Chương 18 Sơn Tây vỡ đê
Phải nói là số Ưng Lịch cũng chả biết may mắn hay xui xẻo khi mà hắn vừa mới huấn luyện đám lính được hai tháng thì Sơn Tây lại có tin vỡ đê. Đám quan viên bình thường nói năng như hát nhưng khi có chuyện lại như gà mắc đẻ, không đưa ra giải pháp nào hiệu quả. Nên nhớ nếu đê thực sự vỡ thì phạm vi ảnh hưởng lớn hơn chuyên ở Quảng Trị rất nhiều. Kết quả, Tự Đức liên hạ chỉ ngay trong đêm, yêu cầu Ưng Lịch tới trị thủy. Kể ra thì trị thủy với phòng dịch là hai vấn đề khác nhau nhưng mà không phải con Kiên Quốc Công đã xin thành lập đội phòng chống thiên tai hay sao. Vừa hay lại giúp lão hoàng đế một chuyện. Trước khi đi, Tự Đức căn dặn: "Chuyện này với chuyện ở Quảng Trị lớn hơn nhiều. Nếu con có thể cứu được hết thì là phước của Đại Nam. Còn không thì chỉ không để người chết quá nhiều là được."
Cứ như vậy, qua hơn 10 ngày xóc nảy, đoàn người cũng đến được Sơn Tây. Mà bản thân chuyến đi này cũng chả có gì vui khi mà vừa mới tới gần đã thấy xác người chết la liệt. Dưới trời mưa to, tiếng khóc than ngập trời do hậu quả của đê vỡ. Cần lưu ý là Sơn Tây do Tôn Thất thuyết cũng có thể xem là quan tốt, lo cho dân nhưng người này lại thiếu kiến thức cần thiết. Nói chung thì quan lại thời phong kiến, nhất là giai đoạn cuối triều đại thường chỉ giỏi ngâm thơ, mấy việc khác đều không biết.
Nói cho đúng thì Lịch cũng định để trời hết mưa rồi mới đi nhưng rõ ràng là mưa ngày càng kéo dài. Nếu hắn không đi thì chỉ có ở ngoài thành. Lúc đó nạn dân, thổ phỉ không quan tâm hắn là cái gì hoàng thân mà sẽ trực tiếp làm thịt hắn theo đúng nghĩa đen.
- Đã tìm được Phạm Phú Thứ chưa?
Ưng Lịch hỏi. Hắn phải cố hét lên do tiếng mưa bên ngoài quá lớn.
Có nhiều người không biết nhưng Phạm Phú Thứ chính người đã mở là bệnh viện đầu tiên ở Bắc Kỳ, trước cả khi người Pháp thiết lập chế độ cai trị ở đây. Ông cũng là phó sứ trong phái đoàn đi Pháp cùng Phan Thanh Giản. Khác với Nguyễn Tường Tộ, những tấu thỉnh của ông được vua Tự Đức khá xem trọng. Trong lịch sử thì hai người gần như không gặp nhau. Lúc Hàm Nghi lên ngôi thì họ Phạm đã chết được mấy năm. Còn hiện tại, hắn thật sự muốn gặp con người này. Đây có thể là người giúp hắn về công tác ngoại giao hoặc chí ít thì cũng là đào tạo cán bộ ngoại giao sao này.
- Bẩm cậu. Con đã tìm được. Kể ra thì cũng khá mừng khi ngài ấy cũng đang ở Sơn Tây cứu trợ. Còn chỗ cụ thể thì con không rõ.
Tay người hầu nói.
- Ta biết rồi.
Sau đó, cả đám nhanh chóng đi tới trước cổng thành.
- Ai đó!
Một tên lính cầm giáo đi lại chặn xe ngựa.
- Đây là Nguyễn Phúc Ưng Lịch, con của Kiên Quốc Công, phụng thánh dụ của hoàng thượng tới trị thủy, ngăn lũ, phòng ngừa dịch bệnh.
Tên kia nói. Trong lúc này, Lịch cầm tâm lệnh bài do Tự Đức ban đưa cho tên lính. Hắn sau đó nhận được thêm công văn thì liền mở cổng thành.
Nói chung thì lúc này đang là giai đoạn nguy hiểm. Người dân ngoài thành tới đường cùng có khả năng sẽ xông vào trong thành cứu lương thực. Do đó, binh lính đều vô cùng cẩn thận. Ai mà biết đoàn người này có phải là thổ phỉ hay phản tặc hay không.
Bỏ qua chuyện đó, Ưng Lịch được đưa thẳng vào phủ Sơn Tây. Đám người hầu trong phủ thấy lệnh bài thì liền xem hắn như tổ tiên sống lại mà phù hộ.
- Tổng đốc đại nhân đang ở đâu?
Ưng Lịch hỏi một tên người hầu.
- Đại nhân đang ở chỗ đê bị vỡ để đánh giá thiệt hại.
Tên lính nói.
