Chương 27: Quyền chế súng
Mấy ngày sau, phủ Kiên Quốc Công.
Sau khi nhận thánh chỉ xong, trong phủ tương đối hỗn loạn. Một số người tâm lý không vững đã tìm cách bỏ đi. Bản thân Hồng Cai cũng vậy. Tuy nhiên, sau mấy canh giờ nói chuyện với Ưng Lịch thì thái độ đã thay đổi hoàn toàn. Cứ như vậy, cả phủ nhanh chóng chuẩn bị lên đường đi Nam Bàn.
Lúc này, một người bắt đầu đi tới. Đây là điều khá hiếm hoi bởi từ sau đạo thánh chỉ kia, đa số các quan viên đều quan sát tình hình. Người đó không ai khác là Tôn Thất Thuyết.
Vào tháng 10 năm 1875, cũng tức là mấy bữa trước, khi ông đang làm Tổng đốc Ninh-Thái, phái viên Pháp ở Hà Nội đã đề nghị triều đình Huế phải thay người, vua Tự Đức đã bổ ông đi chỗ khác. Dù vậy, trước khi đi, Tự Đức đã bí mật cho người gọi gã này vào triều. Nguyên nhân chính cũng là vì muốn hỏi gã về Ưng Lịch. Dù sao thì Tôn Thất Thuyết dường như khá thân với phủ Kiên Quốc Công.
Vừa hay tin cha con Kiên Quốc Công phải dọn tới Nam Bàn, gã Thuyết cảm thấy mình với đối phương giống nhau. Do đó, bất chấp tình hình nhạy cảm mà Tôn Thất Thuyết tìm tới phủ Kiên Quốc Công nói chuyện. Bản thân Kiêm Quốc Công thấy vậy thì mình lắm, lệnh cho hạ nhân làm rượu thịt để ăn.
- Vậy ngài bị bãi chức tổng đốc như vậy sao? Lời nói của đám quan lại Tây Dương có trọng lượng thật.
Lão Cai, lúc này đã hơi say lên tiếng.
Từ lúc cuộc chiến bắt đầu thì mọi thứ đã như vậy. Trừ trận chiến ở Đà Nẵng và giai đoạn đầu chiến cuộc ở Nam Kỳ ra thì trong suốt giai đoạn còn lại, triều đình với sự dẫn dắt của đương kim hoàng thượng đã không ngừng nhường nhịn giặc. Đã có lúc, khi Trương Định làm giặc thất điên bác đảo, ông đã xin triều đình chi viện hay thậm chí là cùng liên minh đổi quân Pháp nhưng cuối cùng lại không được gì. Những phong trào kháng Pháp của nghĩa quân nông dân cứ thế mà bị kẻ thù đập tan. Rồi khi quân dân Bắc kỳ phục kích giết chết một tay sĩ quan Pháp, nhà Nguyễn lại chủ động nhượng bộ, từ bỏ hoàn toàn chủ quyền Nam Bộ được các chúa Nguyễn và thái tổ Gia Long khai khẩn.
- Cha lại uống say rồi.
Ưng Lịch lên tiếng. Gã hiểu nổi lòng của Hồng Cai.
Thực tế, nếu đổi ngược là Gia Long Minh Mạng thì họ sẽ đánh tới cùng. Lý do là vì cả hai đều quen với chiến trận. Nếu lỡ có thua thì cùng lắm đi phiêu bạc để dựng lại cơ đồ. Lỡ thua lần nữa thì cứ như vậy tiếp. Tuy nhiên, Tự Đức hay tên húy là Hồng Nhậm thì không được bởi bản thân lão cũng chỉ là thư sinh, vốn không thể mạo hiểm phiêu bạt như Nguyễn Ánh khi xưa được.
- Vậy là cha con ngài sắp đi tới Nam Bàn rồi à?
Tôn Thất Thuyết nói. Với người như ông, đi Nam Bàn không khác gì đi đày. Chỗ nó tuy nói thuộc Đại Nam nhưng quan viên cũng chỉ tới nhận cống phẩm của các bộ lạc. Nói đúng hơn thì hai cha con nhà này sẽ phải sinh tồn ở một khu vực có thể được xem là một quốc gia khác.
- Thánh chỉ của hoàng thượng đã hạ. Không đi không được. – Kiên Quốc Công nói. – Kháng chỉ là tội khi quân đó!
- Ta có thể tập hợp đại thần trong triều để xin cho ngài.
