Chương 8 Bệnh dịch
Để thay đổi số phận bi thảm của Đại Nam thì cần phải làm gì. Đã phần người hiện đại đều nói một câu y chang nhau như bỏ bế quan tỏa cảng, mua sắm vũ khí, học hỏi kỹ thuật tân tiến, đưa sinh viên du học, liên minh với Anh, Đức… Tuy nhiên, đó chỉ là chuyện viễn tưởng. Tiềm lực của Đại Nam hiện tại nếu mở cửa hoàn toàn thì các thương đoàn sẽ bị các doanh nghiệp nước ngoài thôn tính hết. Vũ khí mua về nếu không bảo trì đúng cách thì cũng thành đồ bỏ. Đó còn chưa nói việc đạn không thể chế tạo mà phải mua. Nó giải thích tại sao Pháp lại hào phóng tặng cho triều đình vũ khí mà không sợ bị bắn trả lại. Cũng vì lẽ đó, cái Ưng Lịch cần làm lúc này là tập trung vào phát triển kinh tế, tư sản hóa một bộ phận quý tộc. Chỉ khi đó thì Đại Nam mới phát triển được bước đầu.
Dù vậy, có một sự kiện bất ngờ diễn ra đã làm cho Minh phải chú tâm tới việc khác. Dù vậy, nó cũng không phải là chuyện gì đó tệ hại cho lắm. Ít nhất thì nó đã lôi kéo được lòng dân về phía của cậu. Đó chính là cuộc trò chuyện giữa Hoàng Diệu, Ưng Lịch và Kiên Quốc Công vào buổi chiều.
- Ngài nói vùng giáp ranh giữa Quảng Trị và Thừa Thiên xảy ra dịch bệnh?
Bệnh dịch thời này có nguy hiểm không? Xin thưa là rất nguy hiểm. Đến cả thế kỷ hai mươi mốt mà người ta còn bị bệnh Covid hành cho sống dở chết dở thì đừng nói là thời điểm này. Bản thân châu Âu phát triển là thế nhưng bốn mươi năm sau bị dính cúm Tây Ban Nha một phát là cả đống người lìa đời. Điều đó cho thấy dịch bệnh là thứ vô cùng khủng khiếp, nhiều lúc còn vượt qua cả chiến tranh khi nạn nhân của nó không thể đàm phán, đầu hàng cũng không.
Dù vậy, cái thứ hắn quan tâm nhất là trong lịch sử, phải tới ba năm nữa, tức năm 1877 mới xảy ra dịch sởi quy mô lớn ở kinh thành Huế và Thừa Thiên. Tuy nhiên, có vẻ vì thằng Minh xuyên không vào người Ưng Lịch mà mọi thứ đã thay đổi. Hơn nữa, vào thời này, nhất là ở phương Đông, nơi vẫn chưa có một hệ thống y tế thống nhất, dịch bệnh diễn rất nhiều. Nếu số người chết quá ít thì sử quan cũng không buồn ghi lại.
- Đúng vậy. Thực ra thì nếu là chỗ khác thì có lẽ triều đình sẽ bỏ mặc để cho quan viên địa phương tự xử lý nhưng khu vực này khá gần kinh thành. Nếu không kHéo thì cả triều đình này đều sẽ nhiễm bệnh.
Hoàng Diệu dùng vẻ mặt đăm chiêu nhìn Ưng Lịch. Dù đăm chiêu nhưng nó cũng khá có khí chất với từng góc cạnh như con sư tử cho thấy khí phách của con người đã quyết tử cùng thành Hà Nội trong lịch sử.
- Vậy ngài có ý định tới đó không, tham tri đại nhân?
Tham tri là chức vụ được triều đình phong kiến tạo ra để giúp các thượng thư, tương đương với thứ trưởng ngày nay. Quyền lực cũng không tệ, tương đương với thứ trưởng bây giờ.
- Cậu Lịch biết một mà không biết hai. Ta vốn là người của Lại bộ. Chuyện dịch bệnh không tiện chen vào.
Thật vậy, phạm vi quản lý của gã này lại là lại bộ, phụ trách việc phong thưởng, bổ sung người, tương ứng bộ nội vụ hiện tại. Việc dính vào dịch bệnh thì đúng là không phải quyền hạn của hắn.
- Không phải ngài còn là người của Đô Sát Viện, giám sát quan viên sao. Dịch bệnh xảy ra, quan viên cũng có phần trách nhiệm mà.
