Chương 79: Sau cuộc chiến.

Tây Sơn Cảnh Thịnh Triều Đại Mới

Chương 79: Sau cuộc chiến.

Chương 79: Sau cuộc chiến.

Một tuần sau trận chiến Arthut Wellington đi thăm một số tướng lĩnh bị thương trong cuộc chiến, lực lượng sĩ quan kỵ binh bị thiệt hại nhiều nhất. Hỏi thăm viên sĩ quan trưởng quân y về tình hình trung tá kỵ binh Felix, viên sỹ quan nói.

- Ngài Felix trúng hai viên đạn, xuyên qua phổi phải phẫu thuật lấy đạn ra. Cũng may có thuốc gây mê của Đại Việt nên cuộc phẩu thuật thành công.

Hiện tại chúng tôi đang cho dùng kháng sinh không có dấu hiệu nhiễm trùng khả năng bình phục cao. Thuốc kháng sinh, thuốc gây mê và thuốc gây tê là những loại thuốc mới có tác dụng rất tốt làm giảm khả năng tử vong của thương binh. Trước kia nếu phẫu thuật khả năng 80% thiệt mạng do nhiễm trùng hoặc tai nạn trong khi mổ, bây giờ giảm còn 30%. Tôi đề nghị ngài cho mua bổ sung thuốc của Đại Việt.

Arthur Wellington gật đầu.
- Người làm rất tốt ta sẽ cho người liên lạc bên Đại Việt để mua thêm. Cố gắng giữ sinh mạng binh lính của chúng ta. Họ là những chiến binh lão luyện mất người nào ta thiệt người đó không dễ để đào tạo những chiến binh như thế.

Sau khi quay về tổng hành dinh, Arthut Wellington viết thư cho Thịnh hẹn cuối tháng gặp mặt và đề nghị anh hỗ trợ bán thêm cho quân đội Anh một số thuốc. Những quân đội liên minh khác đều được hỗ trợ thuốc sau khi sử dụng thấy tác dụng công hiệu của những loại thuốc mới và họ cũng liên tiếp đặt Đại Việt những loại thuốc này với số lượng lớn. Ngành dược Đại Việt có cơ hội quảng bá hình ảnh những sản phẩm mới ở Châu Âu.

Lúc này quân Đại Việt đang ở lại dọn dẹp chiến trường, những người lính hy sinh được hỏa táng để mang cho cốt về quê hương. Ali đang cầm lọ cho cốt người em họ đã hy sinh trong lúc bảo vệ cứ điểm La Haye Sainte, lúc đó một tốp kỵ binh Pháp tấn công vọt được qua hào xông đến trước mặt Ali, một tên lính Pháp vung gươm lên Ali bị choáng váng tưởng bị chém thì người em họ nhảy lên ôm chặt tên lính, hai người ngã xuống đất vật lộn khi Ali chạy tới hỗ trợ người em đó bị thương nặng, sau khi giết tên lính đó anh đã tìm cách băng bó cứu em nhưng không kịp người em đã qua đời trên tay Ali. Trước lúc mất người đó dặn dò Ali thay anh chăm sóc gia đình, lúc hỏa táng em Ali đã khóc rất nhiều.

Hai anh em họ sống ở ngôi làng trên bờ biển vùng Tây Phi xa xôi khi bọn buôn nô lệ tấn công hai anh em và gia đình đều bị chúng bắt. Khi bị bọn buôn nô lệ bán cho Đại Việt tưởng phải xa vợ con thì chính chỉ huy Công Trứ đã bỏ tiền mua cả vợ con anh cho gia đình đoàn tụ. Đi lính cho Đại Việt ngoài gia đình ăn được ăn uống đầy đủ, các con anh được chỉ huy thuê thầy giáo dạy học đọc, viết, làm toán, hàng tháng anh có lương mang về cho vợ để dành, cuộc sống cũng tốt hơn nhiều so với những người nô lệ trang trại khác.

Lúc lên tàu đi Châu Âu hai anh em đã tâm sự sau năm năm đi lính khi thoát khỏi thân phận nô lệ sẽ xin ra khỏi quân đội và mua một mảnh đất ở California làm trang trại với số tiền lương dành dụm được. Lần này người em họ hy sinh gia đình họ sẽ được Đại Việt cho tiền tử tuất và con cái sẽ được trợ cấp đến 18 tuổi đồn thời gia đình thoát khỏi thân phận nô lệ. Lúc trên tàu người em nói đùa rằng nếu bị thương tật thì năn nỉ quân địch giết mình vì tiền tử tuất rất cao, gia đình lại được tự do ngay, không ngờ trở thành sự thật. Với số tiền tử tuất đủ cho gia đình có một số vốn để làm ăn đó là điều Ali nghĩ là không nô lệ nào ở Mỹ dám mơ ước. Ali nói thầm. " Em cứ yên tâm anh sẽ giúp em chăm sóc, gia đình em sẽ ổn thôi, mọi người rất nhớ em ".

