lão Cai nói, ngắt ngang dòng suy nghĩ của hắn.
Thực tế, đám lính cứu hộ vừa được biên chế về triều đình đã được ưu đãi không hề nhỏ. Dù vậy, các sĩ quan vẫn thường xuyên liên lạc và sẵn sàng nghe lệnh của cha con Kiên Quốc Công.
- Con đã nói rồi mà.
Lich lên tiếng.
- Giờ mày tính xử lý sao với đám Thủy Xá và Hỏa Xá đây.
Hồng Cai hỏi,
Đó cũng chính là hai vương quốc của người Thượng ở Tây Nguyên. Gọi là vương quốc cho oai vây thôi chứ cũng chỉ là liên minh bộ lạc, được cái tiếp xúc nhiều với các nước trong khu vực nên phát triển hơn chút.
Nói đúng ra thì thiết lập quan hệ với đám này cũng không phải khó. Khổ nổi là đám quan lại ở dưới xuôi cùng với thương buôn lúc trước hay làm khó dễ làm các bộ lạc tập trung đánh xuống đồng bằng. Dĩ nhiên, trình độ chiến cách xa nhau, quân Nguyễn dễ dàng đẩy lùi những cũng làm quan hệ hai bên cực kỳ xấu.
- Nhu cương kết hợp. Chúng ta vừa cho họ lợi ích, vừa cho họ thấy sức mạnh.
Lịch lên tiếng.
- Còn quan viên ở Sơn Phòng thì sao.
Sơn Phòng là cơ quan do Tự Đức lập để đảm bảo an ninh các vùng giáp ranh. Về sau, nó quản luôn việc buôn bán.
- Chúng ta có thánh chỉ, lại có quân trang bị hiện đại. Bọn chúng có mười lá gan cũng không dám. Cùng lắm thì cho chúng một chút lợi ích. Như vậy…
Tên này chưa nói xong thì đã có lính chạy vào.
- Báo! Có một đội xe chở muối bị thổ phỉ tấn công. Hiện tại đang bị bao vây.
Hắn nói.
- Hoang đường! Súng ống cấp cho tụi bây để chơi sao. Xông việc ông sẽ cách chức cả lũ.
Hồng Cai nổi giận. Lão cũng không phải không có lý. Quân của Ưng Lịch tại bây giờ có thể xem là lực lượng vô cùng tinh nhuệ, có thể vượt xa cả Hoài Quân bên nhà Thanh do Lý Hồng Chương sáng lập. Nếu so sánh thì ở khắp châu Á, trừ quân đội phương Tây, nó cũng chỉ thua quân đội của thiên hoàng Minh Trị, vốn có kinh nghiệm từ chiến tranh Bosin mà thôi.
- Ngươi kể chi tiết cho ta xem.
Ưng Lịch lên tiếng. Hắn nhìn khuôn mặt nghiêm trọng của gã này thì chắc chắn là phải có vấn đề gì đó.
Nhắc tới thổ phỉ, hắn cũng thấy hơi lạ. Ở đây là miền ngược, người Kinh mãi sau này mới lên đây định cư lấy đâu ra phỉ. Người Thượng cũng có thể tấn công nhưng thông thường thì họ ít khi tấn công nếu không bị khiêu khích. Mà với thực lực của quân hắn hiện tại, trừ khi quân chính quy Pháp đích thân tấn công với chi viện của pháo binh. Còn không thì khó có đạo quân nào có thể gây thiệt hại.
Tay lính bắt đầu kể lại sự việc: hóa ra đội xe chở muối này đi sau cùng, cách xa khỏi đoàn dân phu, lính bảo vệ chỉ có hơn ba mươi tên tân binh cùng sáu lính già. Đám thổ phỉ nhân lúc nhá nhem tối trời để tấn công. Có khoảng hơn một trăm tên thổ phỉ tấn công những chiếc xe muối. Bọn này võ nghệ vô cùng cao cường, đặc biệt chúng lại được trang bị súng kíp nữa.
