Chương 23 Đối tác Nhật Bản
Từ sau Minh Trị Duy Tân, Nhật đã mạnh lên khá nhiều. Dù vậy, đó không có nghĩa là Nhật từ trước đó nghèo. Quốc gia này cũng có tài nguyên ở mức đủ dùng và nhiều vàng bạc chứ không phải thiếu hụt. Tuy thời Edo mang tiếng bế quan tỏa cảng như vẫn có người học hỏi từ phương Tây qua phong trào Lan Học. Trong cuộc chiến tranh Mậu Thìn, quân của Thiên Hoàng và Mạc Phủ đều dùng súng, đại bác, súng máy, tàu hơi nước để bắn nhau.
Nhiều người hay so sánh Đại Nam với Nhật Bản nhưng không biết rằng hai bên cách nhau quá xa. Nguồn lực của Đại Nam không cho phép cải cách toàn diện như Nhật. Đó đòi hỏi phải tạo nội lực đủ lớn, thứ mà quốc gia này không hề có. Ít nhất là cho tới khi linh hồn thằng Minh thời hiện đại kết hợp với linh hồn của Ưng Lịch thật sự.
Kể ra cũng trùng hợp khi mà Ưng Lịch đang đi chống lũ về thì Phạm Phú Thứ lại biết tin một thương nhân Nhật Bản ghé thăm cảng Vân Đồn ở Quảng Ninh xin buôn bán, thế là ông ta giới thiệu tay này cho hắn. Nếu được lựa chọn thì hắn thích tiếp xúc với Mỹ hay Đức hơn nhưng đời không như là mơ. Hắn cần tìm cách thiết lập quan hệ buôn bán với nước ngoài càng nhiều càng tốt. Một cái lợi là Nhật Bản không nằm trong sách lược "Bế quan tỏa cảng" của nhà Nguyễn. Việc hắn làm hoàn toàn bình thường.
Kể ra thì lý do cho việc này chủ yếu là phía Nhật đang cần đặt mua một số lượng lớn xe đạp, thuốc men và than đá. Đơn hàng quá nhiều. Nhân viên cấp dưới không dám tự ý quyết định nên phải nhờ hắn.
- Ngài là Lịch-sama.
Gã nhân viên hỏi. Chữ sama trong tiếng Nhật thường được dùng với người có địa vị cao hoặc được đối phương kính trọng. Theo đúng lý thì Ưng Lịch phải được gọi là Nguyễn-sama nhưng người Đại Nam họ Nguyễn lúc này quá nhiều nên đành gọi tên.
- Đúng là ta.
Ưng Lịch lên tiếng.
Tuy đã biết từ trước nhưng gã nhân viên vẫn không tin được chuyện này. Mà dù sao thì đó không phải là chuyện của hắn.
- Shimazu- sama đã đợi ngài từ lâu.
Một tay người hầu lên tiếng.
- Shimazu!? Có phải là gia tộc đứng đầu phiên Satsuma không?
- Ngài biết lịch sử gia tộc tôi?
Một người đàn ông trong trang phục phương Tây bước ra ngoài. Dù vậy, khuôn mặt lại mang đâm nét đặc trưng của Á Châu nhưng lại không giống với Đại Nam, Nhà Thanh hay Triều Tiên. Ánh mắt sắt bén. Thân thủ nhanh nhẹn của người luyện võ.
- Vậy ra ngài là Shimazu-san.
Lịch nói.
- Xin thất lễ. – Gã thương nhân người Nhật Bản cúi đầu làm kẻ hậu của Lịch có chút ngại nhưng Lịch thì đã quá quen. – Cho hỏi ngài biết gì vì nhà Shimazu chúng tôi.
- Tôi còn biết gia tộc ngài vào thời chiến quốc nổi tiếng với những Kanata-samurai dũng mãnh.
Cái này chủ yếu do hắn trước khi xuyên từng chơi Shogun 2 và cả DLC fall of samurai nên mới biết. Tuy nhiên, với đám thương nhân Nhật này thì lại khác. Nên nhớ là chế độ lãnh chúa đã bị Minh Trị bãi bỏ gần chục năm rồi. Cuộc nổi loạn samurai phải một năm nữa mới diễn ra nên danh tiếng của vùng Satsuma vẫn rất tốt.
Với gã Takeru mà nói chuyện này làm cho ẩn tượng của hắn với Lịch tăng mạnh. Vốn dĩ còn khinh thường gã này là con nít nhưng về sao thì thái độ đã thay đổi. Nên nhớ là thông tin thời này, nhất là ở phương Đông là vô cùng hiếm hoi. Hơn nữa, thái độ của chính phủ Tokyo với vùng đất của hắn không được tốt do đám cựu samurai tìm cách gây chuyện.
- Shimazu-san!
