Chương 24 Hoàng đế nghi kị
Kinh thành Huế, Điện Cần Chánh.
Hoàng đế Tự Đức Đang ngồi phê duyệt tấu chương các quan miền Bắc gửi về. Một nửa tấu chương đàn hặc Ưng Lịch tội lạm quyền, tàn sát mệnh quan triều đình, nhũng nhiễu nhân dân. Một nửa tấu chương lại khen ngợi hắn hành động quyết đoán, kịp thời cứu vô số dân chúng bị lũ lụt, chiêu tập lưu dân, đánh đuổi giặc cướp, giúp dân chúng được yên ổn làm ăn.
"Thằng nhóc này đúng là thiên tài gây chuyện"
Tự Đức nghĩ thầm rồi cau mày, lần lượt đọc và phê duyệt từng bản tấu, thỉnh thoảng lão lại uống một chút nước chè cho đỡ khô họng. Bỗng có ba tiếng gõ vang lên, đám nội thị vội nháo nhác tìm xem kẻ nào dám quấy rầy bệ hạ. Tự Đức nói với chúng:
- Các ngươi lui hết đi!
- Dạ, bẩm bệ hạ...
- Cứ lui xuống đi! Không tên nào được vào điện nếu trẫm chưa gọi.
Hoàng đế nói với ánh mặt có chút sát khí.
- Chúng nô tài lĩnh chỉ!
Sau khi đám nội thị rút hết, một người mặc đồ đen từ phía cửa điện đi vào. Hắn hành lễ:
- Bái kiến bệ hạ! Bệ hạ vạn tuế, vạn tuế, vạn vạn tuế!
- Khanh bình thân, công việc ngoài Bắc hà thế nào rồi?
Gã áo đen tháo khăn che mặt ra, hóa ra đó là lão Lâm, đầu lĩnh mật thám quyền lực nhất dưới tay Tự Đức. Lão chắp tay thưa với hoàng đế:
- Bẩm bệ hạ, mọi việc hầu như thuận lợi! Hơn hai mươi năm rồi Bắc Hà mới được yên ổn như bây giờ! Cậu Ưng Lịch quả thật là thần nhân vậy.
- Ồ, mấy tháng thằng nhóc ra Bắc mà nó làm được những gì mà khanh đánh giá cao vậy?
Dĩ nhiên là Tự Đức đã đoán được một hai thông qua đống tấu chương trước mặt. Dù vậy, độ tin cậy của đám quan viên dưới quyền thì đúng là quá thấp đi.
- Tâu bệ hạ, cậu Lịch mới ra Bắc Hà được nửa năm nhưng những việc mà cậu ấy làm thì hai mươi năm nay chưa ai bằng được. Đầu tiên nói về vụ vỡ đê đầu năm, nếu không có đám lính cứu hộ kịp chạy ra tăng viện thì số người chết chết dịch chắc cũng phải gấp ba lần cái con số ba ngàn người. Mọi năm cứ có lũ lụt là dân đua nhau bỏ làng đi ăn xin vì không đóng nổi thuế, năm nay hầu như chẳng có.
- Trẫm nhớ đã miễn thuế cho dân vùng lũ hết rồi mà?
Tự Đức lên tiếng. Tuy là người cổ hủ thật nhưng lão cũng không phải loại.
- Bẩm bệ hạ, ở Bắc Hà phép vua thua lệ làng. Đám chức sắc vẫn bắt dân nộp thuế. Nhiều người phải bỏ làng trốn đi, bán con ở đợ để tránh bọn kia. Những người bỏ quê đi tha hương thì chúng chiếm hết đất đai nhà cửa chia nhau. Đến ruộng công còn bị chúng chiếm làm ruộng tư nữa.
- Láo, đám này đáng chém ngàn đao. Thế thằng bé xử đám này thế nào?
- Dạ thưa, khi cậu Lịch về, cậu cho lính đi bắt hết đám lạm thu thuế lại rồi đem giải lên thưa với tuần phủ. Các quan lớn thấy đám lính làm dữ nên không dám cho qua. Kẻ nhẹ thì kê biên gia sản, kẻ nào tội nặng thì đầu cũng bay.
- Tốt lắm, chém hay lắm! - Tự Đức buột miệng khen. – Mà chắc không chỉ có bao nhiêu đó chứ?
- Với đám nông dân Bắc Hà, để dễ quản lý, cậu Lịch và mấy vị quan tổng đốc họp bàn nhau lập lên cái hội gọi là "Hợp tác xã". Lương thực người dân sản xuất ra sẽ được bán cho Hợp tác xã, hợp tác xã cũng giúp triều đình thu thuế ruộng, thuế đinh của các thành viên. Mỗi hợp tác xã sẽ tạm do 1 người thuộc đội cứu hộ quản lý. Sau 3 năm sẽ cho các thành viên bầu người quản lý.