Ưng Lịch nói. Phải nói là hắn hiệu rõ gã này muốn xem hắn giúp được gì không để lập công. Nếu không muốn tới vùng dịch bệnh thì nói chuyện với hắn làm cái quái gì.
- Thế công tử đây có cao kiến gì.
Hoàng Diệu nói. Đây là sự nể trọng đúng nghĩa. Tuy luận địa vị, hắn là hoàng tộc nhưng dù sao cũng nhỏ tuổi hơn thằng nhóc này rất nhiều.
- Người ta đã nói như vậy thì mày cũng nên làm gì đi chứ.
Kiên Quốc Công lên tiếng. Gã không lên tiếng nãy giờ làm Ưng Lịch cũng quên mất ông già hắn đang ở đây.
Dù sao gã Diệu lại cung kính như vậy thì hắn cũng phải nể mặt. Hơn nữa, cứu người như cứu hỏa.
- Chuyện này thì cứ như vậy…. Như vậy.
Hai người giành suốt mấy tiếng đồng hồ để bản chuyện chống dịch. Ông già hắn dù chả hiểu cái quái gì nhưng cũng bàn luận sôi nổi. Mọi chuyện vốn dĩ xuông sẻ cho tới khi Minh đòi đi cùng Hoàng Diệu.
- Mày bị điên à!?
Gã trợn mắt quát lớn. Nên nhớ Ưng Phong chết còn chưa tới một năm nếu không muốn nói là mấy tháng. Ám ảnh vẫn còn đó. Giờ lại để một đứa con khác vào vòng nguy hiểm thì gã Hồng Cai này không cam tâm chút nào.
- Quốc công cứ bình tĩnh. Công tử chắc có chuẩn bị.
Hoàng Diệu cố chen vào. Nếu không làm gì thì chắc mông của gã thần đồng Đại Nam bị gõ cho nát mông mất.
- Đúng là con có kế hoạch mà!
Lịch nói.
- Vậy mày giải thích xem sao!?
Kiên Quốc Công vẫn còn chưa hết tức giận.
Sau đó, tham tri Lại bộ đi về phủ để chuẩn bị tấu trình dâng lên Tự Đức. Việc này trọng đại, dù sao thì cũng phải chuẩn bị kỹ cho một chút. Lão viết tấu mà không nghĩ tới việc trời đã vào khuya.
"Cũng chả biết Kiên Quốc Công có cho con của mình đi cùng không nữa"
Hoàng Diệu nghĩ thầm rồi lên giường ngủ. Chuyện quan trọng nên lão cũng không ngủ chung với tiểu thiếp hay thê tử nào.
Ngủ một giấc thì trời gần sáng. Con người này nhanh chóng thức dậy, được hạ nhân thay lễ phục rồi lên triều. Tuy nhà cũng ở kinh thành nhưng để tránh trễ giờ mà viên quan phải dùng xe đạp.
Khi lên triều, ông Diệu thấy ai nấy đều lo lắng vì chuyện dịch bệnh. Nói cho đúng thì dịch bệnh ở Đại Nam diễn ra rất nhiều. Đây không phải chuyện gì mới lạ, nhất là trong thời điểm loạn lạc hiện tại. Tuy nhiên, khu vực diễn ra lại ở phía Bắc kinh thành. Làm không kéo thì ôn dịch có thể kéo thẳng vào hoàng cung này cũng không chừng.
- Các vị khanh gia có kế sách gì chống dịch không? – Tự Đức lên tiếng. – Tuy quan lại địa phương đã làm hết sức nhưng nguy cơ lan xuống kinh thành là không hề nhỏ.
Nói rõ một chút. Bản thân triều Nguyễn cũng có hệ thống chống dịch không tệ. Nói cho đúng thì nền y học của người Việt thời xưa không hề tệ, có thể hơn nhiều hệ thống y tế của Trung Hoa. Các gia đình ở nông thôn đều có quy định nghiêm ngặt về giữ gìn nguồn nước sinh hoạt chung. Một số bài thuốc dân gian vẫn có hiệu quả. Dù vậy, cái họ thiếu là một hệ thống chỉ đạo thống nhất.
- Thần, Hoàng Diệu, tham tri Lại bộ, thành viên Đô Sát Viện có việc cần tấu.
- Cho phép được tấu.
Tự Đức nói rồi được truyền lại thông qua thái giám bên cạnh. Nói đùa chứ cả khu triều đường lớn như vậy, nếu không có ai thông truyền thì chắc đương kim hoàng thượng phải hét thô cả cổ.