Lịch lên tiếng trong lúc gã người Nhật vẫn đang ngẩn người. Hắn dĩ nhiên biết một hai năm nữa thôi, toàn bộ Samurai hay gọi cho đúng là cựu samurai ở vùng này sẽ nổi loạn. Dù vậy, đó là chuyện riêng của nhà người ta. Hắn có nói thì tên này cũng không tin và cũng chả giúp ít được gì.
Cả đám sau đó nhanh chóng bàn chuyện chính
- Chúng tôi cần mua một số lượng lớn xe đạp, berberin và than đá.
- Về chuyện xe đạp và berberin thì tôi tự quyết được. Riêng than đá thì phải về bẩm tấu triều đình.
Cái này thì đúng là có hơi lừa người. Tuy trên lý thuyết là Ưng Lịch không có quyền quản bởi chức phong của hắn không nằm trong khoảng này nhưng nếu gã muốn làm thì trừ Tự Đức và thái hậu Từ Dũ ra, cả Đại Nam này không ai quản được hắn. Dù vậy, hắn không muốn biếu không tài nguyên quốc gia cho nước khác. Nếu Ưng Lịch gật đầu dễ dàng thì không khéo toàn bộ than của Đại Nam sẽ bị bế về bên Nhật hết.
Nói về nhu cầu than đá của Nhật Bản lúc này là vô cùng lớn do đang trong quá trình công nghiệp hóa với hàng loạt tuyến đường sắt và nhà máy được xây dựng. Dù vậy, tài nguyên của Nhật Bản lại thiếu hụt thứ này. Đó cũng chính là lý do mà Nhật Bản về sau tìm cánh tranh giành Triều Tiên với nhà Thanh bằng mọi giá. Kể ra cũng hơi buồn khi mà một nước công nghiệp lại thiếu than và sau này là dầu mỏ.
- Về chuyện than đá thì từ từ cũng được… Đúng rồi. Do nguồn lực của công ty chúng tôi có giới hạn nên hi vọng trả từng đợt. – Takeru lên tiếng. – Mấy năm trước, chính phủ tính liên hệ với Triều Tiên để thông thương nhưng bất thành. Vụ làm ăn của công ty cũng bị ảnh hưởng.
- Về chuyện này thì có thương lượng. – Lịch nói. – Các ngài có thể trả bằng thuốc nhuộm TNT, cryolit, lò luyện thép, máy nén khí và máy thổi khí, nhất là lò Besmer và máy khoan nòng súng. Nếu có thể cung cấp đầy đủ thì tôi sẽ cố gắng thuyết phục triều đình cung cấp than cho các ngài.
Gã người Nhật có hơi ngạc nhiên về chuyện. Mấy cái đó không phải gã không xoay được nhưng việc Ưng Lịch cần nhiều như vậy chứng tỏ cậu không phải hạng vừa.
Với Ưng Lịch, hắn biết nếu muốn phát triển thì những thứ này không thể thiếu.
- Đúng rồi. Ngài có thể xin quyền khai thác than cho chúng tôi được không?
Gã người Nhật nói.
"Mới mở cửa toàn diện với phương Tây có chục năm mà học được mánh lới của đám tư bản Âu Mỹ rồi"
Ưng Lịch nghĩ thầm.
- Cái này thì triều đình quản chặt lắm. Ta nghĩ bàn giao cho ngài sẽ hợp hơn.
Việc này thì đúng là con Kiên Quốc Công nói dối trắng trợn. Nhà Nguyễn vốn dĩ không hề tổ chức khai thác than đá gì cả. Có người đem than đá vào cung thì vua con cho đạo sĩ từ tà rồi chôn xuống đất luôn mà. Dù vậy, hắn phải nói dối. Dù sao thì không thể để tài nguyên Đại Nam rơi vào tay ngoại bang được.
- Vậy cũng được.
- Mà đúng rồi. Không biết chỗ ngài có tiếp nhận du học sinh không?
Ưng Lịch hỏi.
- Cái này thì chính phủ không có quy định nhưng nếu ngài muốn, ta có thể sắp xếp.
- Cái đó thì ta chỉ hỏi vậy thôi.
Lịch lên tiếng.
Nếu được, hắn muốn xúc tiến chương trình du học Nhật Bản. Ít nhất là trong tương lai gần. Giờ mà du học Anh, Pháp, Đức, Mỹ thì kiến thức Hán học của toàn bộ Nho sinh sẽ bị bỏ hết. Dù sao cũng là bao nhiêu năm rèn sách, hắn không muốn tàn nhẫn với bọn họ như vậy. Hơn nữa, biết chữ Hán thì giao tiếp với nhau cũng dễ hơn. Thời của hắn người du học Nhật Bản cũng khá nhiều.
- Mà hình như ngài còn có ý định khác, phải không? Lịch-san.