- Thế là thằng nhỏ này đã nắm được một phần ba nông dân xứ Bắc rồi nhỉ.
Thưa hoàng thượng, có lẽ là đến một nửa đấy ạ. Cậu Lịch còn chiêu tập lưu dân để đưa vào các nhà máy làm công nhân. Cái nhà máy xi măng bây giờ có đến hơn ba vạn công nhân, cung cấp xi măng cho cả xứ Bắc Hà đấy ạ.
- Sao nó làm được thế?
- Dạ bẩm, ban đầu xi măng đấy được nung ra để xây đê kè. Sau đấy lại được dùng để xây nhà cho đám công nhân. Cậu lịch xây lên những căn nhà lầu 3 tầng, mỗi tầng có mười căn phòng. Những tên công nhân làm việc giỏi nhất, hăng nhất sẽ được cấp một căn phòng làm nhà. Nếu chúng dám bỏ việc hay bị đuổi việc thì nhà sẽ bị thu lại. Những tên được cấp nhà sẽ không được hưởng lương trong 3 năm nhưng công ty vẫn nộp thuế hộ chúng và nuôi ăn 3 bữa. Nếu chúng muốn có thêm tiền thì phải làm tăng ca. Vợ đám công nhân cũng được nhận vào công ty dệt của Kiên Quốc Công để may bao tải. Đám này nhờ đó cực kỳ trung thành với cậu Lịch.
- Cái thứ xi măng đấy thần kỳ thế à?
- Bẩm bệ hạ, nó xây nhà xây đê tốt như loại vữa mà bọn người Chăm xây tháp vậy. Các quan Tổng đốc, tuần phủ đất Bắc Hà đều hợp tác lập công ty xây dựng tại từng tỉnh với cậu Lịch ạ. Nhà nào trong tỉnh muốn xây nhà gạch đều phải thuê công ty xây dựng của tỉnh đó, nếu không quan phủ sẽ lấy cớ xây kém chất lượng mà cho lính đến đập đi ạ. Tuy nhiên, nhà mà đám công ty xây dựng này xây vững chãi và tốt hơn đám thợ bình thường rất nhiều. May ra chỉ có lũ thợ xây cấm cung mới làm được tốt hơn bọn nó thôi ạ.
Tự Đức hơi cau mày. Thế lực thằng nhóc chưa tròn 5 tuổi này bây giờ quá lớn. Gần như một phần ba đất nước Đại Nam này có lợi ích dây dưa với nó, nếu cứ để nó ở Bắc Hà như thế này thì năm sau chắc nó thành vua cái xứ Đàng Ngoài mất. Hắn hỏi lão Lâm:
- Khanh thấy thằng nhóc này so với đám Hồng Bảo, Đinh Đạo, Đoàn Trưng thì như thế nào?
Vụ nổi loạn của ba người này thì không ai mà không biết. Thực tế, nếu không phải nhờ may mắn thì có khả năng Tự Đức đã chết từ lâu. Đây cũng là điều cấm trong cung đình.
Lão già vội quỳ xuống nói:
- Khải tấu thánh thượng, thần xin lấy đầu mình ra đảm bảo cậu Lịch không phải loại người như đám loạn thần tặc tử kia đâu ạ!
- Ai biết được, có thể đám thuộc hạ nó nghĩ bậy thì sao?
- Kỷ luật của đám lính cứu hộ vô cùng nghiêm ngặt thưa bệ hạ. Bất kỳ kẻ nào dám vi phạm hay nói lời đại nghịch đều bị đem ra xử cực hình trước toàn quân. Thực sự thì từ thủa thần sinh ra đến giờ mới thấy lính tráng được lòng dân như lũ này.
- Khanh bảo về sau thằng nhóc này sẽ thành Chu Công hay Tào Tháo?
Chu Công, tên thật là Cơ Đán, còn gọi là Thúc Đán, Chu Đán hay Chu Văn công, là công thần khai quốc nhà Chu trong lịch sử Trung Quốc. Ông có công giúp Chu Vũ vương Cơ Phát lập ra nhà Chu, giành quyền thống trị Trung Hoa từ tay nhà Thương.
Sau khi Chu Vũ Vương chết, Cơ Đán đã giúp Tân vương là Chu Thành vương xây dựng và phát triển nhà Chu. Hình ảnh của ông tiêu biểu cho tấm lòng trung quân phò chúa, không sinh dị tâm, thường được hậu thế về sau nhắc đến cùng với Y Doãn nhà Thương.
Trong khi đó, Tào Tháo thì không ai không biết, đa phần là tiếng xấu.
- Thưa Thánh thượng, việc hoàng gia thần không dám nghị luận….
- Ta cho phép khanh! Cứ nói đi!