Gần một tháng trời mưa như trút nước, Tôn Thất Thuyết như ngồi trên đống lửa. Người này cũng họp gấp cùng mấy vị tuần phủ, tổng đốc các vùng ở miền bắc. Mặc dù lão bây giờ lên chức Tổng đốc vùng Ninh Thái nhưng Sơn Tây vẫn là địa bàn đóng quân chính của lão. Đánh giá khả năng lương thực dự trữ cung cấp, xây dựng quy trình phòng dịch, lão nhưng biết người chết nhiều nhất là do dịch bệnh, trong vòng ba ngày lão đang tìm cách phong ngừa thiên tai. Nói cho đúng thì kiến thức phòng chống thiên tai dịch bệnh của người xưa không hề tệ. Nguyên nhân thiên tai nhà Nguyễn khủng khiếp như vậy chủ yếu do hệ thống quan lại mà thôi. Đê điều nhiều năm không tu sửa, cứ có lũ về là vỡ.
- Bẩm cậu. Trời mưa như vậy hay ra đợi hôm khác chúng ta sẽ gặp.
Một tên người hầu nói.
- Không được. Giờ phút này, người dân đang chết. Ta làm sao có thể vì chút chuyện mà ngại được.
Cứ như vậy, năm mươi người người mặc áo tơi phóng xe đạp trong trời mưa như trút nước, Ưng Lịch cần phải gặp gấp Tôn Thất Thuyết. Hắn tuy có giải pháp và lực lượng nhưng người nắm quyền ở đây chính là Tôn Thất Thuyết. Không có y huy động nhân lực toàn tỉnh Sơn Tây, chỉ dựa vào đội cứu hộ của hắn căn bản cũng chỉ như muối bỏ bể. Nói chung thì hắn tự làm cũng được nhưng người dân Sơn Tây không biết hắn. Chỉ dựa vào danh tiếng ở Quảng Trị vẫn chưa đủ.
Một lúc sau, một đứa nhóc bốn tuổi với một gã gần trung niên đang nhìn nhau.
So với người đã đánh nhau với quân Pháp vào mấy năm trước, gã đã già dặn hơn. Được người hầu cho biết kẻ trước mặt là Nguyễn Phúc Ưng Lịch, gã âm thầm quan sát.
Dĩ nhiên, Ưng Lịch quan sát người sau này dám phế liên tục mấy vua, kẻ dám thách thức quân đội Pháp, thắp lên ngọn lửa cuối cùng của phong trào kháng chiến trước khi bị vụt tắt hoàn toàn bởi bọn thực dân.
- Tổng đốc đại nhân, công tử, tiểu nhân nghĩ chúng ta nên tìm một chỗ nào đó để trò chuyện.
Một tên quan huyện nói.
Hai người tiếp đó kiếm một cái chòi trò chuyện hồi lâu, Lịch liền trình ra kế hoạch cho Tôn Thất Thuyết nhưng vấn đề là tiền, triều đình nhưng không có nhiều tiền như vậy để hỗ trợ nạn dân. Bản thân chuyện này vốn tưởng chỉ có mỗi tỉnh Sơn Tây nhưng hóa ra lại là hàng loạt tỉnh thành khác cũng bị dính dịch bệnh. Quan viên các tỉnh sợ bị trách tội nên không dám báo, chỉ có Tôn Thất Thuyết biết mình lo không được nên mới gửi tấu về kinh thành.
-Tiền này công ty của tôi ra bốn vạn quan. Ngài chỉ cần cho tôi mượn thuyền sang Thanh triều mua lương thực. Mặt khác viết bản tấu cầu cứu triều đình. Thời điểm phi thường tất phải thủ đoạn phi thường. Có lệnh vua trong tay, tôi có thể tiền trảm hậu tấu bất cứ quan lại nào tham ô lương thực cứu trợ. Đội cứu hộ sẽ đi cứu trợ nạn dân cũng như ngăn ngừa dịch bệnh. Còn nữa, tôi có đem giống cây khoa tây, khoai lang để thay thế lúa gạo làm lương thực. Giống này trồng ngắn ngày, nhanh thu hoạch hơn lúa gạo.
-Tốt, cứ làm như vậy! Quan quân toàn tỉnh Sơn Tây, Ninh Bình, Thái Nguyên đều nghe Ưng Lịch cậu đây sắp xếp.
Tôn Thất Thuyết lên tiếng.
Ưng lịch liền lệnh đội thu lương mua lương thực với bất kỳ giá nào, lại thu mua dược liệu mà các thầy thuốc yêu cầu. Dù là Xiêm La, Thanh triều hay thậm chí Nam Kỳ thuộc Pháp, chỉ cần có lương thực chuyển tới nhanh thì hắn đều mua. Nếu đi theo hướng của triều đình ép thu lương với giá thấp, hiệu suất tất không bằng, chờ thu đủ lương chắc dân chết đói hết. Thương nhân người Hoa như cá mập thấy máu, tuần đầu thu lương còn thuận lợi, đến tuần thứ hai mỗi ngày mỗi giá. Người Tàu không quên cơ hội trữ hàng rải tin đồn tăng giá lương thực, khiến đội thu lương cắn răng thấy máu.