Vài ngày sau khi đội quân Đại Việt cùng quân Liên Minh tiến vào Paris để giúp chính phủ Pháp ổn định tình hình, buổi chiều rảnh rỗi Ali hay cùng mọi người bãi cỏ gần doanh trại để tham gia đá bóng. Hôm nay có trận đấu bóng giữa lính đánh thuê từ Mỹ và đội quân đến từ Đại Việt. Khi ra sân Ali thấy các chỉ huy của hai đội đã có mặt, Công Trứ ra tận sân khích lệ các cầu thủ trước khi vào trận.

- Anh em cố gắng nhé, đá cho họ biết tên tuổi đội bóng chúng ta mới thành lập vài tháng những họ cũng không dễ ăn dù họ đá lâu hơn chúng ta.

Lúc ở Mỹ, buổi chiều rảnh dỗi Trứ cũng cho anh em chơi bóng đá, lên sau trận chiến Đô Đốc Công Trứ và Đô Đốc Long muốn cho hai đội giao hữu. Không chỉ có đội quân Đại Việt đến xem mà các toán lính Anh, Đức, Bỉ, Hà Lan cũng đến xem cổ vũ cho hai đội. Công Trứ biết đội bóng của mạnh về thể lực với tốc độ, sức càn lướt tốt nhưng kỹ thuật thua các cầu thủ đến từ Đại Việt vì đã tập từ lâu hơn lên đã áp dụng đội hình 4-1-1-4 với bốn tiền đạo Chiến thuật tổng quát cho đội hình là một chiến thuật có tốc độ cao, đẩy mạnh tấn công nhằm gây áp lực trực tiếp lên đối thủ.

Lối chơi có tổ chức nhưng xu hướng tấn công sẽ là di chuyển tự do nhằm tăng tính đa dạng trong việc vận hành và triển khai lối chơi. Tấn công luôn có 4 cầu thủ trên hàng công cùng với 2 tiền vệ trung tâm hỗ trợ từ tuyến sau. Trong khi đó phòng ngự cũng sẽ có sự phục vụ của ít nhất 4 vị trí hậu vệ. Cùng với đó là 2 tiền vệ trung tâm sẽ lui về và tham gia hỗ trợ.

Lần đầu tiên đá với những cầu thủ cao to, tranh chấp càn lướt bóng khỏe, đi bóng tốc độ đội bóng để từ Đại Việt bị choáng ngợp và hiệp 1 bị thua 0-2. Trong giờ nghỉ giải lao Đô Đốc Long xuống chỉ đạo đội bóng Đại Việt thay đổi đội hình từ 4-4-2 sang lối đá 3-4-3 với lối đá kỹ thuật nhuyễn ngắn, hai tiền đạo cánh có thể lui về hỗ trợ tuyến giữa đội hình thành 3-6-1 để tranh chấp tuyến giữa của đội lính đánh thuê có hai cầu thủ cao to. Đốc Đốc Long nói

- Đội bóng bên kia to khỏe, chạy tốc độ tốt hơn chúng ta, nhưng ta lại tập lâu hơn nên kỹ thuật xử lý bóng cự ly tốt hơn, nếu khu trung tuyến chúng ta đông người xử lý bóng nhanh thì họ sẽ mất khu trung tuyến đó là cơ hội để tiền đạo chúng ta có bóng trước khung thành đối phương. Chúng mày để thua trận này về tao xẻo chim hết.

Nhờ sự thay đổi đó sang hiệp hai, đội bóng từ Đại Việt kiểm soát được bóng, làm chủ khu trung tuyến và ghi được ba bàn, chung cuộc đội bóng từ Đại Việt thắng ngược 3-2. Sau trận bóng hai đội bắt tay nhau hẹn có dịp tái đấu. Họ không biết rằng chính trận đấy này đã mang đến sự thích thú của những binh lính Châu Âu đến chứng kiến suốt một tuần sau đó nhiều người sang xem lúc binh lính Đại Việt đá bóng và học kỹ thuật bóng đá của Đại Việt, một số người xin quả bóng mang về nước đều được Đô Đốc Long tặng chính những người này sau này đã tuyên truyền môn bóng đá dẫn đến sự phát triển bóng đá ở Châu Âu mười năm sau nước Đại Việt được thế giới công nhận là cái nôi của bóng đá hiện đại.

Cuối tháng như đã hẹn với Arthur Wellington Thịnh đến đón Linda rồi cả hai cùng trở về lâu đài. Sau khi ngồi trò chuyện về những việc đã xảy ra sau cuộc chiến đột nhiên Wellington hỏi Thịnh.
- Theo đức vua, Napoleon trị giá bao nhiêu tiền.

Thịnh cười nói.
- Một người mà thủ hạ trung thành đã chết và bị bắt gần hết, giờ tứ cố vô thân thì theo ta giá mà Liên minh treo thưởng vạn đồng bảng Anh là quá cao.

Wellington cười bí hiểm.
- Nhưng ta thấy với Đại Việt mạng của hắn trị giá một trăm khẩu đại bác và hai trăm khẩu súng máy.

Đoán là Wellington đã đoán được phẩn nào Thịnh nói.
- Giá này cao quá, cùng lắm chỉ năm mươi khẩu đại bác và một trăm khẩu súng máy.

Wellington cười lớn " Nếu các nước trong Liên Minh biết Đại Việt đang có Napoleon họ sẵn sàng trả giá cao hơn để có ông ta. Nhưng thôi vì quan hệ Đại Việt ta chấp nhận giá này".