- Dạ bẩm, thần thấy hoàng tử Ưng Chân và công tử Ưng Lịch không hợp nhau. Nếu sau này đại hoàng tử đăng lâm ngôi cửu ngũ thì khó tránh việc công tử Ưng Lịch có suy nghĩ khác thường. Với hoàng tử Ưng Kỳ hay Ưng Đăng thì khác, công tử Ưng Lịch có vẻ cực trọng thân tình nên cùng lắm ngài chỉ làm được như Chu Công mà thôi.
- Nếu ta muốn yêu cầu nó nộp hết quyền quản lý các công ty cho triều đình thì sao?
Tự Đức hỏi.
- Tâu hoàng thượng, như vậy Đại Nam sẽ loạn luôn mất. Các quan trong triều chẳng ai quản lý được đống công ty đó đâu. Công ăn việc làm của hơn mười vạn dân đinh trong đám công ty đấy mà mất là chúng nó điên lên ngay ạ. Triều đình bây giờ không đủ sức dẹp cuộc đại loạn đấy đâu ạ!
Đúng là từ khi mất Nam Kỳ và suýt mất Bắc Kỳ thì quốc lực của nhà Nguyễn đã tụt không phanh. Nếu giờ mà bùng đại loạn thì không khéo ngai vàng của Tự Đức cũng đi tong luôn.
- Cũng không thể để thằng bé đó ngoài Bắc mãi được, khanh nói xem có cách nào xử trí nó bây giờ?
- Theo thần, tốt nhất nên gọi công tử về kinh, sau đó cho lên vùng Nam Bàn khai phá xứ ấy là được. Như vậy ta vừa giám sát được, mà về sau người Pháp có muốn tiến ra theo đường bộ, người Xiêm muốn phạm vào phía Tây thì cũng có người chống đỡ cho triều đình. Cũng không sợ có người tụ tập thế lực làm chuyện đại nghịch.
Tự Đức nghiền ngẫm lời lão già nói càng thấy càng có lý. Thế lực thằng nhóc kia ở miền Bắc bây giờ quá lớn. Nếu bức nó quá thì triều đình què quặt của lão bây giờ cũng ăn không tiêu, mà không hạn chế nó thì quyền uy của triều đình cũng không ổn. Cho nó lên cái xứ Nam Bàn tự sinh tự diệt có lẽ là tốt nhất lúc này.
………………………..
Bắc Kỳ.
Hiện tại, tình hình có thể nói là vô cùng tốt. Dân chúng các nơi không hề có cảnh đói mà còn được ăn no. Nhiều nhà còn có thịt cả. Nhiều thậm chí còn định dựng tượng Ưng Lịch lên để thờ như thần linh tại thế. Gã Lịch phải khó lắm mới khuyên dân chúng dưng ngay ý định đó.
Hiện tại, hắn đang ngồi ở thành Hà Nội nghiên cú đủ thứ.
- Sao cứ có cảm giác là mình vừa mới vượt qua chuyện gì đó nhỉ.
Thằng nhóc Lịch tự hỏi.
Ưng Lịch ngoài Bắc Hà lúc này không hề biết mình vừa bước qua cửa tử 1 lần.
- Đám samurai các ngươi phải làm nhiều đây.
Lúc này, hắn đang vẽ ra quy hoạch cho đám samurai Nhật mà mình sắp thuê. Nếu cứ mang đám hung thần ác sát này về kinh thì dễ làm Tự Đức nghi hắn tạo phản mất. Đến cả Minh Trị nắm trong tay đội quân hiện đại kiểu châu Âu mà còn sợ thì huống gì triều đình Huế. Cũng không thể cho bọn chúng vào trong quân đội được, điều này trái với tôn chỉ không dùng lính nước ngoài của hắn. Cách tốt nhất vẫn là để họ làm bảo tiêu cho các thương đội cùng các của hắn ở miền Bắc này, nếu tiện thì làm bảo kê cho hội ghi lô đề bên Tàu cũng được. Quân đội của hắn không nên tiếp xúc với mấy trò ma cô này, sẽ làm hỏng kỷ luật đám lính mất.
Đám ninja thì hắn sẽ cho trở thành huấn luyện viên trong quân đội, không cần học những thứ phức tạp hay bí thuật gì cả, chỉ cần những thứ cơ bản như trinh sát, ngụy trang… làm tốt là được. Nếu tốt hơn, có thể dùng đám ninja này cho các công việc mà hắn không tiện nhúng tay. Có đám bảo tiêu võ nghệ cao cường thuê từ Nhật Bản này, hắn bây giờ không ngại đám phỉ ở miền núi phía Bắc rồi. Sáu ngàn quân của hắn quá ít, nếu chơi trò du kích với bọn phỉ kia thì phiền phức lắm, không kể bọn kia còn có quân Thanh chống lưng nữa.