Gã thương nhân người Nhật thăm dò. Có lẽ vì từng tham gia cùng lực lượng thiên hoàng để chống lại Mạc Phủ nên gã cảm nhận được tên nhóc Đại Nam nên đang có ý định làm gì đó lớn lao.
- Tôi chỉ định phát triển nước nhà thôi.
Lịch nói.
- Ngài không có hứng thú với vũ khí à? – Gã kia lên tiếng. – Vũ khí từ sao chiến tranh Mậu Thìn vẫn còn tồn kho rất nhiều. Tôi cũng quen một số hoàng tộc…
- Tạm thời thì chưa cần.
Lịch nói. Vũ khí thì hắn vẫn có thể chế tạo được, không nhất thiết phải mua. Mà cho dù mua thì cũng không phải bây giờ. Hắn trang bị vũ khí hiện đại để đánh ai. Thực lực của bản thân hiện tại vẫn chưa đủ để lật Tự Đức. Do đó, hắn vẫn muốn tập trung phát triển kinh tế tốt hơn.
Hơn nữa, dù ngưỡng mộ Nhật Bản và thiên hoàng Minh Trị, Ưng Lịch vẫn luôn cảnh giác vô cùng. Là người của thời hiện đại, hắn đã được học về nạn đói Ất Dậu cùng vô số thảm sát mà quân Nhật gây ra trên khắp châu Á. Ở thời điểm hiện tại, họ vẫn đang là tìm cách gạt các thế lực khác để tìm cách thôn tính toàn bộ Triều Tiên. Nếu làm không khéo, hắn sẽ mắc phải sai lầm mà Phan Bội Châu đã phạm trong lịch sử, khi Nhật Pháp bắt tay hoặc tệ hơn là biến Đại Nam thành thuộc địa của Nhật. Quốc gia này chỉ có độc lập và hùng cường chứ không có chuyện làm thuộc địa của ai hết.
- Đúng rồi. Tôi có quen một vài samurai... cựu samurai. Hiện tại, bọn họ đang thất nghiệp. Không biết ngày có muốn thuê không… Trong đó, có cả Saigō Takamori
- Saigō Takamori!?
Lịch há mồm. Hắn tự hỏi gã này làm quái nào quen cả "Samurai cuối cùng" thế này. Dĩ nhiên, lúc này, gã chỉ nằm trong danh sách đen của chính phủ chứ chưa tới mức phản loạn.
- Thuê một chút cũng được, lương gấp đôi công nhân xe đạp, bao ăn ở, cưới vợ, phong tước.
Lịch nói.
Nếu như vào thời Edo trở về trước, kể cả giai đoạn trước khi bế quan tỏa cảng, việc thuê Samurai là không thể nào. Cùng lắm thì thuê Ronin, samurai không có chủ nhân, gia tộc. Tuy nhiên, từ sau khi chế độ đẳng cấp bị bãi bỏ, Samurai thất nghiệp hàng loạt. Bản thân Saigo Takamori, một samurai từng làm quan chức cao cấp từng muốn xin Nhật xâm lược Triều Tiên để tạo công ăn việc làm cho bọn họ nhưng quốc lực Nhật Bản từ sau chiến tranh Mậu Thìn còn yếu, không đủ để tiến hành chiến tranh, nhất là khi phương Tây đang gây chiến khắp châu Á. Do đó việc hắn muốn thuê samurai là vô cùng đơn giản.
Với nhiều người, Samurai thường là chiến binh mặt giáp, đeo kanata, không phù hợp với chiến tranh súng ống. Tuy nhiên, thực tế, từ sau khi kỵ binh của nhà Takeda bị lính cầm súng của Oda Nobugawa đánh tan nát thì samurai chuyển sang dùng súng ngày càng nhiều. Trong chiến tranh Mâu Thìn, họ thường dùng súng bắn rồi dùng gươm chém khi đánh giáp lá cà. Họ cũng giỏi cầm quân đánh trận, quản lý, làm kinh tế, phát triển khoa học kỹ thuật, văn võ song toàn. Nói chung thì so với đám lính gần như vô dụng của Đại Nam thì đây đúng là một mỏ vàng.
- Xin cám ơn ngài.
Takeru lên tiếng.
- Mà ngài có ninja không?
Ninja phối hợp với chiến thuật du kích của Việt Nam thì cả Trái Đất này, Nguyễn Phúc Ưng Lịch là vô địch thiên hạ.
- Cái đó để tôi sắp xếp lại.
Takeru lên tiếng.
Cứ như vậy, hợp đồng của giữa tập đoàn Sakura và công ty của Ưng Lịch được ký kết. Hàng loạt các sản phẩm nhanh chóng được chuyển giao. Bản thân gã Takeru thấy việc này có lời nên quyết định mua và kéo cả đống đối tác của hắn sang tiếp tục làm ăn.