Ưng Lịch hỏi tiếp:
- Đã cầu viện các đại đội khác chưa?
- Dạ thưa, đã có hai đại đội chạy đến chi viện rồi ạ.
- Ta cũng đến xem sao.
Nói rồi hắn dẫn theo Ông Ích Khiêm cùng hai trăm lính đạp xe đến hiện trường. Sau một tiếng đồng hồ, mọi người đã tới nơi xảy ra vụ việc. Có mười tân binh bị thương, 1 thằng xui xẻo bị bỏng nặng chắc không qua khỏi. Về phía đám thổ phỉ, đang lúc áp đảo lũ tân binh thì bị hai đại đội chi viện đến áp đảo, bọn chúng bỏ lại hai mươi xác chết rồi chạy thẳng một mạch. Dù là đánh lui được kẻ địch nhưng cũng có ba xe muối bị chúng cướp mất cùng khoảng chục xe khác bị đốt cháy. Quân lính do lo cứu hỏa cùng hàng hóa trên xe nên không đuổi theo đám kia được. Hồng Cai tức tím mặt chửi cho cả đám lính một trận thậm tệ. Nguyên nhân bị thương đến ¼ quân số chủ yếu do đám tân binh mới chỉ được trang bị nỏ gắn trên xe đạp, lại bị kẻ địch tập kích bất ngờ nên hơi cuống. May mà mấy anh lính già núp vội rồi bắn yểm trợ nên chỉ có mười người bị thương. Cậu lính bị bỏng nặng kia thì do kẻ địch bắn ra một quả đạn lửa ngay lúc đầu tập kích. Nghe trung đội kia kể lại xong Ưng Lịch vội can ngăn cha mình rồi tới thăm hỏi những người lính bị thương. Cũng may mà mấy lính già quá quen với việc cứu thương này nên đám thương binh hầu như không có gì đáng ngại ngoại trừ anh chàng bị bỏng nặng đã tắt thở mất rồi. Ra lệnh hỏa táng người liệt sĩ đầu tiên xong, Ưng Lịch lập tức điều động đại đội đặc công cùng đại đội trinh sát đi tìm cho bằng được hang ổ đám cướp kia. Hắn muốn bắt đám người kia trả giá cho cái chết của người lính trẻ kia.
Trong đội quân của Ưng Lịch có 4 lực lượng được coi là tinh nhuệ nhất, đáng sợ nhất. Nếu sử dụng hợp lý, những lực lượng này có thể lấy một địch mười, đánh thắng kẻ thù đông gấp nhiều lần. Tuy nhiên, vì sự tinh nhuệ đó mà số lượng của họ rất hạn chế, mỗi lực lượng chỉ có khoảng 1 đại đội. Bốn đại đội đó trực tiếp nghe theo lệnh của tổng tư lệnh chứ không nghe sự chỉ huy của trung đoàn trưởng nào cả. Họ lần lượt là đại đội đặc công, đại đội trinh sát, đại đội bắn tỉa, và đại đội cận vệ.
Lực lượng đặc công hắn xây dựng theo phương pháp tương tự của Quân đội nhân dân Việt Nam thời hiện đại. Đây là một lực lượng đặc biệt tinh nhuệ, quân nhân được tổ chức, trang bị và huấn luyện đặc biệt, có phương pháp tác chiến linh hoạt, táo bạo, bất ngờ, thường dùng để tập kích bất ngờ vào các mục tiêu hiểm yếu nằm sâu trong đội hình chiến đấu, bố trí chiến dịch và hậu phương của địch. Vũ khí chính của họ là những khẩu súng SNV02 – loại súng lục ổ quay có báng gấp nòng dài 30cm. Ngoài ra mỗi người có thêm năm quả lựu đạn chày hoặc lựu đạn khói.