Gã lên tiếng. Hiện tại, Ưng Lịch đã có dính lợi ích tới một nửa Đại Nam. Muốn tập hợp quần thần phản đổi không phải không có. Tự Đức là người trọng Nho học, tuyệt đối sẽ không bỏ ngoài tay lời của đại thần.
Tuy nhiên, Ưng Lịch lại cảm thấy không được. Giờ mà làm vậy thì Tự Đức sẽ có đề phòng. Không khéo toi sự nghiệp cách tân. Dù sao thì hắn trong lịch sử cũng lên làm hoàng đế nên không việc gì phải gây ra rắc rối không cần thiết.
- Đại nhân không phải lo quá. Vùng đất Nam Bàn tuy khắc nghiệt nhưng nó lại chứa đựng vị trí chiến lược có thể uy hiếp Nam Kỳ thuộc Pháp. Tài nguyên ở đây cũng vô cùng phong phú. Chỉ cần cho ta vài năm, nó chắn chắn sẽ thành mỏ vàng.
Ưng Lịch nói. Cho dù không có thánh chỉ kia thì Ưng Lịch cũng sẽ tìm cách lên bằng được Tây Nguyên. Bắc Kỳ tuy nhiều tài nguyên nhưng ở đó có khá nhiều thế lực từ nhà Thanh, Pháp cho tới thổ phỉ. Tây Nguyên thì chỉ có mấy bộ lạc mà Minh hay giờ là Ưng Lịch thừa sức thu phục. Trong chiến tranh Đông Dương, cả hai phe luôn muốn kiểm soát chỗ này. Bản thân quân Ngụy Sài Gòn sau khi mất nó thì nhanh chóng sụp đổ là một ví dụ rõ ràng nhất. Hơn nữa, ở Tây Nguyên hay Nam Bàn, Tự Đức và cả quân Pháp cũng khó theo dõi được hắn làm gì.
Trong khi đó, Hồng Cai không nói gì cho thấy gã cũng biết được kế hoạch của đứa con trai này. Gã Cai lúc đầu hơi khó hiểu nhưng sau đó lại ồ lên một tiếng.
- Hai cha con nhà ngài giống Mai An Tiên quá nhỉ? Mà nói đúng ra thì cũng có chút giống lúc Lưu Bang sang quản lý Ba Thục. – Tôn Thất Thuyết lên tiếng. – Mà rốt cuộc thì cậu Lịch đây muốn ta làm gì? Đừng giả vờ. Ánh mắt của cậu đã tố cáo bản thân.
- Ta muốn xin quyền đúc súng. Mở nhà máy chế tạo vũ khí.
Nguyễn Phúc Ưng Lịch lên tiếng.
Xin quyền đúc súng. Nếu trong tình huống trước đây, Ưng Lịch sẽ không bao giờ làm bởi nó là đang động chạm với quân quyền của hoàng đế. Tuy nhiên, trong tình hình này thì đây là chuyện khác. Hắn đã có một vùng đất đã thỏa sức làm đủ thứ chuyện. Lúc này thì gã nhóc con mang tâm hồn người lớn không thể để quân của mình lấy gươm giáo cung tên súng hoa mai đi đánh nhau được.
Dĩ nhiên, Ưng Lịch không thể nào là người tấu trình lên việc này. Hắn cần phải để người khác làm thay. Người thích hợp với việc này không ai khác là Tôn Thất Thuyết.
- Ngài không sợ hoàng thượng chém chết cả ba chúng ta sao?
Lão Thuyết hỏi. Nếu là kẻ khác thì Tôn Thất Thuyết đã đấm hắn một cú rồi. Nên nhớ quyền đúc súng chỉ là vẩy ngược của Tự Đức. Hỏi xin sản xuất vũ khí thì chi bằng tạo phản luôn cho rồi.
- Ngài không cần lo lắng quá. Chỉ cần nói đúng cách là được.
Ưng Lịch bình tĩnh giải thích.
…………………………………
Điện Cần Chánh, hoàng cung.
Lịch sử không ghi nhận nhiều về thái độ của Tự Đức với Tôn Thất Thuyết. Dù vậy, rõ ràng là thái độ không hề tệ khi mà gã Thuyết với Tự Đức đều có tổ tiên là Chúa Nguyễn. Hơn nữa, Tôn Thất Thuyết có nhãn quan chính trị cực kỳ tốt. Người ông ta đắc tội không bao nhiêu trong khi người ủng hộ lại khá nhiều.
- Khanh muốn xin quyền đúc súng!?
Tự Đức có hơi nhíu mày. Không chỉ lão mà thái giám, cung nữ và các đại thần đều tự hỏi liệu gã này có phải bị điên không.