Hắn chỉ biết đê Sông Hồng vỡ, những đoạn đê không được thêm cốt, rồi những đoạn lấy tre thay gỗ, mẹ kiếp ghi chép lại đoạn đê huyện quan nào cắt xén bớt. Thân binh Tôn Thất Thuyết trực tiếp bắt người, dùng tre treo giữa sông. Giết thì dễ, phải uy hiếp những người sống mới khó.
Hắn còn lệnh đội cứu hộ theo hướng đê vỡ hỗ trợ cứu sống nạn dân. Lúa mùa này coi như mất trắng, đội thu lương chưa về. Tâm hắn lại nóng như lửa đốt.
Mười ngày sau khi đê vỡ, Ưng Lịch huy động hết lực lượng đội cứu hộ tập trung cứu tế phát lương, ưu tiên người có phiếu chứng nhận đã bán lương cho công ty. Hắn chỉ lập lều phát cháo đảm bảo không chết đói. Muốn có lương nhiều hơn tất phải bỏ tiền và giấy chứng nhận, hoặc tham gia đội cứu trợ dọn dẹp vệ sinh, hỗ trợ chăm sóc người bệnh. Hắn nhưng không cấp miễn phí. Chỉ có cách đó mới có thể tạm thời ổn định. Khi cái đói nó làm mờ mắt nạn dân, nếu cấp lương toàn đủ tất sẽ gây đại loạn, bởi vì lần này ra Bắc quá gấp hắn chỉ đủ khoai tây, khoai lang cho tỉnh Sơn Tây ăn 2 tuần. Chưa bao giờ hắn sốt ruột chờ đợi lương từ Gia Định như bây giờ. Hắn thậm chí còn cho người vào trong Quảng Trị vay tạm trăm tấn khoai để cứu đói cho dân Sơn Tây, hẹn 3 tháng sau sẽ trả lại cho dân đầy đủ.
Mỗi một ngày trôi qua là một ngày thấy máu và nước mắt, trực tiếp chết mấy trăm người. Dịch bệnh lại kéo số lượng tử vong lên gần 2000 người. Lương thực lại đang cạn dần. Tôn Thất Thuyết mấy bận gửi tấu về triều đình xin chi viện lương thực, Triều đình Huế dù cứu trợ thiên tai không biết bao nhiều lần nhưng bộ máy quan liêu làm mọi thứ quá chậm.
Trời không ép người vào đường cùng, đội lương cuối cùng cũng về tới, bốn vạn quan tiền tất mua được gần hai trăm tấn gạo, nhưng người Hoa đầu cơ thổi giá, số đó hiện tại chỉ mua được hơn tám mươi tấn cộng với thuốc men. May sao thằng nhóc Bảo-đứa cắp tráp theo hầu Ưng Lịch đi theo đoàn mua lương lần này nghĩ ra sáng kiến, họ bỏ mua gạo chuyển sang mua khoai, cuối cùng cũng được hai trăm tấn khoai. Dân Quảng Trị khi nghe Ưng Lịch vay khoai thì còn hào sảng hơn, họ góp cho hắn luôn ba trăm tấn, đợi lúc nào hắn cho lính vào mang ra bắc. Chừng đó cộng với số lương thực hiện có tại Sơn Tây cũng đủ cho mấy vùng mất mùa chờ được đến mùa thu hoạch khoai tây mới.
Lần này Tôn Thất Thuyết trực tiếp đi từng trấn chỉ đạo việc phòng dịch, gieo giống khoai tây mới. Mỗi huyện để lại một chuyên gia hướng dẫn nông dân trồng khoai, vùng cạn gần nguồn nước thì vẫn trồng lúa bình thường.
Thiệt hại đánh giá sơ bộ tài sản, trâu bò, ruộng lúa cả miền bắc tầm 50 vạn lượng. Vấn đề hiện tại cũng không phải tiền mà nạn dân và tạo phản a. Quân đội trực tiếp phát cháo, bán lương. Quan lại không thể tham gia vào hệ thống quân đội được, chỉ có thể tham ô lương cứu trợ Tôn Thất Thuyết cấp. Nhất nhất ghi lại chờ rãnh rỗi tính sổ sau.
Có lương ăn, có việc làm, tất tình hình sẽ ổn định. Tôn Thất Thuyết cảm thấy phức tạp. Ông cảm thấy mình vô dụng rồi, việc cứu tế ngoài lương, tiền của Ưng Lịch ra, quy trình kế hoạch cũng do gã này làm. Chả bù với quan viên năm trước, dân chúng thiếu điều muốn phản. Thất Thuyết nếu làm vẫn được nhưng sẽ có nhiều người chết hơn hắn. Còn Ưng Lịch đang làm gì? Hắn đang bận dẫn quân vào Quảng Trị chở lương thực ra đây.