Lực lượng trinh sát lại khác, họ có nhiệm phải đi trước, thường là trong đêm tối, tiếp cận địch (đồn địch, hoặc nơi đóng quân dã ngoại), quan sát, theo dõi, ghi nhớ tình hình. Sau đó phải xóa dấu vết rồi về đơn vị, bí mật báo cáo tình hình cho chỉ huy, tham gia tư vấn, tham mưu (dù không phải cán bộ tham mưu có cấp bậc cao) lên phương án, đắp sa bàn, dựng thao trường tương tự để tập đánh, trước khi vào trận thật. Tiếp đó họ phải đi trước dẫn quân vào tận vị trí một cách bí mật. Lính trinh sát là những người được tuyển chọn có dáng người phải nhỏ nhắn, gọn gàng. Họ được trang bị giống bộ binh thông thường, có thêm lựu đạn cùng dao găm cho những trường hợp phải chiến đấu. Những người lính này được dạy võ cận chiến bài bản nhất trong toàn quân, thậm chí còn giỏi hơn cả những người lính đặc công nữa. Đặc trưng của họ là "đi không dấu, nấu không khói, nói không tiếng, tử chiến không ồn ào". Những người lính này thường không bắt tù binh, trừ trường hợp cấp trên ra lệnh.
Đại đội bắn tỉa lại là một lực lượng có vai trò khác, họ là những người sử dụng súng bắn tỉa từ vị trí ẩn nấp, bắn vào mục tiêu thường là từ khoảng cách xa hơn khoảng cách chiến đấu của bộ binh thông thường. Họ được huấn luyện đặc biệt về kỹ năng ẩn nấp và bắn. Khi tuyển quân cho lực lượng này, Ưng Lịch ưu tiên tuyển những người có xuất thân thợ săn cùng những người có khả năng bắn súng tốt nhất. Vũ khí của họ là những khẩu súng trường nòng lớn có cỡ nòng từ mười ba ly đến hai mươi ba ly, được trang bị kính ngắm cùng đạn nhọn chuyên dụng cho tầm bắn hiệu quả từ tám trăm đến hai ngàn mét. Họ chuyên nhắm vào những mục tiêu quan trọng của kẻ địch như sĩ quan chỉ huy, pháo thủ, lính cầm cờ, lính thông tin truyền lệnh hoặc những mục tiêu quan trọng như súng máy, khinh pháo. Trong kháng chiến chống Mỹ, những người lính bắn tỉa hoạt động đơn lẻ của ta có lẽ là lực lượng gây chấn thương tâm lý nặng nhất cho lính Mỹ.
Cuối cùng là đại đội cận vệ, đây là lực lượng đặc biệt trung thành, chuyên làm nhiệm vụ bảo vệ cho hai cha con Hồng Cai – Ưng Lịch. Họ được nhồi sọ thành những kẻ sẵn sàng lấy thân mình chắn tên đạn cho cha con hắn. Việc đào tạo tư tưởng cho họ được hắn học theo cách mà "anh họa sĩ ria mép" đào tạo đám SS và Stalin nhồi sọ đám NKVD vậy. Trang bị của những người lính này cực kỳ mạnh, đủ cho nhiệm vụ đánh vỗ mặt bất cứ kẻ thù nào. Mỗi người lính được trang bị súng trường STV 02 có khả năng bắn mười hai viên đạn liên tục. Về vũ khí cận chiến có mã tấu cùng xẻng và năm quả lựu đạn. Không tính đến pháo binh thì trong vòng hai trăm mét, họ có thể áp chế mọi đội quân có quân số tương đương mình.
Để lại cha mình cùng bốn ngàn lính ở lại ổn định đoàn người và tổ chức vũ trang, cảnh giới cho đám dân phu. Ưng Lịch dẫn theo Ông Ích Khiêm cùng năm trăm người chuẩn bị cho cuộc đột kích vào ổ thổ phỉ kia.