- Dạ phải.
Thực tế, họ Tôn Thất cũng là một nhánh của Chúa Nguyễn. Nói chung thì với Nguyễn Phúc thị mà nói thì cả hai đều là người nhà cả. Cũng vì vậy mà Tôn Thất Thuyết mới dám đưa ra cái yêu cầu mà không kẻ nào dám đưa.
- Vậy thì khanh giải thích lý do cho trẫm xem nào.
Ngồi trên long tọa, vua của Đại Nam lên tiếng. Tuy không có thái độ rõ ràng nhưng nếu người trước mặt nói không vừa ý thì khả năng bị lưu đài cũng là rất cao.
- Khởi tấu bệ hạ, vùng Nam Bàn Tây giáp Ai Lao vốn nằm trong ảnh hưởng Xiêm La, Nam và Tây Nam giáp với Nam Kỳ và Cao Miên thuộc Pháp. Nếu không thể tự chế tạo hỏa khí thì e là khó mà có thể chiến đấu được. Nói chung thì quân Pháp khá mạnh. Để tạo thế giằng co thì phải để hai cha con Kiên Quốc Công có lực đủ mạnh – Tôn Thất Thuyết nói. – Hơn nữa, theo thần biết, triều đình nhà Thanh cũng đang lập một số xưởng chế tạo vũ khí kiểu phương Tây.
Hoàng đế bắt đầu nghiền ngẫm ý của Tôn Thất Thuyết. Đúng là sức mạnh của quân Pháp vô cùng lớn. Đám quân của tên nhóc Ưng Lịch tuy mạnh nhưng khó lòng địch đổi, lại phải chiến đấu ở địa bàng xa lạ, không hợp thủy thổ. Lão không muốn Ưng Lịch mạnh hơn nhưng cũng phải thừa nhận hắn là cứu cánh duy nhất của Đại Nam lúc này. Để hai mối đe dọa của vương triều đánh nhau là tốt nhất. Thêm vào đó, nhà Thanh cũng được đưa ra dẫn chứng.
- Khanh nói có lý. Nhưng mà triều đình không có tiền.
Lão hoàng đế lên tiếng. Nói chung thì vẫn còn một số của Ưng Lịch nộp thuế nhưng lão không thích đưa. Tự Đức vừa muốn có được vũ khí lại vừa không muốn đưa tiền. Yêu cầu vô lý vô cùng nhưng lão là hoàng đế, Tôn Thất Thuyết, Hồng Cai và Ưng Lịch không chịu cũng phải chịu.
- Về chuyện này. Phía Kiên Quốc Công và cả thần sẽ bỏ tiền túi ra để xây dựng. – Tôn Thất Thuyết nói. – Toàn bộ vũ khí được chế ra phần lớn sẽ được biên chế cho quân đội Đại Nam ta. Góp phần tăng cường hoàng quyền.
Hoàng đế khá hài lòng trước câu nói này. Dù sao lão cũng chán cảnh bị đám Tây Dương uy hiếp lắm rồi.
- Chuẩn tấu!
Tự Đức lên tiếng. Dù sao thì lão cũng thấy có lỗi khi bắt gã này từ bỏ chức tổng đốc. Người Pháp muốn một kẻ chống Pháp như Tôn Thất Thuyết Bắc Kỳ thì khả năng là chúng muốn gây chiến. Do đó, lập xưởng chế tạo súng cũng không phải là không thể. Dù sao thì tiền cũng không phải quốc khố bỏ ra lại có thể tạo sức uy hiếp cho quân Pháp để đám Tây đó không định chiếm nốt phần còn lại của Đại Nam thì chả có lý gì không làm. Hơn nữa, súng để chế cho toàn quân. Tự Đức không tin mấy vạn quân của lão lại thua mấy ngàn quân của thằng nhóc con Ưng Lịch đó. Ngoài ra, lão cũng không thể áp chế hai chế con Kiên Quốc Công khi họ chả làm gì sai. Tuy nhiên, dựa vào Tôn Thất Thuyết thì rõ ràng có thể.
- Thần cảm tạ thánh ân bao la của hoàng thượng!
Tôn Thất Thuyết quỳ xuống nói.
- Ấy khanh với ta cùng là họ hàng cả. Cớ chi phải đa lễ.
Hoàng đế lên tiếng.
Cứ như vậy nhà máy quân giới đâu tiên của Đại Nam được thành lập. Đó trở thành nguồn gốc sức mạnh của đạo quân hùng mạnh bậc nhất khu vực châu Á sau này.