- Dịch bệnh này nhìn nguy hại nhưng không phải là không có cách trị. Thần định chủ động cách ly nhưng ca nhiễm bệnh, xác định phương thức lây bệnh, nguồn lây bệnh, từ đó tìm ra giải pháp chữa trị bước đầu. Ngoài ra, thần nguyện bỏ tiền túi ra để giúp bách tính khắc phục khó khăn gây ra từ bệnh dịch. Cái thần cần là được toàn quyền để chống dịch, ngăn cho nó kéo tới kinh thành.
Cái này thì đúng là bá quan và cả Tự Đức há mồm. Việc chống dịch không nói nhưng việc Hoàng Diệu dám bỏ tiền túi ra để cứu người thì đúng là hiếm à nha.
Thực tế, Tự Đức hôm qua cũng vừa mới nhận được tờ sớ của gã họ Hoàng này. Trong đó trình bày những phương pháp mà gã chưa từng thấy bao giờ. Cần lưu ý là đương kim hoàng thượng cũng có đọc sách y thuật chứ không phải không có.
- Ái khanh trong đây có đề xuất mọi người rửa tay trước khi ăn. Chả lẽ nó có thể trị được bệnh?
Tự Đức hỏi.
Theo Ưng Lịch giải thích thì nó là để phòng ngừa vi khuẩn có hại bám vào tay rồi đi vào cơ thể. Tuy nhiên, chuyện này nếu giải thích ở đây thì khá phức tạp nên Minh đã dạy hắn nói kiểu khác.
- Khởi tấu bệ hạ. Theo thần được biết thì đa số bá quan cũng có tắm rửa, rửa tay thường xuyên. Rõ ràng là sức khỏe của người nhà quan lại cũng khá tốt. – Hoàng Diệu nói. – Hơn nữa, thần đã tới phủ của Kiên Quốc Công quan sát một thời gian. Sức khỏe của mọi người ở đó từ khi áp dụng tiêu chuẩn vệ sinh kiểu mới tốt hơn nhiều.
- Tốt! Trẫm sẽ chuẩn tấu cho khanh tới Thừa Thiên chống dịch. Tuyệt đối không được để nó lan rộng tới kinh thành.
Tự Đức lên tiếng. Nói cho đúng thì ông ta cũng không tới mức là bạo chúa mặc kệ dân chúng sống chết, chỉ là những gì bản thân được học tự nhỏ, không có cái nào dạy gã hoàng đế giải quyết cái rắc rối của Đại Nam hiện tại.
- Thần tuân chỉ!
Hoàng Diệu quỳ xuống bày tỏ thái độ tạ ơn.
Nếu là phê chuẩn nhưng không có nghĩa là Hoàng Diệu chạy thẳng từ kinh thành tới nơi bùng phát dịch dù khoảng cách khá gần. Dù sao thì công văn phê chuẩn, xe ngựa, xe đạp, thức ăn, nước uống dọc đường, thông báo cho quan viên địa phương chuẩn bị… mấy cái này không phải vài phút là xuất hiện từ hư không. Cần lưu ý là đây do đích thân Tự Đức yêu cầu. Dù sao thì bộ máy phong kiến cũng chỉ có thể tới nước này mà thôi.
Sau buổi chầu, Hoàng Diệu đi về phủ thì phát hiện ra Ưng Lịch đang ở đó. Nếu gã mất cả buổi thuyết phục Tự Đức thì Ưng Lịch cũng tốn cả buổi để thuyết phục cha và cả mẹ hắn. Dù đã trình bài kế hoạch vô cùng rõ ràng, hai người này vẫn lo lắng khi để đứa con chưa tới bốn tuổi của mình đi xa, nhất là khi nó rõ ràng bộc lộ tài năng thiên phú hơn người.
- Ta có điều hơi khó hiểu? Tại sao công tử lại muốn đi như vậy?
Hoàng Diệu hỏi.
- Cứ cho là ta muốn hỏi về cuộc sống của bách tính đi.
Hắn nói.
Nói chung thì trọng sinh vào hoàng tộc cho phép hắn có cơ hội tốt hơn. Dù vậy, nó cũng ngăn cách hắn với người dân, cái họ cần. Đừng nghĩ là dựa vào kiến thức hiện đại là xoay chuyển được cục diện. Nếu hắn không cho cái mọi người cần thì ai nghe hắn. Gia Long, Minh Mạng, Thiệu Trị và cả Tự Đức đều không phải là hôn quân. Tuy nhiên, họ quá xa rời người dân. Cái hắn cần là nắm rõ tình hình của đất nước này để đưa ra các quyết định phù hợp về sau khi ngồi lên ngôi cửu ngũ chí tôn.